Tài liệu Ngữ pháp Tiếng Việt

Tài liệu Ngữ pháp Tiếng Việt

I. TỪ LOẠI

KHÁI NIỆM

VÍ DỤ

Danh từ Từ chỉ người, vật, khái niệm, hiện tượng đất,nước, đá, mưa, nắng, tư tưởng, tình
Tính từ Từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng xanh, đỏ, tốt, nhanh, chậm…
Động từ Từ chỉ hoạt động, trạng thái, tình thế, quan hệ,… của sự vật, hiện tượng ăn, học, đứng, đọc, thay, chạy, cười, nói,
Đại từ Từ dùng để xưng hô, chỉ định hoặc thay thế cho từ khác trong một ngữ cảnh nhất định. tôi, anh, nó, bao nhiêu, mình,sao,
Số từ Từ để chỉ số lượng hoặc thứ tự một, hai, thứ nhì,…
Lượng

Từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật những, các, một,…
Chỉ từ Từ để chỉ sự vật nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian, thời gian này, kia, nọ, ấy,…..
Phó từ Từ chuyên đi kèm động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ đã, đang, chưa, cứ, đều,hơi, rất,……
Quan hệ từ Từ dùng nối các bộ phận của câu, các câu, các đoạn với nhau để biểu thị các quan hệ giữa chúng và, với, của,bởi cho nên…
Trợ từ Từ chuyên đi kèm những từ ngữ khác để nhấn mạnh hoặc để nêu ý nghĩa đánh giá sự vật, sự việc được các từ ngữ đó biểu thị. chỉnh, ngay, cả,
Tình thái từ Từ dùng đế tạo các kiểu câu phân loại theo mục đích nói. à, ư,đi, nào, cơ mà,…
Thán từ Từ dùng đế bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp. à,á, ôi, ôi,chao ôi, than ôi,….

II. CỤM TỪ

Khái niệm:

Cụm từ là một tố hợp các từ theo một quan hệ ý nghĩa và quan hệ ngữ pháp nhât định đảm nhận chức năng một thành phân cú pháp trong câu.

Cụm danh từ là tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm danh từ, danh từ là thành phần trung tâm; các phụ ngữ đứng trước bổ sung cho danh từ ý nghĩa về số và lượng; các phụ ngữ đứng sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy trong không gian, thời gian.

Ví dụ: một túp lều nát trên bờ biển; ba thúng gạo nếp; ba con trâu

Cụm động từ là tổ họp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Trong cụm động từ, động từ là thành phần trung tâm; các phụ ngữ đứng trước bổ sung ý nghĩa về thời gian, sự khích lệ, ngăn cản, khẳng định, phủ đinh…; các phụ ngữ đứng sau bổ sung ý thời gian, địa điểm, mục đích, nguyên nhân, cách thức…

Ví dụ: chưa tìm được câu trả lời, yêu thương Mị Nương hết lòng,…

Cụm tính từ là tổ họp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành như: cũng, vẫn, đã, đang, rất, lắm,

Luyện tập

1. Xác định từ loại của các từ trong đoạn văn sau:

Ngoài kia, qua một lớp vườn hoang là cánh đồng bao la. Trẻ con thả diều. Người lớn thong thả dạo mát. Những nàng con gái nhởn nhơ dải lụa bạch lất phất trong gió hoàng hôn. Mặt trời mùa thu lặng lẽ chìm xuống sau cánh đồng bia. Cuộc đời êm đềm, không một chút đổi thay như trong tranh vẽ.

(Tô Hoài, Xóm giếng ngày xưa)

2. Hãy điền đủ thông tin về từ loại trong bảng dưới đây:

Nghĩa khái quát của từ Kết hợp ở trước Từ loại Kết hợp ở sau
Chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm)
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật
Chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật

3. Thành phần câu

Thành phần Chức năng
Chủ ngữ Nêu tên sự vật, hiện tượng có hoạt động, đặc điếm, trạng thái,… được miêu tả ở vị ngữ, thường trả lời cho các câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì?
Vị ngữ Có khả năng kết họp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian và trả lời cho các câu hỏi: Làm gì? Làm sao? Như nào? Là gì?
Trạng ngữ Thường đứng ở đầu câu, có thể đứng ở cuối câu hoặc giữa chủ ngừ và vị ngữ; nêu lên thời gian, không gian, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức… diễn ra sự việc trong câu.
Khởi ngữ Thường đứng trước chủ ngữ (có khi đứng sau chủ ngữ và trước vị ngữ) nêu lên cái đề tài được nói trong câu, có thể thêm quan hệ từ: về, đổi với ở phía trước.
Tình thái Thể hiện cách nhìn, thái độ của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
Cảm thán Dùng đế bộc lộ tâm lý người nói (vui, buồn, mừng, giận,…)
Gọi – đáp Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
Phụ chú Dùng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu như: quan hệ, thái độ của người nói, xuất xứ của lời nói,…

Luyện tập:

1. Chỉ ra các thành phần phụ và thành phần biệt lập trong mồi câu sau và gọi tên các thành phần đó.

– Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chưa vào hang. (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

– Tôi vừa bước vào gian nhà chúng tôi ở mẹ tôi đã chạy ra đón. Hoàng, đứa cháu vừa mới lên tám tuổi cũng chạy theo. (Lỗ Tấn, cố hương)

2. Viết một đoạn văn ngắn (chủ đề tự chọn), trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái.

III. Các kiểu câu theo cấu tạo

Câu đơn bình thường là câu do một cụm chủ – vị (chủ ngữ – vị ngữ) tạo thành.

Ví dụ: Đọc sách là một con đường quan trọng để nâng cao học

Câu đơn đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Ví dụ: Đẹp quá!

Câu ghép là câu do hai hay nhiều cụm chủ – vị không bao chứa nhau tạo – inh. Mỗi cụm chủ – vị này được gọi là vế câu.

Ví dụ: Nếu trời mưa, tôi không đến.

4. Các kiểu câu ứng với những mục đích giao tiếp khác nhau

Câu trần thuật là câu dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật nr. để nêu một ý kiến.

Ví dụ: Có một con ếch sống lâu ngày trong một giếng nọ.

Câu nghi vấn là câu dùng để hỏi.

Ví dụ: Quê anh ở đâu thế? – Họa sĩ hỏi. (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa )

Câu cầu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo…

Ví dụ: Thôi đừng lo lắng. Cứ về đi. (Truyện Ông lão đánh cả và con cá vàng).

Câu cảm thán là câu dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói.

Ví dụ: Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi! (Thế Lữ, Nhớ rừng)

5. Liên kết câu và liên kết đoạn

Câu văn, đoạn văn trong văn bản phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội và hình thức.

Liên kết nội dung: Các đoạn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các nhải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề); các đoạn văn, câu phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc).

Liên kết hình thứcCác câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số phép liên kết như: phép lặp, phép đồng nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối.

6. Nghĩa của câu

Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

Nghĩa hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.

– Để sử dụng hàm ý, cần có hai điều kiện:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

Ví dụ:

– Câu nói của chị Dậu: “Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài” có hàm ý là “Mẹ đã bán con cho nhà cụ Nghị”.

– Mẹ ơi, con đói quá!

Hàm ý: Con muốn ăn, mẹ hãy lấy cho con ăn.

Luyện tập

1. Các câu sau đây thuộc kiểu câu nào?

– Nam là học sinh giỏi.

– Gió. Mưa. Não nùng.

– Cậu làm bài tập xong chưa?

– Rồi!

– Ngoài trời, nang đã lên, mây trắng trôi bồng bềnh.

– Cho biết các mối quan hệ giữa các vế của những câu ghép dưới đây.

– Giá như nó nghe tôi thì đâu đến nỗi phải nghỉ học.

– Tôi đọc sách, còn nó nấu ccnn.

– Để phong trào thi đua của lóp ngày một tiến bộ, chúng ta phải cố gắng hơn.

– Mưa càng to, đường càng lầy lội.

2. Đọc các đoạn văn sau và chỉ ra sự liên kết về nội dung và hình thức được sử dụng trong đoạn văn:

a) Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà quét sân. Mẹ đựng hạt giong đầy móm lá cọ treo trên gác bếp đế gieo cay mùa sau. Chị tôi đan nón lả cọ lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đấ quanh gốc về om ăn vừa béo vừa bùi. (Nguyễn Thái Vận, Rừng cọ quê tôi)

b) Cải bộ lông mèo mướp thật là kì dị. Nó vừa trắng màu lụa, vừa xán màu tro, lại vừa đen xỉn.Khắp mình ba màu ấy trộn lân với nhau, mà trộn rất nhỏ, hòa hợp lại thành màu đặc biệt… (Tô Hoài, O chuột)

3. Hãy viết một đoạn văn ngắn về chủ đề quê hương và chỉ ra phép liên kế câu được sử dụng trong đoạn văn đó.

4. Đọc mẫu đối thoại sau, chỉ ra câu có chứa hàm ý và cho biết nội dunị của hàm ý đó?

– Bạn đi xem phim với mình đi.

– Tớ sắp thỉ học kì rồi.

5. Trong những câu thơ sau, câu nào mang hàm ý? Nêu rõ hàm ý đó:

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày.
(Chính Hữu, Đồng chí)

III. HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP

1. Các phương châm hội thoại:

Hội thoại nghĩa là nói chuyện với nhau. Phương châm hội thoại là những quy định mà người tham gia hội thoại phải tuân thủ thì cuộc giao tiếp mới đạt kết quả một cách trực tiếp, tường minh. Có 5 phương châm hội thoại.

Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung. Nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, cũng không thừa.

Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.

Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch tránh cách nói mơ hồ.

Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị tôn trọng người khác.

2. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô:

– Xưng hô là một hành động không thể thiếu trong hội thoại.

– Hệ thống từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt rất phong phú, tinh tế, giàu sắ< thái biểu cảm. Khi sử dụng phải có ý thức lựa chọn cách xưng hô cho phù hựỊ với đối tượng, nội dung, hoàn cảnh giao tiếp.

3. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp:

Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩa của một người hay một nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép.

Ví dụ: Các anh lái xe bảo: “Cô có nhìn sao mà xa xăm!” (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi)

Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của một người hoặc một nhân vật. Lời nói hay ý nghĩ này có điều chỉnh cho thích hợp và không đặt trong dai ngoặc kép.

Ví dụ: Các anh lái xe bảo là mắt tôi có cái nhìn sao mà xa xăm.

Luyện tập

1. Phân tích lỗi hội thoại trong những câu sau:

– Trâu là một loài gia súc nuôi ở nhà.

– Ẻn là một loài chim có hai cảnh.

– Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào?

– An không nói cỏ; Ẵn ốc nói mò; Cãi chày cãi Khua môi múa mép; Nói hưu nói vượn; trống đánh xuôi, kèn thối ngược.

2. Vì sao người ta đôi khi phải dùng cách nói như: nhân tiện đây…

– cực chẳng đã…; nói có gì không phải…; biết anh không hài lòng nhưng…

3. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

– Cháu van ông, nhà cháu vừa mới t một lúc, ông tha cho!

– Tha này! Tha này!

Vừa nói hẳn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi sấn đến trói anh Dậu. Hình như tức quá không thế chịu được, Dậu liều mạng cự lại:

Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái bốp, rồi hẳn nhảy vào cạnh anh Dậu.

Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

– Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem.

(Ngô Tất Tố, Tắt đèn)

  1. Xác định người nói và người nghe trong các câu đối thoại ở đoạn văn trên.
  2. Chỉ ra từ ngữ xưng hô của các nhân vật dùng với nhau trong đoạn trích.
  3. Nêu rõ tác dụng của cách xưng hô ấy.
  4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 6 dòng) chủ đề về tình cảm gia đình có sử dụng từ ngữ xưng hô hợp lý.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.