“Tam bất hủ” nghĩa là gì?

“Tam bất hủ” nghĩa là gì?

TAM BẤT HỦ (三不朽) là thuật ngữ lý luận văn học, trỏ ba vấn đề “lập đức”, “lập công”, “lập ngôn” đều có thể mãi mãi lưu danh, muôn đời bất hủ. Xuất xứ từ sách “Tả truyện” thiên “Tương công nhị thập tứ niên”: “Thái thượng hữu lập đức, kỳ thứ hữu lập công, kỳ thứ hữu lập ngôn, tuy cửu bất phế, thử chi vị tam bất hủ” (Cao nhất là lập đức, sau đó đến lập công tích, sau nữa đến lập ngôn). “Ngôn” ở đây vốn trỏ ngôn từ biểu hiện sự giáo hóa đạo đức, song cũng có quan hệ với văn học. Đặt lập ngôn ở sau lập đức và lập công, một mặt biểu hiện quan niệm chính thống thời Tiên Tần là coi trọng đạo đức và công tích hơn là văn chương và tài năng văn học, song mặt khác, nêu quan điểm “lập ngôn cũng có thể bất hủ”, thể hiện nhận thức sâu sắc của người xưa về ngôn từ và giá trị của ngôn từ với văn chương. Đời sau thường dẫn ra để làm căn cứ lý luận luận chứng cho vai trò và tác dụng của văn học.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.