Tài liệu luyện thi văn bản: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

thi-van-ban-tho-trung-dai-chi-em-thuy-kieu-canh-ngay-xuan-kieu-o-lau-ngung-bich-luc-van-tien-cuu-kieu-nguyet-nga

Kiến thức luyện thi văn bản:

Đoạn trích: Chị em Thúy Kiều.

ĐỀ SỐ 1. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và kiệt tác Truyện Kiều.

– Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần mở đầu của “Truyện Kiều” phần I “Gặp gỡ và đính ước”.

– Nội dung: Bức chân dung tuyệt sắc của hai chị em Thúy Kiều.

II. Thân bài:

1. Bốn câu đầu: giới thiệu chung về hai chị em.

– Hai câu thơ đầu giới thiệu thức bậc của hai chị em

– Điển tích “tố nga” à hai Kiều đẹp như tiên giáng trần.

– Hai câu sau tái hiện vẻ đẹp cụ thể chung của hai nàng.

+ Cả hai đều có thân hình thon thả, duyên dáng, thanh tao, mảnh dẻ như cành mai.

+ Tâm hồn trắng trong, tinh khôi như tuyết.

+ Cả hai nàng đều đẹp, vẻ đẹp đó đạt đến mức hoàn mĩ “mười phân vẹn mười” song mỗi người lại có vẻ đẹp riêng “mỗi người một vẻ”

– Nghệ thuật sử dụng điển tích, hình ảnh ước lệ tượng trưng.

2. 16 câu tiếp: Vẻ đẹp riêng của hai chị em.

a. Miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân:

– Câu thơ mở đầu là lời giới thiệu khái quát vẻ đẹp của Vân: “Trang trọng khác vời” là vẻ đẹp cao sang, quý phái, khác thường ít ai sánh kịp. Vẻ đẹp ấy khiến cho người đời phải trọng vọng, ngưỡng mộ, vị nể.

– 3 câu tiếp theo miêu tả cụ thể vẻ đẹp ấy:

+ Gương mặt nàng tròn trịa, đầy đặn, sáng láng như vầng trăng đêm rằm.

+ Đôi lông mày dài, thanh tú như mày con ngài;

+ Miệng cười tươi như hoa.

+ Tiếng nói trong như ngọc.

+ Tóc xanh óng ả hơn cả mây trời.

+ Làn da trắng, mịn màng hơn tuyết.

Thuý Vân là người tuyệt đẹp.

– Nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, thậm xưng; thủ pháp liệt kê, miêu tả cụ thể, Nguyễn Du đã rất thành công trong việc khắc hoạ nên bức chân dung Thuý Vân – chân dung của tố nữ theo đúng chuẩn mực Á Đông, cái đẹp ấy báo hiệu một phúc phận dồi dào, một cuộc sống êm ả, bình lặng.

b. Tả sắc đẹp và tài năng của Thuý Kiều.

– Nhan sắc nàng Kiều:

+ Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, lấp lánh ánh sáng của trí tuệ.

+ Ánh mắt trong như mặt nước hồ thu; chân mày như dáng núi mùa xuân.

– Tài năng của Kiều được thể hiện bằng 8 câu thơ

+ Am hiểu âm luật: “cung thương làu bậc ngũ âm”.

+ Tài đánh đàn đạt tới đỉnh cao: “nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương”.

+ Sáng tạo nên khúc nhạc Bạc mệnh lay động lòng người: “khúc nhà tay lựa nên chương…”

→ Cách miêu tả vẻ đẹp và tài năng của nàng Kiều ngầm dự báo một số phận trắc trở nhiều sóng gió kiếp tài hoa bạc mệnh đồng thời thể hiện thái độ cảm thông sâu sắc và sự ngưỡng mộ trân trọng ngợi ca của nhân vật Thuý Kiều.

c. Bốn câu cuối: Cuộc sống và đức hạnh của hai chị em Kiều.

– Đảo ngữ: từ “êm đềm” được đặt ở đầu câu.

– Thành ngữ “trướng rủ – màn che”, “ong bướm đi về”.

→ Câu thơ cho chúng ta biết mặc dù hai thiếu nữ đã đến tuổi búi tóc cài trâm sống cuộc sống phong lưu, quý phái, song vẫn êm đềm, đoan chính, kín đáo gia phong, nền nã, mẫu mực.

4. Đặc sắc nghệ thuật.

– Thể thơ lục bát truyền thống có nhiều sáng tạo.

– Cấu trúc cân đối, hài hoà.

– Ngôn từ chắt lọc, tinh tế, trong sáng, trang trọng, hết sức tài ba (Hoa cười, ngọc thốt, thua, nhường, ghen, hờn).

– Sử dụng nhiều hình ảnh mang tính chất ước lệ.

– Cách ngắt nhịp biến hoá linh hoạt 2/2/2, 2/2/2/2, 3/3/, 4/4

– Biện pháp nghệ thuật tu từ mang giá trị biểu cảm cao như: ẩn dụ, nhân hoá, so sánh, thậm xưng, nghệ thuật đòn bẩy – vẽ mây nẩy trăng

III. Kết bài:

– Đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh

– Đó cũng chính là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.


ĐỀ SỐ 2. Qua trích đoạn “Chị em Thúy Kiều” trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy trình bày cảm nhận của em về bức chân dung Thúy Kiều.

I. Mở bài:

– Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và lời nhận định khái quát về nhất về nhân vật: Nguyễn Du đạt thi hào dân tộc với tác phẩm Truyện Kiều đã trở thành kiệt tác. Đoạn trích Chị em Thúy Kiều đã trở thành khuôn vàng thước ngọc trong bút pháp nghệ thuật tả người

II. Thân bài:

1. Cảm nhận về sắc đẹp và tài năng của Thúy Kiều:

– Sắc đẹp của Kiều: Tác giả dùng nghệ thuật so sánh: “So bề tài sắc lại là phần hơn kết hợp với nghệ thuật đòn bẩy: tả vân trước, tả Kiều sau để khẳng định vẻ đẹp vượt trội hơn hẳn của Thúy Kiều so với Thúy Vân đó là vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà, lấp lánh ánh sáng của trí tuệ, nghệ thuật ẩn dụ nhân hóa, bút pháp ước lệ tượng trưng đặc tả đôi mát nàng Kiều trong như làn nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, vẻ đẹp sắc nước hương trời có một không hai ít ai sánh kịp. Đó là một vẻ đẹp trác việt, toàn bích,  vượt trội hơn hẳn ra ngoài tạo hóa khiến cho tạo hóa đố kị với nàng. Với bút pháp lí tưởng hóa nhân vật, Nguyên Du đã ca ngợi vẻ đẹp tài sắc vẹn toàn của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

– Tài năng của Kiều: Tác giả khẳng định tài năng của nàng do trời phú, thiên bẩm hội tụ đủ tài năng của thiên hạ: Cầm, kì, thi, họa. Nhưng vượt trội hơn hẳn là tài năng âm nhạc. Nàng không những am hiểu âm luật mà còn soạn nên khác ca Bạc mệnh khiến nghe ai oán xót xa não lòng người. Cách miêu tả nhân vật Thúy Kiều nhằm dự báo số phận trắc trở của nhân vật theo thuyết tài mệnh tương đố: “chữ tài đi với chữ tai một vần”. “tài tình chi lắm cho trời đất ghen”

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng, tả người rất thành công.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại ý nghĩa nhân vật trong trích đoạn và toàn bộ giá trị tác phẩm .


Đoạn trích: Cảnh ngày xuân.

ĐỀ SỐ 3. Phân tích đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và kiệt tác truyện Kiều: một đại thi hào lớn không chỉ của dân tộc Việt Nam mà còn của toàn thế giới, đại thi hào đã để lại những tác phẩm văn chương nghệ thuật độc đáo cho đời. Truyện Kiều là kiệt tác của nền văn học Việt Nam và thế giới.

– Giới thiệu đoạn trích “Cảnh ngày xuân”: Đoạn trích Cảnh ngày xuân là một trong nhũng đoạn trích thể hiện năng lực miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du.

II. Thân bài:

1. 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân.

– Hai câu thơ đầu vừa nói đến thời gian, vừa gợi được không gian:

+ Thời gian của mùa xuân thấm thoắt trôi mau, đã bước sang tháng ba “thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi”.

+ Không gian: ánh sáng trong veo, không gian trong trẻo cho những “con én đưa thoi”.

→ Vừa tả cảnh vừa ngụ ý thời gian trôi qua mau.

– Hai câu sau miêu tả bức tranh xuân tuyệt mĩ.

+ “Vỏ non xanh tận chân trời”: không gian khoáng đạt, giàu sức sống..

+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”: Gọi hoa mùa xuân với sắc trắng trong trẻo, thanh khiết, tinh khôi.

→ Bức tranh mùa xuân sinh động, giàu sức sống.

2. 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.

– Lễ hội mùa xuân hiện lên với Lễ tảo mộ và Hội đạp thanh.

– Không khí lễ hội được gợi tả từ hệ thống từ ngữ giàu sức biểu cảm:

+ Các tính từ được sử dụng: “nô nức”, “gần xa”, “ngổn ngang” làm rõ hơn tâm trạng của người đi lễ hội.

+ Các danh từ sự vật : “yến anh”, “tài tử”, “giai nhân”, “ngựa xe”, “áo quần”: gợi tả sự tấp nập đông vui của người đi hội.

+ Các động từ gợi sự rộn ràng của ngày hội.

– Thông qua cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều, tác giả khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội của dân tộc.

– Lễ và hội giao thoa hài hòa → nhà thơ yêu quý, trân trọng những vẻ đẹp của quá khứ dân tộc.

– Nghệ thuật: bút pháp chấm phá, các từ ngữ được sử dụng đa dạng, linh hoạt, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình…→ Bức tranh lễ hội mùa xuân sống động.

3. 6 câu cuối: Cảnh chị em Kiều du xuân trở về.

– Bức tranh mùa xuân trong buổi chiều tà vẫn rất đẹp, rất êm đềm: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu…nhưng đã thấm đẫm tâm trạng của con người.

– “Tà tà bóng ngả về tây”: gợi khoản thời gian buổi chiều, gợi sự vắng lặng.

– “Chị em thơ thẩn dan tay ra về”: Hội vui kết thúc, con người “thơ thẩn” quay trở về.

– Nhiều từ láy được sử dụng: “thanh thanh”, “nao nao”, “nho nhỏ”: không chỉ gợi cảnh sắc mà còn gợi tâm trạng con người, đó là nét buồn thương, nuối tiếc.

→ Bút pháp cổ điển, tả cảnh ngụ tình.Cảm giác bâng khuâng xen lẫn tiếc nuối bao trùm lên con người và cảnh vật, cũng là dự cảm về một nỗi buồn thương chưa thể lí giải của ngươi thiếu nữ nhạy cảm và sâu lắng.

III. Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị tiêu biểu của nghệ thuật và nội dung của đoạn trích Cảnh ngày xuân.

– Trình bày suy nghĩ bản thân về tài năng miêu tả thiên nhiên tài tình của Nguyễn Du.


Đoạn trích: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

ĐỀ SỐ 4. Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du và Kiệt tác Truyện Kiều.

– Giới thiệu đoạn trích:

II. Thân bài:

1. 6 câu thơ đầu: Khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích – Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều nơi lầu Ngưng Bích.

– Thời gian: Đêm trăng

– Không gian: trống vắng, mênh mông “Bốn bè bát ngát xa trông”

– Hình ảnh:

+ Cảnh: non xa, trăng gần, cát, bụi hồng

+ Con người: khóa xuân, bẽ bàng

– Màu sắc: màu “xanh” (lầu Ngưng Bích), “vàng” (cồn cát), “hồng” (bụi đường)

– Nghệ thuật đối lập tương phản à cảnh đẹp mà buồn nơi lầu Ngưng Bích và hoàn cảnh cô đơn tội nghiệp của Kiều

– Nỗi nhớ Kim Trọng của Kiều được tác giả sử dụng bằng từ nào? Nêu ý nghĩa của nó?

– Phân tích nỗi nhớ người yêu của Kiều qua 4 câu thơ trên?

2. 8 câu thơ tiếp: nỗi nhớ của Kiều với người thân yêu

– Nỗi nhớ chàng Kim:

+ “Tưởng” là nhớ nhưng là nhớ, là tưởng tượng, hồi tưởng.

+ Trong tâm trạng ấy nàng hình dung tưởng tượng lại kỉ niệm 2 người thề nguyền hẹn ước trăm năm hôm nào

+ Nàng hình dung nơi Liêu Dương cách trở, Kim Trọng chắc chưa hay biết tin về bi kịch của cuộc đời nàng nên vẫn trông chờ tin tức của nàng còn nàng thì vẫn biệt vô âm tín.

+ Nàng ân hận xót xa như một kẻ phụ tình.

→ Nàng là người con gái thủy chung trong tình yêu đôi lứa

+ Nỗi nhớ cha mẹ của Thúy Kiều được Nguyễn Du tái hiện qua từ nào? Ý nghĩa của từ ngữ đó? Hãy phân tích?

– Nỗi nhớ cha mẹ:

+ “Xót” là đau đớn có thật của con người khi da bị cắt cứa đến độ chảy máu. Động từ tâm trạng này đã thể hiện rất tinh tế mối quan hệ huyết thống máu chảy ruột mềm.

+ Nàng thương xót cha mẹ khi sáng khi chiều (ngày đêm) tựa cửa ngóng trông tin con mà con thì vẫn bóng chim tăm cá.

+ Nàng xót xa lúc cha mẹ tuổi già sức yếu không có người chăm sóc, phụng dưỡng.

+ Nàng tưởng tượng cảnh nơi quê nhà tất cả đã thay đổi mà sự thay đổi lớn nhất là “gốc tử đã vừa người ôm” nghĩa là cha mẹ nàng ngày một già yếu.

→ Điển tích “quạt nồng ấp lạnh”, “sân Lai”, “gốc tử” và câu hỏi tu từ mà chất chứa bao nỗi niềm thương nhớ, xót xa cha mẹ. Kiều là người con hiếu thảo, người giàu lòng vị tha và đức hi sinh.

3. 8 câu cuối: Nỗi lo cho thân phận của Kiều:

– Cảnh 1:

+ Cảnh: cửa bể lúc chiều hôm vẫn còn một cánh buồm thấp thoáng ẩn hiện xa xa chưa tìm về bến đỗ.

+ Tình: Hình ảnh ấy gợi lên trong lòng Kiều nỗi buồn da diết về quê nhà: nỗi nhớ cha mẹ, nỗi nhớ quê hương. Con thuyền định mệnh của cuộc đời nàng chẳng biết khi nào mới được trở về với tổ ấm thân thương.

– Cảnh 2:

+ Cảnh: Trên ngọn nước mới sa ngầu đục chảy xiết kia là một cánh hoa mỏng manh đang trôi nổi, bị dập vùi.

+ Tình: Cuộc đời nước chảy hoa trôi của nàng chưa biết trôi dạt vào bến bờ nào

– Cảnh 3:

+ Cảnh: Nội cỏ cuối mùa rầu rầu, nhầu nhĩ, nhợt nhạt tạo nên một bức tranh lạnh lẽo, đơn điệu, thiếu sức sống

+ Tình: Cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, không niềm tin, không hi vọng và cái mịt mờ của tương lai phía trước đang chờ đón nàng và không biết nó sẽ kéo dài đến bao giờ

– Cảnh 4:

+ Cảnh: Gió biển thổi vào làm mặt nước duyềnh lên, tiếng sống biển ầm ầm bốn phía.

+ Tình: Gợi lên trong Kiều một nỗi lo sợ cho tai hoạ phong ba có thể ập đến cuộc đời nàng bất cứ lúc nào

* Nghệ thuật:

– Thể thơ lục bát truyền thống có nhiều sáng tạo.

– Ngôn từ ngôn từ của trích đoạn là thứ ngôn ngữ chắt lọc, tinh tế hết sức tài ba.

– Sử dụng nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng như con thuyền, đoá hoa,…

– Giọng điệu phù hợp với mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình: tủi hổ, đau buồn, xót xa.

+ Đặc biệt ngòi bút thi nhân hết sức tinh tế và tài hoa khi khắc hoạ nội tâm nhân vật:

– Các biện pháp tu từ điệp ngữ, câu hỏi tu từ, tiểu đối…

III. Kết bài:

– Chỉ bằng 22 câu thơ lục bát, trích đoạn “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đã làm nổi bật cảnh ngộ rất thương tâm của Thuý Kiều trong một chặng đường lưu lạc đầy tủi nhục, bơ vơ nơi đất khách quê người, đồng thời văn bản đã khắc hoạ được bản chất tốt đẹp của Thuý Kiều: đó là tấm lòng thuỷ chung son sắc trong tình yêu đôi lứa, một tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ, một tâm hồn vị tha luôn luôn nghĩ cho người khác trước khi nghĩ về mình.

– Tất cả đều được khởi nguồn từ cảm hứng mang tính nhân văn và nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du: thương cảm, xót xa cho nỗi bất hạnh của con người đồng thời ngợi ca tôn vinh, trân trọng những giá trị chân chính của con người


ĐỀ SỐ 5. Trong bài “Đọc Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên viết:

“Chạnh thương cô Kiều như đời dân tộc
Sắc tài sao mà lắm truân chuyên”

Dựa vào những hiểu biết của em về Truyện Kiều của Nguyễn Du, hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung ý hai câu thơ.

GỢI Ý LÀM BÀI.

I/ Về kĩ năng: H/s biết cách làm bài văn nghị luận tổng hợp về một hình tượng văn học được miêu tả trong tác phẩm, bố cục bài viết mạch lạc, diễn đạt lưu loát, văn viết có hình ảnh, cảm xúc.

II/ Về kiến thức: Giải thích được ý nghĩa hai câu thơ, dựa vào tác phẩm chứng minh được Kiều là người con gái có tài, có sắc, có phẩm hạnh đáng quí nhưng nàng lại có số phận bất hạnh.

  • Mở bài:

– Dẫn dắt trích dẫn nhận định.

– Nêu vấn đề

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa hai câu thơ:

– Đời dân tộc: Hoàn cảnh lịch sử của dân tộc ta: Một đất nước giàu đẹp cả về giá trị tài nguyên cùng những di sản quí báu về tinh thần nhưng trong suốt chiều dài lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước đã phải trải qua bao sóng gió, khó khăn trở ngại.

– So sánh Kiều như đời dân tộc: Là khái quát số phận và nhân phẩm của người con gái họ Vương: Người con gái có tài có sắc có cả phẩm hạnh đáng quí nhưng người con gái ấy lại có số phận bất hạnh long đong chìm nổi.

Số phận của kiều là điển hình tiêu biểu cho cuộc đời của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ: Tài, sắc, hiếu hạnh nhưng trắc trở khổ đau.

Thái độ của tác giả qua hai câu thơ: Chạnh thương: Cảm thương cho nỗi khổ của người phụ nữ đồng thời trân trọng và khẳng định vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn ở họ.

2. Phân tích chứng minh:

a. Vẻ đẹp tài sắc, đức hạnh của Kiều:

Kiều là cô gái có nhan sắc tuyệt trần (D/c, phân tích)

Kiều là cô gái thông minh tài hoa (D/c, phân tích)

Kiều là cô gái có phẩm chất tâm hồn đáng quí (D/c, phân tích)

b. Kiều có cuộc sống khổ cực truân chuyên:

Tình yêu sớm bị dập vùi tan nát (D/c, phân tích)

Bản thân trở thành món hàng mua đi bán lại (D/c, phân tích)

Bị đánh đập, lừa gạt, chà đạp tàn nhẫn đến mức tuyệt vọng (D/c, phân tích).

3. Đánh giá:

Số phận của Kiều là số phận chung của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa . Số phận ấy có ý nghĩa tố cáo xã hội bất công, đặc biệt là đối với người phụ nữ.

Tác giả thể hiện rõ cái nhìn nhân đạo, tiến bộ đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến: Cảm thương, trân trọng.

  • Kết bài:

Khẳng định hai câu thơ giúp người đọc thêm hiểu, thêm trân trọng nhân vật Thúy Kiều, về giá trị Truyện kiều của Nguyễn Du.

Liên hệ: Người phụ nữ ngày nay có quyền bình đẳng, được tôn trọng, đã và đang phát huy vai trò đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.


ĐỀ SỐ 6. Hình ảnh Thúy Kiều qua hai đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du)

GỢI Ý LÀM BÀI.

I/  Yêu cầu về hình thức:

– Bài viết đủ 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài

– Vận dụng được kĩ năng làm bài nghị luận.

– Lập luận chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, lí lẽ thuyết phục, cảm nhận chân thành, diễn đạt mạch lạc, trình bày sạch, chữ rõ ràng.

II/ Yêu cầu về nội dung: Học sinh cơ bản đảm bảo các nội dung:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả (Nguyễn Du), tác phẩm (Truyện Kiều).

– Khái quát các đặc điểm của nhân vật: tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại bất hạnh, ngang trái.

– Giới hạn phân tích (hai đoạn trích).

  • Thân bài:

1. Tài sắc, hiếu nghĩa vẹn toàn:

– Sắc đẹp: Bút pháp ước lệ tượng trưng, nghệ thuật tả người, các biện pháp tu từ: ẩn dụ, nhân hóa… đã vẽ lên một vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà vượt trội hơn cả thiên nhiên, khiến thiên nhiên phải hờn ghen, đố kị… (đưa dẫn chứng để phân tích).

– Tài năng: các biện pháp liệt kê, các động từ, tính từ giàu sắc thái gợi tả, biểu cảm…. đã khắc họa hình ảnh một cô gái đa tài, đa cảm, thông minh thiên bẩm; tài nào cũng ở độ xuất chúng, đỉnh cao…….. (học sinh đưa dẫn chứng để phân tích).

– Hiếu nghĩa vẹn toàn:

+ Ngoan ngoãn, đức hạnh, sống đúng nền nếp gia phong…. (dẫn chứng).

+ Thủy chung son sắt, hiếu thảo, giàu lòng vị tha, đức hi sinh: Bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều quên đi cảnh ngộ của bản thân gửi trọn nỗi nhớ về Kim Trọng (dẫn chứng), về cha mẹ, gia đình (dẫn chứng)

– Cuộc đời, số phận bất hạnh, ngang trái:

+ Dứt duyên với Kim Trọng, bán mình cứu cha và em, rơi vào kiếp sống đoạn trường.

+ Cuộc sống cô đơn, bơ vơ, tội nghiệp nơi lầu Ngưng Bích không người trò chuyện, tâm sự (dẫn chứng).

+ Tâm trạng đau khổ, buồn bã, lo lắng, sợ hãi, tuyệt vọng nơi cửa bể chiều hôm…. (dẫn chứng).

2. Đánh giá khái quát:

– Đặc sắc về nghệ thuật (bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng từ ngữ, các điển tích, điển cố….., nghệ thuật tả người, tả cảnh ngụ tình….).

– Khái quát về nội dung (khắc họa hình ảnh nhân vật Thúy Kiều với vẻ đẹp, tài sắc, tâm đức vẹn toàn nhưng cuộc đời, số phận lại có nhiều bất hạnh, ngang trái).

– Hình ảnh và cuộc đời của Thúy Kiều là tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội Phong kiến.

– Nguyễn Dụ ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của Kiều đồng thời đồng cảm với nỗi bất hạnh của nàng. Chính vì thế Truyện Kiều mang giá trị nhân đạo cao cả, sống mãi với thời gian.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại vấn đề đã phân tích.

– Cống hiến, đóng góp của tác giả, sức sống của tác phẩm.

– Cảm xúc, suy ngẫm của người viết về nhân vật, tác phẩm.


ĐỀ SỐ 7.  “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…” (Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh, Ngữ văn 7, T2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, Tr.60)

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du.

GỢI Ý LÀM BÀI.

I. Yêu cầu về kĩ năng :

Viết được bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học với những yêu cầu cụ thể như sau:

– Kết hợp hài hòa giữa giải thích, trình bày lý luận và vận dụng thực tế phân tích tác phẩm chứng minh theo vấn đề nêu trong ý kiến.

– Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lô-gic, có sự cảm thụ, phân tích, lý giải qua tác phẩm, đoạn trích cụ thể đã cho ở đề bài.

– Diễn đạt rõ ràng, linh hoạt, uyển chuyển; không mắc các lỗi về câu, dùng từ, chính tả.

II. Yêu cầu về kiến thức :

  • Mở bài:

– Vấn đề trung tâm của văn chương là vấn đề con người và nguồn gốc cốt yếu của văn chương chính là lòng thương người.

– Lòng thương người hay nói rộng ra là giá trị nhân đạo là phẩm chất cốt lõi, là tiêu chuẩn cho một tác phẩm văn học chân chính.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

+ “Nguồn gốc cốt yếu” tức là nguồn gốc chính, quan trọng nhất, nhưng không phải là tất cả. Hầu hết các ý kiến xưa nay đều cho rằng văn chương bắt nguồn từ lòng người, từ những rung động trong tâm hồn con người trước ngoại giới và về chính mình.

“Lòng thương người rộng ra là thương muôn vật, muôn loài: tình yêu thương muôn người và muôn vật. Trong đó bao hàm cả lòng thương mình chính là cội nguồn của những rung động trong tâm hồn con người, từ đó mà có văn chương.

2. Bàn luận:

– Hoài Thanh đã đưa ra vấn đề quan trọng, bản chất của văn chương, được coi là nguồn gốc cốt yếu của văn chương: “lòng thương người mà rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Văn chương chính là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc, chỉ bật ra khi trong tim cuộc sống tràn đầy. Nói chuyện văn chương chính là chuyện của những tâm hồn đồng điệu.

– Lòng thương người, thậm chí thương cả muôn vật, muôn loài là tình cảm rộng lớn, cao cả, mang tầm nhân loại. Tình cảm ấy không chỉ là cội nguồn của văn chương mà còn là thước đo giá trị của tác phẩm văn chương chân chính. Giá trị đó chính là giá trị nhân đạo, là những ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà nhà văn gửi gắm trong tác phẩm.

– Giá trị nhân đạo là một phẩm chất cao quý của tác phẩm văn học chân chính. Nói đến giá trị nhân đạo, đến ý nghĩa nhân văn là nói đến vấn đề con người, vấn đề nhân sinh đặt ra trong tác phẩm. Ở đó, con người luôn được đặt ở vị trí hàng đầu, trong mối quan hoài thường trực của các nhà văn.

– Biểu hiện của giá trị nhân đạo rất đa dạng song thường tập trung vào những mặt cụ thể sau: lòng thương yêu, sự cảm thông, xót xa trước những hoàn cảnh, những số phận bất hạnh; lên án, tố cáo các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người; ngợi ca, đề cao những vẻ đẹp, phẩm giá cao quý; trân trọng, nâng niu khát vọng sống, khát vọng tình yêu và hạnh phúc của con người.

3. Giá trị nhân đạo qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

– Tấm lòng yêu thương, đồng cảm, xót xa cho những số phận người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh, gặp nhiều bi kịch trong cuộc đời: số phận của Kiểu bị ném vào nhà chứa, rồi giam lỏng trong lầu Ngưng Bích với nỗi cô đơn, buồn tủi, thương thân, xót phận; là tình cảnh oan khiên nghiệt ngã của Vũ Nương, đến mức nàng phải dùng cái chết để chứng tỏ tấm lòng trong trắng, tiết hạnh của mình.

– Qua bi kịch thân phận của Kiều và Vũ Nương, cả hai nhà văn lên án, tố cáo xã hội phong kiến bất công, tàn bạo đã tước đi quyền sống, chà đạp lên con người. Đó là chiến tranh phi nghĩa, là chế độ nam quyền (Chuyện người con gái Nam Xương), là bọn quan lại tham lam, là lũ buôn thịt bán người không từ một thủ đoạn chỉ vì đồng tiền (Truyện Kiều).

– Khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ, dù cuộc đời của họ truân chuyên, nhục nhằn. Đó là lòng chung thủy, sự hiếu hạnh, giàu tình yêu thương, luôn sống vì người khác, nghĩ cho người khác của Kiều và Vũ Nương.

– Trân trọng, đề cao những khát vọng nhân văn của người phụ nữ: khát vọng về tình yêu, hạnh phúc, về một mái ấm gia đình bình dị, sum vầy.

4. Đánh giá về ý kiến của Hoài Thanh.

– Ý kiến của Hoài Thanh về nguồn gốc, phẩm chất của văn chương là ý kiến đúng đắn, khoa học bởi nó đã nói lên đặc trưng, thuộc tính quan trọng nhất của văn học: Văn học là tiếng nói của tâm hồn, cảm xúc; văn học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. “Văn học là nhân học” (M. Gorki).

Tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kỳ mạn lục) của Nguyễn Dữ và đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã thể hiện rõ nét quan niệm văn học của Hoài Thanh. Bởi cả hai đều là những tác phẩm mang giá trị nhân đạo cao cả, hướng tới con người, vì con người.

  • Kết bài:

– Khẳng định vấn đề nghị luận.

– Rút ra bài học liên hệ.

Xem thêm: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài…” (Ý nghĩa văn chương – Hoài Thanh).


ĐỀ SỐ 8. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm của nhân vật trong tác phẩm văn học. Bằng những kiến thức đã học về đoạn trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) em hãy làm sáng tỏ điều đó?

GỢI Ý LÀM BÀI.

I/ Yêu cầu về kỹ năng:

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.

– Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng, khuyến khích các bài viết sáng tạo.

II/ Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những kiến thức đã học về Truyện Kiều, đặc biệt là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” cần làm rõ được sự am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật Thúy Kiều là một phương diện thể hiện tài năng của Nguyễn Du với các nội dung sau:

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật, chủ yếu là hình tượng nhân vật trong tác phẩm. Một trong những phương diện thể hiện tài năng của nhà văn – người nghệ sĩ ngôn từ là am hiểu và miêu tả thành công thế giới nội tâm nhân vật.

– Miêu tả nội tâm trong tác phẩm văn học là tái hiện những suy nghĩ, cảm xúc, những băn khoăn trăn trở, những day dứt, suy tư, những nỗi niềm thầm kín và cả diễn biến tâm trạng của nhân vật.

– Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật hiện lên sinh động, có hồn hơn. Nhà văn có thể miêu tả trực tiếp nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả qua cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục của nhân vật.

2. Chứng minh qua đoạn trích:

1. Hoàn cảnh, tình huống để Nguyễn Du miêu tả nội tâm nhân vật Kiều.

a. Miêu tả nội tâm trực tiếp qua những lời độc thoại nội tâm:

– Tài năng của Nguyễn Du trước hết là để Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau rất hợp tâm lý của con người, hợp logic tình cảm.

– Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nỗi nhớ Kim Trọng chủ yếu là liên tưởng ,hình dung và tưởng tượng. Nhớ cha mẹ chủ yếu là xót xa lo lắng thể hiện trách nhiệm và bổn phận của đạo làm con.

b. Miêu tả nội tâm gián tiếp qua cảnh vật thiên nhiên (bút pháp tả cảnh ngụ tình):

– Cảnh thiên nhiên mênh mông hoang vắng và rợn ngợp qua 6 câu đầu thể hiện nỗi buồn và cô đơn của Kiều;

– Cảnh thiên nhiên trong 8 câu cuối thực sự là khung cảnh của bi kịch nội tâm. Mỗi cảnh vật thiên nhiên gợi những tâm trạng khác nhau trong lòng Kiều. Bức tranh thiên nhiên cũng là bức tranh tâm trạng.

– Vai trò của nghệ thuật miêu tả nội tâm trong việc xây dựng thành công hình tượng nhân vật Kiều: Vẻ đẹp lòng hiếu thảo, thủy chung, ý thức về danh dự phẩm hạnh và thân phận cô đơn hoảng sợ của Kiều trước một tương lai đầy cạm bẫy

  • Kết bài:

– Thành công trong việc miêu tả nội tâm nhân vật là một phương diện để thể hiện tài năng của nhà văn, làm nên sức sống cho hình tượng nhân vật, cho tác phẩm văn học. Có lẽ Truyện Kiều sống mãi một phần bởi nghệ thuật miêu tả nội tâm sâu sắc của Nguyễn Du.


ĐỀ SỐ 9. Trong bài viết ” Nguyễn Du, một nghệ sĩ lớn“, khi bàn đến ngôn ngữ “Truyện Kiều”, Hoài Thanh có viết: “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào “Truyện Kiều”, hãy làm rõ tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du và lí giải Vì sao Nguyễn Du đạt được những thành công ấy.

GỢI Ý LÀM BÀI.

I/  Yêu cầu chung:

– Hiểu ý kiến của Hoài Thanh.

– Làm rõ được tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, lí giải được một số nguyên nhân để Nguyễn Du đạt được trình độ ngôn ngữ thơ ca như vậy.

– Vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học; biết lựa chọn, phân tích những dẫn chứng tiêu biểu; thể hiện được năng lực cảm thụ văn học.

II/  Yêu cầu cụ thể:

Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo những ý chính sau:

  • Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, ý kiến của Hoài Thanh.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh:

a. Giải thích các hình ảnh so sánh:

– “Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt”: Ngôn ngữ  “Truyện Kiều” đẹp đẽ đến mức hoàn thiện.

“Truyện Kiều mhư một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”: Ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hóa.

→ Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ ” Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh khẳng định Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca.

2. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”:

“Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng… khác nhau, thậm chí đối lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn  ngôn ngữ đề biểu đạt con người, sự kiện, tâm trạng:

+ Tả người: nhân vật chính diện, phản diện…

+ Tả cảnh.

+  Tả tâm trạng.

+ Những điểm tinh tế trong cách miêu tả ánh trăng, cảnh chiều, lòng người… trong từng hoàn cảnh, tình huống.

3. Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du:

– Nguyễn Du đã kế thừa, phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt:

+ Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ ca dao.

+ Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài, từ hệ thống thuật ngữ, khái niệm triết học, Phật, Nho đến nguồn điển cố, thi liệu giàu có, phong phú của văn học Trung Quốc.

+Dù tiếp thu từ truyền thống hay từ ngoại lai, Nguyễn Du luôn có sáng tạo độc đáo.

– Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập trau dồi, với sự học hỏi và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, ngôn ngữ ” Truyện Kiều” mang phong cách của một cá tính nghệ thuật, đưa Nguyễn Du lên vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển, đồng thời để lại cho ngày nay nhiều bài học quý giá trong vận dụng và sáng tạo ngôn ngữ nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nói riêng.

  • Kết bài:

– Khẳng định vấn đề: Sự thành công của Truyện Kiều và đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Xem thêm: “Người đọc xưa nay vẫn xem Truyện Kiều như một hòn ngọc quý cơ hồ không thể thay đổi, thêm bớt một tí gì, như một tiếng đàn lạ gần như không một lần nào lỡ nhịp ngang cung”.


Đoạn trích: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.

ĐỀ SỐ 10. Phân tích đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vị trí, nội dung đoạn trích.

II. Thân bài:

1, Tình huống gặp gỡ – Lục Vân Tiên đánh cướp:

– Chủ tớ Kiều Nguyệt Nga trên đường bị cướp chặn xe, Lục Vân Tiên tình cờ đi ngang qua, thấy vậy liền ra tay cứu giúp.

– Cảnh đánh cướp thể hiện tài năng võ thuật, sự mưu trí, khỏe khoắn của Lục Vân Tiên:

+ “Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”: câu thơ thể hiện sự gan dạ, không do dự lao tới cứu người.

+ “Kêu rằng: Bớ đảng hung đồ!/Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”: hai câu thơ cho thấy bản tính quân tử, minh bạch của Lục Vân Tiên. Trước khi ra tay, chàng tuyên bố lí do sự ra tay của chàng là vì chính nghĩa, việc ra tay cũng minh bạch, không phải đánh lén.

+ Trận đánh gay cấn, “bốn phía bủa vây bịt bùng” vô cùng nguy hiểm, nhưng càng cho thấy tài năng của Lục Vân Tiên: “tả đột hữu xông/ Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”.

→ Hình ảnh so sánh Lục Vân Tiên với nhân vật anh hùng Triệu Tử, tả đột hữu xung, câu thơ với giọng điệu nhanh, dứt khoát, tất cả thể hiện sức mạnh của nhân vật.

– Kết quả của trận đánh: kẻ cướp thua tan tác, bỏ cả gươm giáo, thủ lĩnh Phong Lai bị Vân Tiên tiêu diệt.

→ Lời thơ như tiếng reo hò trước sự thắng lợi của công lí. Hình ảnh Lục Vân Tiên qua trận đánh trở thành hình ảnh một người anh hùng thượng võ, bênh vực kẻ yếu, trừ gian diệt ác cho nhân dân.

2, Cảnh Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga:

Tính cách, phẩm chất của Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thể hiện qua màn đối đáp trả ơn.

– Khi thấy tiếng than khóc trong xe ngựa, Vân Tiên hỏi chuyện, “động lòng” trước cảnh hai cô gái gặp nguy, khẳng định đã trừ hết kẻ gian.

+ Ngăn không cho hai cô gái ra ngoài: tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân thời phong kiến.

+ Hỏi thăm tên tuổi và lí do hai người bị nạn giữa đường.

→ Từ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị thể hiện tinh thần võ tướng khi tả cảnh đánh kẻ ác, tác giả chuyển qua sử dụng ngôn ngữ trang trọng để xây dựng đoạn hội thoại. Từ đó cho thấy cả hai nhân vật đều là người có học thức, trọng tôn ti trật tự.

– Khi biết người cứu mình là một trang nam tử hán, Kiều Nguyệt Nga đã kể rõ sự tình: nàng cùng tì thiếp lên đường đến nơi cha đang làm quan, giữa đường gặp cướp may nhờ Vân Tiên cứu. Tính cách và sự giáo dục của nàng thể hiện qua những câu:

+ Làm con đâu dám cãi cha: đặt chữ hiếu lên trước tiên, không quản khó khăn vất vả của bản thân.

+ Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi: quan trọng danh tiết.

+ Muốn lạy tạ ơn cứu mạng của Vân Tiên, mong chàng đi cùng để cha con nàng báo ơn

→ Qua đây ta thấy một nhân vật Kiều Nguyệt Nga biết trước sau, hiếu thuận, lễ tiết, là một tiểu thư khuê các có học thức, nghĩa tình.

– Khi nhận được ngỏ ý tạ ơn của Nguyệt Nga, Vân Tiên liền từ chối: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn/ Nhớ câu kiến ngãi bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

+ Tô đậm thêm phẩm chất con người trượng nghĩa.

+ Thể hiện một phương châm sống của đấng nam nhi thời phong kiến: thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là anh hùng

→ Tác giả thông qua nhân vật Lục Vân Tiên nhắc lại những đạo lí làm người cần có ở một trang nam nhi, thông qua Kiều Nguyệt Nga ca ngợi vẻ đẹp chính chuyên của người phụ nữ Việt Nam.

3, Nghệ thuật đoạn trích:

– Nghệ thuật miêu tả nhân vật sử dụng nhiều đối thoại, hành động, ít miêu tả ngoại hình, nội tâm, bởi tác giả sáng tác trong hoàn cảnh bị mù lòa, ông đọc để người khác ghi chép lại nên truyện mang tính chất truyền khẩu. Qua lời nói và hành động, nhân vật bộc lộ tính cách, phẩm chất.

– Ngôn ngữ thơ mộc mạc như lời ăn tiếng nói hằng ngày, đậm tính Nam Bộ. Thể thơ lục bát dễ nhớ.

– Sử dụng nhiều hình ảnh so sánh, điển tích, triết luận.

III. Kết bài:

– Đoạn truyện Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khắc họa rõ nét phẩm chất tốt đẹp của một Lục Vân Tiên dũng cảm, xả thân cứu người, trọng nghĩa, khinh tài.

– Lời Lục Vân Tiên nói với Kiều Nguyệt Nga phản ánh rõ quan niệm về lẽ sống, về lí tưởng của con người anh hùng:

“Nhớ cầu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế áy cũng phi anh hùng”


ĐỀ SỐ 11. Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng nhân vật Lục Vân Tiên qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”.

Đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm Lục Vân Tiên, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả.

Lòng thương người là đức hạnh tốt đẹp nhất của Lục Vân Tiên. Từ giã thầy, chàng xuống núi, hăm hở về kinh đô ứng thí. Lộ trình đầy gian nan. Giữa đường, Lục Vân Tiên bất ngờ gặp nhân dân dắt díu nhau chạy trốn, tiếng kêu khóc vang lên thảm thiết. Chàng đã ân cần hỏi han sự tình đầu đuôi và quyết ra tay đánh cướp đê cứu dân lành thoát khỏi cảnh đau thương, nước sôi lửa bỏng:

“Tôi xin ra sức anh hào,
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”

Căm giận lũ bất lương, Lục Vân Tiên sôi sục lên án hành động dã man của chúng. Chàng đã đứng về phía nhân dân, quyết bảo vệ dân:

“Kêu rằng: bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”.

Đạo lí của nhân dân ta rất đẹp “Thương người như thể thương thân”. Lục Vân Tiên đã hành động vì tình thương bao la ấy. Tình thương người đã làm cao chí khí và lòng dũng cảm cho người thư sinh họ Lục. Lũ cướp rất đông và đáng sợ gươm giáo sáng ngời. Tướng cướp Phong Lai “mặt đỏ phừng phừng” đầy sát khí. Hắn dữ tợn và có sức khoe muôn người khôn địch! Giữa vòng vây của lũ cướp, không một tấc sắt trong tay, một mình với cành cây làm gậy, Lục Vân Tiên đã dũng cảm đánh cướp. Đột kích bên tả, xung phong bên hữu, chàng tung hoành giữa bọn cướp. Chúng bị đánh tơi bời. Bọn lâu la đã khiếp đảm quăng gươm giáo bỏ chạy tan tác. Tướng cướp Phong Lai bị tiêu diệt. Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã so sánh Lục Vãn Tiên đánh cướp với chiến công của hổ tướng Triệu Tử Long phá vòng vây Dương Đang thời Tam quốc để ca ngợi tinh thần quả cảm của người anh hùng vị nghĩa:

“Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.

Giọng thơ hùng tráng vang lên diễn tả trận đánh cướp đầy kịch tính hấp dẫn.

Lục Vân Tiên là một anh hùng vị nghĩa cao đẹp. Đánh tan lũ cướp sơn đài, Lục Vân Tiên đã giải thoát cho Kiều Nguyệt Nga và Kim Liên. Cuộc kì ngộ giữa người đẹp và trang anh hùng diễn ra cảm động và đầy tình người. Kiều Nguyệt Nga muốn mời chàng hiệp sĩ qua miền Hà Khê, để cha nàng “báo đức thù công”:

“Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

Nhưng Vân Tiên “nghe nói liền cười“. Một nụ cười rất tươi, biểu lộ một tâm hồn cao cả: vô tư, hào hiệp, khảng khái. Chàng xem việc đánh cướp của mình là một hành động nhân nghĩa. Người tráng sĩ phải ra tay cứu nhân độ thế, diệt trừ cái ác, chở chẻ bênh vực người lầm than, bị áp bức. Nếu thấy việc nghĩa mà không làm thì còn đâu đáng mặt anh hùng nữa ?

“Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa nhân vật Lục Vân Tiên trang cốt cách tráng sĩ thời loạn, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, trọng nghĩa khinh tài. Sống và hành động theo phương châm: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ”. Vân Tiên cũng như người anh hùng Từ Hải trong “Truyện Kiều”.

“Anh hùng tiếng đã gọi rằng,
Giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha!”

Hình ảnh Vân Tiên đánh cướp được khắc hoạ thần tình. Cử chỉ, hành động, ngôn ngữ và cách ứng xử của chàng rất đẹp, mang phong thái người anh hùng, người tráng sĩ ngày xưa. Tuy nhiên hình tượng này rất chân thật vì lòng thương người, chí quả cảm, tinh thần vị nghĩa của Vân Tiên đậm đà màu sắc đạo lí nhân dân ta. Trên một trăm năm mươi năm qua, nhân vật Lục Vân Tiên được nhân dân ta yêu mến, hâm mộ. Tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam trong cuộc đấu tranh chống phong kiến và đế quốc trong hơn thế kỉ qua đã làm cho ta cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp lí tưởng của người anh hùng Lục Vân Tiên. Tấm gương sáng chói ấy mãi mãi là một minh chứng hùng hồn về sức mạnh thẩm mĩ của thi ca, của truyện thơ Lục Vân Tiên mà nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã để lại cho đời.


ĐỀ SỐ 12. Trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”, Nguyễn Đình Chiểu đã để cho Lục Vân Tiên trả lời Kiều Nguyệt Nga khi nàng tỏ ý muốn mời chàng về nhà để đền ơn cứu mạn: “Làm ơn há để trông người trả ơn”.

Câu trả lời trên đã nêu lên một lẻ sống tốt đẹp ở đời như thế nào? Theo em, lý tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu có giá trị đến ngày nay không ? Hãy trình bày ý kiến của em.

GỢI Ý LÀM BÀI.

  • Mở bài:

– Giới thiệu nhân vật Nguyễn Đình Chiểu và quan niệm sống của ông.

– Giới thiệu câu nói của Lục Vân Tiên.

– Nêu nội dung bình luận: giúp người không cần đền đáp.

  • Thân bài:

1. Giải thích ý kiến:

– Trên đường lên kinh đô thi, Lục Vân Tiên đã đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga, khi nàng chứng tỏ ý muốn đền ơn. Lục Vân Tiên đã từ chối: “Làm ơn há để trông người trả ơn”.

“Làm ơn há để trông người trả ơn”: đó là sự trượng nghĩa mà không cần đến ơn báo đáp, hành hiệp bảo vệ lẽ phải bằng chính nghĩa chứ không phải làm ơn để được báo đáp. Chúng ta thấy một chuyện bất bình mà ra tay bênh vực cho người yếu, bị bắt nạt thì đó là xuất phát từ chính trái tim yêu cái đúng ghét sự ngang ngược và một lòng muốn bênh vực kẻ yếu. Nói tóm lại câu nói đó thể hiện một cách khái quát tinh thần nghĩa hiệp trọng nghĩa của nhân dân ta.

Người anh hùng, kẻ trượng phu làm ơn, làm điều nghĩa không cần đền đáp.

2. Làm sáng tỏ nhận định:

– Lời từ chối thẳng thắn đã thể hiện phẩm chất cao đẹp của Lục Vân Tiên vì:

+ Chàng là người xứng đáng được hưởng sự đền ơn, đáp nghĩa của Kiều Nguyệt Nga.

+ Chàng “ tả đột hữu xung” đánh bọn cướp để cứu nàng.

+ Nhưng Lục Vân Tiên không nhận sự đền đáp – bởi chàng là một người hào hiệp, đầy nghĩa khí lấy việc nhân nghĩa làm lẻ sống cuả đời mình.

+ Lục Vân Tiên đã xác định lý tưởng sống của đời mình là:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

– Người anh hùng giữa đường gặp chuyện bất bình phải dẹp tan. Đó là nghĩa cử cao đẹp của Lục Vân Tiên. Vì thế không nhận của người đền ơn là một nét đẹp trong tình cảm, phù hợp với tính cách của nhân vật này.

3. Bàn luận mở rộng:

– Qua nhân vật Lục Vân Tiên ta hiểu thêm về lý tưởng nhân nghĩa của Nguyên Đình Chiểu. Ông luôn ca ngợi đề cao đạo đức tốt đẹp của nhân dân.

– Những nhân vật trong tác phẩm của ông đều là những người luôn luôn lấy việc nhân nghĩa làm lẻ sống, vô tư, không tính toán , khước từ mọi sự đền đáp.

+ Nhân vật ông Ngư cứu sống Lục Vân Tiên chẳng cần phải đền đáp: “Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”.

– Đặt trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ, một xa  hội đầy rẫy những xấu xa, thối nát, không ít những kẻ như Bùi Kiệm, Trịnh Hâm thì quan niệm đạo đức của Nguyễn Đình Chiểu là cao cả, đẹp đẽ, trong sáng tuyệt vời.

4. Liên hệ thực tế:

– Ngày nay, quan điểm sống của Nguyễn Đình Chiểu đã trở thành quan điểm sống trong mỗi người:

+ Ở gia đình: Hàng loạt việc làm nhân nghĩa cuả bản thân, của bố mẹ, anh chị như dắc một em bé qua đương, giúp kẻ tàn tật đến nhà, cứu người bị tai nạn…

+ Ở trường lớp: Hàng loạt phong trào thể hịên nghĩa cử cao đẹp: mua tăm ủng hộ người mù, tấm áo tặng bạn, quyên góp sách vở , quần áo cho các bạn nghèo, giúp đở các bạn nghèo trong lớp …

+ Ở địa phương: dưới sự lãnh đạo của Đảng, của địa phương đã thực hiện hàng loạt chính sách nhân nghĩa: giúp đỡ người nghèo thoát nghèo trong làm ăn; xây dựng nhà tình thương cho các hộ nghèo; các hộ gia đình thương binh liệt sĩ; có công với cách mạng; chính sách khuyết khích người khuyến tật.

  • Kết bài:

– Khẳng định lại giá trị của câu thơ.

– Ngày nay, quan điểm sống của Nguyễn Đình Chiểu vẫn là nét đẹp trong tình cảm đạo đức của nhân dân ta. Đạo lý ấy cần được phát huy để xây dựng một xã hội giàu đẹp và văn minh.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ lớn của miền Nam trong thế kỉ XIX. Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là linh hồn của tác phẩm. Là hai nhân vật lý tưởng, đẹp đẽ: chàng trai văn võ song toàn “Văn đã khởi phụng đằng giao – Võ thêm ba lược sáu thao ai hì”, người thiếu nữ thì “vóc ngọc mình vàng”, đoan trang, giàu tình cảm và vô cùng chung thủy. Lục Vân Tiên cứu Kiền Nguyệt Nga là một đoạn thơ hào hùng, đầy kịch tính và rất hấp dẫn trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu. Chuyện đánh cướp, chuyện trai tài gái sắc gặp gỡ, nói với nhau những cậu chí tình chí nghĩa, làm người đọc cảm động và không bao giờ quên.

  • Tân bài:

Sau khi bọn lâu la “bốn phía vỡ tan”, tướng cướp Phong Lai bị Vân Tiên tiêu diệt, Kiều Nguyệt Nga được cứu thoát. Nàng vô cùng cảm động, muốn được đền đáp công ơn người anh hùng:

“Gẫm câu báo đức thù công
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.

Nhưng Lục Vân Tiên đã cười và khước từ một cách cao thượng: “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Câu nói ấy biểu hiện một cách ứng xử tuyệt đẹp của Lục Vân Tiên. Đối với bọn bất lương, chàng nghiêm khắc lên án “chớ quen làm thói hồ đồ hại dân” và quyết đánh lan “lũ kiến chòm ong”, trừng phạt lên tướng cướp Phong Lai, làm cho hắn “thác rày thân vong”. Đối với nhân dân, chàng “xin ra sức anh hào, cứu người cho khỏi lao đao buổi này”. Đó là hai thái độ yêu, ghét rõ ràng, dứt khoát.

Còn đối với Kiền Nguyệt Nga, chàng đã xử sự như thế nào? Tinh thần dũng cảm đánh cướp của Lục Vân Tiên đã làm cho nàng vô cùng khâm phục và biết ơn. Nhờ chàng cứu giúp mà nàng thoát khỏi bàn tay bọn hung đồ, bảo toàn được phẩm tiết. Nàng đã làm đúng đạo lý muốn “báo đức thù công” người quân tử. Nếu Vân Tiên nhận sự đền ơn của nàng, thì đó cũng là một chuyện thường tình, chính đáng. Nhưng, Vân Tiên đã “cười”. khảng khái khước từ sự trả ơn của người mắc nạn, vì chàng đã hành động trong tư thế anh hùng, lấy việc cứu nhân độ thế làm niềm vui hạnh phúc. Chàng đã cười, đã chối từ sự trả ơn, nếu làm trái lại, đâu còn là anh hùng nữa? Câu nói của Lục Vân Tiên cho ta thấy chàng là một con người vị nghĩa, có tâm hồn rất đẹp, cao thượng, trọng nghĩa khinh tài, thấy việc ngang trái, quyết ra tay hành động, không từ nan trốn tránh:

Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.

Qua câu nói của Vân Tiên, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đề cao tư tưởng nhân nghĩa cao đẹp. Người giàu lòng nhân nghĩa có tình nhân ái bao la, biết căm thù cái ác, ghét bất công. Người nhân nghĩa vì hạnh phúc của nhân dân mà hành động dũng cảm bênh vực, che chở kẻ lầm than. Họ không màng danh lợi, vô tư, khảng khái, trọng nghĩa khinh tài, hào hiệp, vị tha…

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.

Câu nói ấy thể hiện một lẽ sống đẹp, và nhà thơ đã ca ngợi một quan niệm anh hùng rất cao đẹp và tiến bộ. Lục Vân Tiên đã hành động một cách quyết liệt, vì một chân lý, như người xưa đã nói: “Lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ” (giữa đường thấy việc bất bình, rút gươm ra giúp sức). Người anh hùng lấy cái nghĩa làm trọng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, sẵn sàng dấn thân vào rừng gươm giáo để cứu người, cứu đời. Câu nói của Lục Vân Tiên phản ánh ước mơ khát vọng cháy bỏng của nhà thơ yêu nước miền Nam. Xã hội Việt Nam trong thế kỉ XIX là một xã hội loạn lạc, vô cùng đen tối: vua quan tham lam tàn bạo, cướp bóc nổi lên như ong, đạo đức suy vi, nhan nhản bọn bạc ác tinh ma, lừa thầy phản bạn như cha con Võ Thái Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm… Nhà thơ mong chờ, hi vọng xuất hiện nhiều con người tài, đức như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Vương Tử Trực, Hớn Minh, những con người nghĩa khí như ông Quán, ông Tiều, lão bà, ông Ngư, tiểu đồng, v.v…
Người đọc nhớ mãi câu nói của ông Ngư với Lục Vân Tiên:

“Ngư rằng: lòng lão chẳng mơ
Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn ?
Nước trong rửa ruột sạch trơn,
Một câu danh lợi chi sờn lòng đây”.

  • Kết bài:

Đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” là một trong nhưng đoạn thơ hay nhất của tác phẩm, tiêu biểu cho bút pháp tự sự của Nguyễn Đình Chiểu. Nhân vật Lục Vân Tiên được khắc họa thành mẫu người anh hùng, lí tưởng tuyệt đẹp: lòng thương người, dũng cảm và vị nghĩa cao cả. Tinh thần nghĩa hiệp của Lục Vân Tiên như viên ngọc quý sáng bừng lên dư vị ngòi bút sắc nhọn của Nguyễn Đình Chiểu:

“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.”


ĐỀ SỐ 13. Vẻ đẹp của người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài qua đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

GỢI Ý LÀM BÀI.

  • Mở bài:

– Truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu là một tác phẩm có sức sống mạnh mẽ và lâu bền trong lòng nhân dân, đặc biệt là nhân dân Nam Bộ.

– Nhân vật chính trong tác phẩm là Lục Vân Tiên, một người anh hùng tài hoa, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài.

– Đoạn trích “Lục Vân Tiên” nằm ở phần đầu của truyện.

  • Thân bài:

1. Lục Vân Tiên là người anh hùng tài hoa, dũng cảm:

– Trên đường xuống núi, về kinh đô ứng thi Vân Tiên đã đánh cướp để cứu dân lành:

“Tôi xin ra sức anh đào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”

– Mọi người khuyên chàng không nên chuốc lấy hiểm nguy vì bọm cướp thì quá đống mà lại hung hãn.

“Dân rằng lẽ nó còn đây
Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành
E khi họa hổ bất  thành
Khi không mình lại xô mình xuống hang”

– Trước một dối thủ nguy hiểm như vậy nhưng Vân Tiên  không hề run sợ.

“Vân Tiên ghé lại bên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”

– Vân Tiên đã quát vào mặt bọn chúng:

“Kêu rằng: “ Bớ đảng hung đồ
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân”

– Tướng cướp Phong Lai thì mặt đỏ phừng phừng trông thật hung dữ. Vậy mà Vân Tiên vẫn xông vô đánh cướp. Hình ảnh  Vân Tiên đánh cướp được miêu tả rất đẹp.

“Vân Tiên tả đột hữu xông
Khácnào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”

Hành động của Vân Tiên chứng tỏ là người vì việc nghĩa quên mình, cái tài của bậc anh hùng và sức mạnh bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.

2. Vân Tiên là người chính trực, trọng nghĩa kinh tài:

– Thái độ cư xử với Kiều Nguyệt Nga sau khi đánh cướp lại bộc lộ tư cách con người chính  trực hào hiệp , trọng nghĩa khinh tài, cũng rất từ tâm, nhân hậu  của Lục Vân Tiên. Khi thấy hai cô gái chưa hết hãi hùng, Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi họ và ân cần hỏi han.

“Vân Tiên nghe nói dộng lòng
Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la”

– Khi nghe họ nói muốn được lạy tạ ơn, Vân Tiên đã cười và khiêm nhường trả lời: “ Là ơn há đễ trông người trả ơn” .

– Quan niệm sống của Vân Tiên là cách cư xử mang tính thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán. Vân Tiên quan niệm:

“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”

  • Kết bài:

– Vân Tiên là người tài hoa, dũng cảm, chính trực hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài.

– Hình ảnh Lục Vân Tiên là hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng mà Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.

– Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với  lời nói thông thường trong nhân dân và mang đậm màu sắc địa phương Nam Bộ. Ngôn ngữ thiếu phần trau chuốt uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ người kể chuyện, rất tự nhiên, dễ đi vào quần chúng.


ĐỀ SỐ 14. Văn học trung đại  nước ta sau những vấn đề đấu tranh xã hội, còn thường đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình ,đặc biệt là luôn đề cao  những tấm gương hiếu thảo với cha mẹ”.

Qua một số tác phẩm văn học trung đại mà em đã học trong chương trình ngữ văn 9 hãy làm sáng tỏ nội dung “Văn học nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối vơi cha mẹ” .

GỢI Ý LÀM BÀI.

I/ Yêu cầu về kỹ năng :

– Làm đúng kiểu bài văn nghị luận văn học.

– Biết cách xây dựng và  hệ thống  luận điểm chật chẽ dẫn chứng phong phú và phân thích có chọn lọc, hợp lý.

– Bố cục rõ ràng kết cấu chặt chẽ diễn đạt lưu loát.

– Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II/  Yêu cầu nội dung :

  • Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề.

  • Thân bài:

1. Phân tích chứng minh:

“Văn học trung đại nước ta luôn đề cao những tấm gương hiếu thảo đối với cha mẹ”.

– Văn học cổ luôn là tấm gương trung thực phản ánh những cuộc đấu tranh của dân tộc chống xâm lược ,những cuộc đấu tranh xã hội chống áp bức bất công. Nhưng bên cạnh đó ,văn học trung đại còn đề cập đến vấn đề đạo đức gia đình .Không ít tác phẩm trung đại đã nêu cao những hình ảnh cảm động ,những tình cảm đẹp đẽ về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ:

+ Vũ Nương trong  “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ  đã thay chồng  ở nhà phụng dưỡng mẹ chồng khi chồng đi lính, chăm sóc chu đáo ,dùng lời ngon ngọt khuyên lơn khi mẹ bị bệnh nặng ,khi mẹ chồng lâm chung  lo ma chay tế lễ như cha mẹ đẻ mình.

+ Nàng Thúy Kiều trong  “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, trong cơn gia biến đã hy sinh mối tình đầu vừa chớm nở để làm tròn chữ hiếu, Kiều quyết định bán minh chuộc cha và em trai thoát khỏi những trận đòn roi nơi chốn lao ngục.

+ Trong những ngày lưu lạc nơi đát khách Kiều không nguôi nhớ thương cha mẹ

Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ …….

+ Chàng Lục Vân Tiên  trong  “Truyện Lục Vân Tiên”, Hăm hở đi thi thế nhưng lúc sắp vào trường thi được tin mẹ mất phải bỏ thi trở về ,trên đường về nhớ thương mẹ khóc đến mù đôi mắt .

+ Nàng Kiều Nguyệt Nga trong truyện “Lục Vân Tiên” thân gái một mình vượt xa xôi vạn dặm  lo bề nghi gia theo lời dạy của cha “Làm con đâu dám cãi cha / Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành ….”

2. Vai trò đạo đức  gia đình  trong thời đại ngày nay:

– Đạo đức gia đình trong thời đại ngày nay đóng vai trò vô cùng quan trọng :

+ Đạo đức gia đình, đặc biệt là tấm gương hiếu thảo giúp con người sống tốt đẹp hơn có nghĩa có tình …….

+ Đạo đức gia đình là thước đo nhân cách con người

+ Đạo đức gia đình còn làm cho xã hội văn minh

  • Kết bài:

– Khẳng định vấn đề.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.