Thuyết minh chùa Quán Thế Âm quận Phú Nhuận

thuyet-minh-chua-quan-the-am

Thuyết minh chùa Quán Thế Âm quận Phú Nhuận

Lịch sử đã chứng minh rằng những gì còn tồn tại qua sự hủy hoại của dòng thời gian khắc nghiệt là những gì có giá trị. Như lửa thử vàng, gian nan thử sức, thời gian kiểm chứng và tôn vinh các giá trị vĩnh hằng. Lịch sử chùa Quán Thế Âm quận Phú Nhuận là minh chứng rõ ràng rằng những gì là chân thiện sẽ mãi mãi trường tồn và không ngừng phát quang quảng đại trong đại chúng.

Được xây dựng năm 1920 trên làng Phú Nhuận bởi một nhóm sĩ quan xây dựng nhằm đáp lại sự linh ứng của phạt Quán Thế Âm bồ tát đã hiển linh cứu nạn. Lúc bấy giờ, Phú Nhuận chỉ là một ngôi làng nhỏ thuộc quận Gò Vấp. Nơi đây heo hút, cuộc sống nghèo khó những nghĩa tình. Ngôi chùa được dựng lên trong niềm vui của nhiều người lao động cần cù đang cần có một nơi để an trú tinh thần, một chỗ dựa tâm linh để vượt qua khó khăn, trở ngại trong cuộc sống bị áp bức.

Từ một ngôi chùa nhỏ, trải qua thời gian, với sự tôn tạo không ngừng của người dân, ngôi chùa dàn trở nên khang trang, bề thế. Từ ngày, đại hòa thượng Thích Quảng Đức được thỉnh độ về làm trụ trì, ngôi chùa được trùng hưng toàn diện, trở thành thánh địa trang nghiêm bậc nhất Phú Nhuận. Với đức độ của bậc chân tu, hòa thượng Thích Quảng Đức đã khai sáng phật giáo nơi đây, tạo ra sức mạnh cảm hóa mạnh mẽ, làm cho chùa Quán Thế Âm thực sự trở thành nơi sinh hoạt tâm linh, quy hướng niềm tin thánh thiện của con người. Sự kiện hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối cuộc xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ đã tạo nên một kì sử không những làm cảm động muon triệu con tim mà còn là ngọn đuốc sáng của tinh thần vì đạo diệt thân của các bậc long tượng vĩ đại.

Sau khi hòa thượng Thích Quảng Đức viên tịch, hòa thượng Thích Thông Bửu được chọn làm trưởng tử, kế thừa sự nghiệp giữ gìn và triển dương ngọn lửa phật pháp tại chùa Quán Thế Âm.

Để có thể xây dựng ngôi chùa khang trang và bề thế hơn nữa, hòa thượng Thích Thông Bửu đã không quản ngại gian nan, tích cực hoằng pháp, quyên góp khắp nơi. Ngài cho xây dựng thêm nhiều tòa tháp, đúc thêm nhiều tượng phật, mở rộng chánh điện để có được một ngôi chùa trang nghiên, thành kính như ngày nay.

Ngài cũng ra sức đẩy lùi những điều ô uế làm bản ngôi chùa, tiêu trừ tệ nạn, tiếp lãnh kẻ nghèo khó, giáo hóa kẻ lầm lạc, ra sức cứu giúp và triển dương phật pháp trong dân chúng. Từ đây, ánh sáng phật pháp chiếu rọi đến muôn con tim, giác ngộ con người sống đúng với bản tánh và tâm thức của mình, hướng đến điều chân thiện trong cuộc sống.

Không những thế, chùa Quán Thế Âm còn là cơ sở cách mạng vững chắc của lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam. Nơi đây đã nuôi giấu, bảo vệ cán bộ cách mạng, hỗ trợ hoạt động của Ban Văn báo thuộc Ban Tuyên huấn của Khu ủy, Thành ủy Sài Gòn – Gia Định.

Chùa còn là nơi xuất phát của các phong trào biểu tình của học sinh, sinh viên; là nơi liên lạc đưa tin của bộ phận T4 thuộc tổ chức an ninh khu Sài Gòn – Gia Định; là nơi tiếp tế nuôi quân ở chiến khu Minh Đạm. Công đức của các vị hòa thượng đối với nhân dân, đối với đất nước là vô cùng thiết tha và cao đẹp; là minh chứng thuyết phục của sức mạnh phật pháp đối với đời sống con người và đất nước.

Không có gì là tồn tại hay cao đẹp mãi mãi nếu không có sự giữ gìn, bảo vệ và phát huy của bàn tay con người. Chùa Quán Thế Âm đã sừng sững còn đó với thời gian chính là do sự tôn tạo của biết bao thế hệ, biết bao con người một lòng gìn giữ. Trách nhiệm của thanh niên hôm nay là làm cho giá trị đó được lớn mạnh lên, to hơn và đẹp hơn nữa.

Bằng tinh thần và sức trẻ của mình, thanh niên thành phố hãy góp phần tôn tạo, giữ gìn những cong trình mà cha anh đã xây dựng nên bằng tình yêu và xương máu của mình. Hãy khơi bừng các giá trị quý báu ấy bằng việc giới thiệu, giải thích, tuyền truyền các di tích, di sản văn hóa của địa phương rộng khắp trong nước và thế giới. Hãy cùng mọi người hành động bằng việc tỏ chức các hoạt động tưởng niệm sâu sắc nhằm tôn vinh các di sản và nâng cao ý thức giữ gìn, tôn tạo và bảo vệ di sản của người dân địa phương. Quyết liệt chống lại các hành động phá hoại, hay bôi nhọ di sản, bôi nhọ niền tin tôn giáo, niềm tin đất nước.

Bằng hành động tôn vinh các giá trị truyền thống, thanh niên hãy lấy chính các giá trị ấy làm bài học để tự giáo dục mình và giáo dục người khác. Ai biết sống và tự giáo dục mình bằng những giá trị truyền thống, người đó sẽ thấu rõ vai trò của lịch sử đối với bản thân mỗi con người, đối với dân tộc và đất nước. Để từ đó sống gắn mình với dân tộc, với đất nước, với những điều thiêng liêng, thành kính, bất diệt ở trên đời, mở rộng con đường đi đến tương lai.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.