Chứng minh: Thơ không chỉ là độc bạch cái tôi nội cảm của thi nhân, những cảm xúc ấy được “mã hóa” bằng ngôn từ tinh tế, nhịp điệu linh hoạt, hình tượng nghệ thuật biến ảo đầy hấp dẫn mà còn phải tạo được sức truyền cảm, cộng cảm sâu sắc đối với người đọc (Chế Lan Viên)

tho-khong-chi-la-doc-bach-cai-toi-noi-cam-cua-thi-nhan

Chứng minh: Thơ không chỉ là độc bạch cái tôi nội cảm của thi nhân, những cảm xúc ấy được “mã hóa” bằng ngôn từ tinh tế, nhịp điệu linh hoạt, hình tượng nghệ thuật biến ảo đầy hấp dẫn mà còn phải tạo được sức truyền cảm, cộng cảm sâu sắc đối với người đọc (Chế Lan Viên)

1. Giải thích:

Thơ có phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm – nhằm bày tỏ tình cảm, cảm xúc, bộc lộ ý nghĩ, cảm tưởng về đối tượng được đề cập đến. Với Chế Lan Viên, thơ không chỉ là độc bạch cái tôi nội cảm của thi nhân, những cảm xúc ấy được “mã hóa” bằng ngôn từ tinh tế, nhịp điệu linh hoạt, hình tượng nghệ thuật biến ảo đầy hấp dẫn mà còn phải tạo được sức truyền cảm, cộng cảm sâu sắc đối với người đọc.

2. Bàn luận – Chứng minh:

Nhiều nhà lí luận đặt ra yêu cầu cần phải chú ý đến tính độc lập tương đối của hình thức. Hình thức không hoàn toàn phụ thuộc vào nội dung và trong vận động của mình, hình thức cũng rất năng động và tích cực. Yêu cầu này phù hợp và có điểm gặp gỡ với Chế Lan Viên. Có thể xác định dễ dàng một câu thơ hay chính là ở sự thể hiện: từ dùng độc đáo, hình ảnh sáng tạo, ngắt nhịp đặc biệt…

3. Chứng minh:

Thế nhưng việc nghiên cứu tác phẩm phải lưu tâm đến việc đặt tác phẩm trong mối liên hệ với người đọc. Khi người viết sáng tác nên tác phẩm, họ vẫn hướng đến người đọc, mong chờ ở người đọc một sự đồng cảm, chia sẻ. Chính ý đồ giao tiếp, đối thoại vói người đọc, tác động vào người viết, biến tác phẩm là một thông điệp gửi đến người đọc và chờ đợi ở họ sự đón nhận tích cực.

Người đọc đóng vai trò là một nhân tố quan trọng vì sự tương tác giữa họ với tác phẩm cuối cùng dẫn đến những âm vang, những sự cộng hưởng, những tác động: về cơ bản, những tác động đó luôn kích thích sáng tạo nghệ thuật vươn đến những chân trời mới, những thành tựu, những giá trị ngày càng cao hơn. Những phản hồi từ phía tiếp nhận luôn tạo cho nhà văn tâm thế sáng tạo không ngưng, nâng cao chất lượng nghệ thuật, luôn mang đến những điều mới mẻ, luôn có ý thức cống hiến cho người đọc những tác phẩm hay nhất có thể.

4. Đánh giá, mở rộng vấn đề bàn luận:

Văn học giáo dục bằng hình thức hấp dẫn vui tươi, cuốn hút. Tác dụng giáo dục của văn học rất chậm rãi nhưng lâu bền, tinh tế, vô cùng sâu sắc, rất thấm thìa. Muốn vậy, tác phẩm phải được tạo tác với tính chất đa nhiệm: vừa là món ngon tinh thần, vừa để “truyền lửa”.

Như cô gái đẹp cần có nét duyên, câu thơ hay phải ấn tượng cả “hồn” lẫn “xác” (Xuân Diệu). Nhà văn cần có sự “chọn lọc” và “kết tinh” để tạo ra câu thơ hay. Hơn thế, muốn tạo ra câu thơ “gợi cảm – cộng cảm” thì câu thơ ấy cần xuất phát từ “chân cảm” của người sáng tác.

4 Trackbacks / Pingbacks

  1. Giới thiệu phong cách nghệ thuật thơ Chế Lan Viên - Theki.vn
  2. Bằng việc phân tích một tác phẩm văn học lớp 12 hãy làm rõ: “Kí là trần thuật người thật, việc thật” - Thế Kỉ
  3. Hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân: "mỗi nhà văn là một phu chữ” - Thế Kỉ
  4. "Thơ hay là hay cả hồn lẫn xác, hay cả bài". Qua bài thơ “Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên hãy chứng minh nhận định trên - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.