Thuyết minh cây hoa đào

thuyet-minh-cay-hoa-dao

Thuyết minh cây hoa đào.

  • Mở bài:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua”

Khi nhắc đến câu thơ này thì lòng tôi lại rạo rực khi tết đến xuân về, cũng là lúc các loài hoa tranh nhau đua nở. Và không thể nào thiếu loài hoa mai và hoa đào. Vì đây là hai loại hoa tượng trưng cho mùa xuân và hai miền khác nhau ở nước ta đó là miền Nam và miền Bắc. Giữa cái lạnh của miền Bắc đón mùa tết đến lại làm cho hoa đào càng có sức sống nở mãnh liệt hơn.

  • Thân bài:

Cây hoa đào đã xuất hiện ở nước ta từ rất lâu, hiện nay ở ngoại thành Hà Nội được xem là một trong những nơi được gọi là xứ sở của các loài hoa mùa lạnh anh đào này.

Hoa đào còn có rất nhiều loại đa dạng khác nhau. Trong đó, giống đào hoa màu nhạt, phơn phớt hồng, gọi là đào phai, cũng có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh nhã. Đào bích là loại phổ biến nhất, tán rộng, hoa kép thắm đỏ rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu. Bích đào có thể trồng chậu lớn, cắt cành to cắm lọ lộc bình trưng trong phòng khách, hoặc cành nhỏ đặt ở bàn thờ tổ tiên ngày tết. Hoa đào Thất Thốn có 4 loại hoa: hoa sẫm (màu nhung đỏ), hoa phai, hoa đơn, hoa kép, đẹp nhất là màu nhung đỏ thẫm. Bạch đào cánh trắng muốt tinh khôi là một loại đào quý. Đặc biệt, trong khi các loại hoa đào khác không có mùi thơm thì hoa đào bạch đào lại có một hương thơm rất hấp dẫn.

Hình dáng cây đào không quá đặc biệt. Thân hoa đào nhỏ, mảnh khảnh nhưng cứng cáp, màu nâu sẫm, có nhiều cành vươn ra, trên mỗi cành lại có rất nhiều lá và hoa xen lẫn nhau. Lá cây đào nhỏ nhắn hình mũi mác, có xương hai bên, mọc xung quanh cành cây. Hoa đào nhỏ nhắn, đầu cánh hoa có màu hồng đậm, càng dần về phía cành càng nhạt dần thành màu hồng phấn và mỗi hoa thường có năm cánh hoa. Nhụy hoa là những sợi màu vàng óng, đầu nhụy có màu hồng phấn. Khi những cánh hoa xòe rộng, tán nhụy bên trong mới hé mình, tủa ra bên ngoài khoe sắc đẹp của mình.

Thường vào thời tiết trời xuân, hoa đào chưa nở hết, bên cạnh những bông nở trên cành thì còn những bông vẫn e ấp trong nụ hồng chờ ngày lộ diện. Hương hoa không nồng nhưng lại dịu dàng, thoang thoảng, tạo cảm giác dễ chịu khi đứng gần, thích hợp khi để trưng trong nhà mà không làm cho không khí trong nhà quá nồng.

Cây đào ưa đất phù sa, phân mùn và cần nhất là không gian rộng rãi, thoải mái và nhiều ánh sáng. Cây đào rụng lá hàng năm vào mùa đông, đến mùa xuân lại nở hoa, đua nhau khoe sắc. Hoa đào cũng còn dựa vào khí hậu thời tiết như thế nào, sẽ ra hoa vào lúc nào, khi nào. Hoa đào muốn nở hoa thì người trồng đào phải tuốt lá trước khoảng hai tuần để nụ hoa nở đúng mùa vụ, người trồng đào cũng phải biết cách canh thời gian hợp lý để hoa đào nở đúng dịp tết

Ngoài ra, hoa đào còn mang rất nhiều ý nghĩ khác nhau. Đó chính là sự sum vầy ngày tết của mỗi nhà, mang ý nghĩ chúc cho mọi nhà làm ăn phát tài, vạn sự như ý và các ý nghĩ khác nhau. Còn có một ý nghĩa khá đặc biệt đó chính là sự gặp lại, đoàn tụ lại với nhau sau bao nhiêu ngày tháng xa cách. Giống như câu nói ” khi mùa xuân lướt qua, hoa đào nở cũng chính là lúc chúng ta gặp lại nhau “. Vì trong các loài hoa, hoa đào là một loài hoa quý vừa là loại hoa mang một màu sắc cá tính riêng biệt của nó. Là một loài hoa mạnh mẽ tự tin nở trong thời tiết lạnh giá của gió xuân.

  • Kết bài:

Xuân về mang đến bao nhiêu điều kì diệu. Nhìn nhà nhà vui vẻ đón tết cùng gia đình và hoa đào lại là một món quà mà thiên nhiên dành tặng cho con người. Xuân đến rồi xuân đi, hoa đào nở rồi lại tàn, thế nhưng hình ảnh của hoa đào mạnh mẽ vẫn còn đấy.


Tham khảo:

Thuyết minh cây đào ăn quả.

  • Mở bài:

Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh cây hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ”. Hình ảnh hoa đào còn gắn bó với tình yêu và duyên nợ của trai gái nông thôn, xuất hiện trong rất nhiều ca dao dân gian Việt Nam. Loài cây này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.

  • Thân bài:

Cây đào (danh pháp khoa học: Prunus persica) là một loài cây được trồng để lấy quả. Nó là một loài cây sớm rụng lá, thân gỗ nhỏ, có thể cao tới 5–10 m. Lá của nó có hình mũi mác, dài 7–15 cm và rộng 2–3 cm.

Hoa nở vào đầu mùa xuân, trước khi ra lá; hoa đơn hay có đôi, đường kính 2,5–3 cm, màu hồng với 5 cánh hoa. Quả đào cùng với quả của anh đào, mận, mơ là các loại quả hạch. Quả của nó có một hạt to được bao bọc trong một lớp vỏ gỗ cứng (gọi là “hột”), cùi thịt màu vàng hay ánh trắng, có mùi vị thơm ngon và lớp vỏ có lông tơ mềm như nhung.

Cây đào là cây thân gỗ nhỏ có chiều cao trung bình từ 5-10m. Thân cây cao, phân nhánh nhiều từ gốc, vỏ cây có màu nâu nhạt, xù xì, những cây trồng lâu năm có gốc khá lớn. Đây là loại cây rụng lá theo mùa, lá cây có hình mũi mác chiều dài từ 7-15cm và chiều rộng khoảng 2-3cm. Hoa nở vào đâu mùa xuân, sau khi hoa tàn cây mới ra lá trở lại.

Cây đào có 2 dạng đó là hoa cánh đơn và hoa cánh kép. Khi nở hoa xòe rộng để lộ ra phần cánh nhị màu vàng ở giữa, mỗi bông hoa có đường kính từ 2,5-3cm có màu hồng đậm, hồng nhạt, hoa gồm nhiều cánh hoa mỏng, xinh đẹp, kích thước cánh hoa nhỏ. Quả đào có một hạt bọc trong lớp gỗ cứng, thịt quả có màu vàng hay trắng, ăn có vị ngọt, rất thơm ngon, phía bên ngoài vỏ được bao phủ bởi một lớp lông tơ mềm mại.

Đào được biết đến tại Trung Quốc và Nhật Bản không chỉ như là một loại quả phổ biến mà còn gắn liền với nhiều truyện dân gian và tín ngưỡng. Momotaro (Đào Thái Lang), một trong những nhân vật bán lịch sử và cao quý nhất tại Nhật Bản, được sinh ra trong một quả đào khổng lồ trôi theo dòng sông.

Tại Trung Quốc, quả đào được coi là được các vị tiên ăn do các tính chất huyền bí của nó đối với sự trường thọ dành cho những người ăn nó. Ngọc Hoàng, vị thần cai quản thiên đình, có vợ tên là Tây Vương Mẫu. Tây Vương Mẫu mời các vị tiên ăn những quả đào trường sinh và như thế đã đảm bảo cho sự tồn tại vĩnh cửu của họ. Các vị tiên được Tây Vương Mẫu thết đãi một bữa tiệc sang trọng tại hội bàn đào. Các vị tiên phải chờ đợi 6.000 năm để có được bữa tiệc sang trọng này; cây đào tiên chỉ ra lá sau mỗi một nghìn năm và cần tới 3.000 năm để làm quả chín. Các bức tượng bằng ngà voi họa lại những người tham dự bữa tiệc của Tây Vương Mẫu thông thường có ba quả đào.

Quả đào đóng một vai trò quan trọng trong tín ngưỡng Trung Hoa và là biểu tượng của sự trường thọ. Một ví dụ liên quan đến quả đào là chuyện về Trương Đạo Lăng (张道陵), được nhiều người cho là người đã sáng lập ra Lão giáo. Trương Quả Lão (張果老), một trong số Bát Tiên của người Trung Quốc, thường được họa lại là mang theo quả đào trường sinh. Hoa đào cũng được đánh giá cao trong văn hóa Trung Hoa, tương tự như hoa mai (mơ).

Do hương vị và cảm giác thơm ngon của nó khi mới tiếp xúc nên trong văn hóa Trung Hoa cổ đại thì “đào” còn là một từ mang nghĩa bóng để chỉ những cô dâu mới và nó cũng được dùng trong nhiều nền văn hóa khác một cách tương tự như thế để chỉ những người đàn bà trẻ đẹp (chẳng hạn trong tiếng Anh có từ peachy (dịch nghĩa là mơn mởn đào tơ)).

Nếu như văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của quả đào thì văn hóa Việt Nam chú trọng chủ yếu vào ý nghĩa của hoa đào. Đối với văn hóa dân gian Việt Nam, hình ảnh hoa đào được gắn với những cô gái trẻ, mảnh mai, và yếu đuối, thể hiện qua thành ngữ “liễu yếu đào tơ” hoặc lời một bài hát chèo cổ “Đào liễu có một mình. Ấy kìa hai vai em còn gánh nặng mà để nhật trình đường xa.”

Cây đào có tác dụng lớn nhất là để làm cây trang trí, vào mỗi ngày tết nếu chưa thấy cành đào là chưa có tết, nó mang một ý nghĩa tâm linh to lớn, tượng trưng cho những điều may mắn, suôn sẻ, hạnh phúc, đoàn viên. Nó còn giúp xua đuổi bách quỷ mang đến cuộc sống yên bình, an khang, thịnh vượng. Vẻ đẹp của hoa đào còn tượng trưng cho những người con gái phương bắc luôn e lệ, dịu dàng mà kiều diễm.

Hoa đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, mang ý nghĩa có thể xua đuổi tà ma, bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Hoa đào rộ sắc đơm bông khi mùa xuân kéo đến dù trong khoảng thời gian này ở miền bắc rất lạnh giá, nên loại hoa này còn tượng trưng cho sức sống mãnh liệt, sự đổi mới và sự sinh sản nảy nở.

Hoa đào tượng trưng cho tình bạn thân thiết trong sáng và nồng nàn, gắn bó với nhau. Dựa theo, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong tam Quốc Dĩnh nghĩa trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ. Hoa đào thể hiện cho tình bạn thắm thiết đáng khâm phục của họ.

Trong năm mới thì hoa đào sẽ mang đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, đem đến may mắn, gặp nhiều điều tốt đẹp, vạn sự như ý. Hoa đào nở rộ trong năm mới mang ý nghĩa cho sự làm ăn thuận lợi, phát tài, phát lộc, an khang thịnh tượng, tiền tài tấn tới. Loài hoa này con mang ý nghĩa về sự dịu dàng, sắc son, chung thủy, diễm kiều, vẻ đẹp của người con gái xứ Bắc.

Thuyết minh cây hoa mai

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.