Thuyết minh danh nhân: Thành Cát Tư Hãn

thuyet-minh-danh-nhan-thanh-cat-tu-han

Thuyết minh danh nhân: Thành Cát Tư Hãn

  • Mở bài:

Thành Cát Tư Hãn là một nhà quân sự lỗi lạc và quan trọng của lịch sử thế giới. Ông được người Mông Cổ dành cho sự tôn trọng cao nhất, như là một vị lãnh đạo đã loại bỏ hàng thế kỷ của các cuộc giao tranh, mang lại sự thống nhất cho các bộ lạc Mông Cổ. Các hãn Mông Cổ sau này cổ vũ dân chúng tưởng niệm tới ông như một vị thánh thần tôn giáo trong toàn đế chế. Không có Thành Cát Tư Hãn có lẽ đã không có Mông Cổ.

  • Thân bài:

Gia đình:

Thành Cát Tư Hãn tên là Thiết Mộc Chân. Năm 1162, trên cao nguyên Mông Cổ, vợ của tù trưởng bộ tộc Mông Cổ Dã Tốc Cai sinh được một người con trai. Hôm đó, Dã Tốc Cai dẫn bộ hạ tập kích người Tháp Tháp Nhi , giành được thắng lợi. Để kỉ niệm thắng lợi này, Dã Tốc Cai đặt tên cho đứa con vừa mới sinh là Thiết Mộc Chân ý nghĩa là “tinh cang”.

Thành Cát Tư Hãn có khoảng 40 thê thiếp. Trong đó Đại Hoàng hậu Bột Nhi Thiếp, Hoằng Cát Lạt thị được phong là chính cung. ngoài những người vợ chính, trong những cuộc chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn còn cướp về không biết bao nhiêu cô gái đẹp để làm vợ. Bởi thế, ngày nay, không có số liệu chính xác về số con của Thành Cát Tư Hãn được sinh ra. Chỉ biết rằng, hậu duệ của ông rất đông đảo.

Cuộc đời của Thiết Mộc Chân: từ tù binh vươn tới Đại hãn, thống trị toàn Mông Cổ

Do bởi bộ tộc Mông Cổ và bộ tộc Tháp Tháp Nhi thường đánh lẫn nhau, cho nên thời trẻ và thời thanh niên của Thiết Mộc Chân luôn ở trong giai đoạn quá độ chiến tranh. Năm Thiết Mộc Chân 9 tuổi, phụ thân của ông bị người Tháp Tháp Nhi hạ độc chết.

Sau khi Dã Tốc Cai qua đời, thuộc bộ và các võ sĩ của ông nhìn thấy thế lực của bộ tộc Mông Cổ ngày càng suy yếu, nên họ lần lượt rời đi. Qua mấy năm, chủ nô lệ của bộ Thái Xích Ô ngày trước lo sợ Thiết Mộc Chân sau khi trưởng thành sẽ báo thù, bèn đột nhiên dùng biện pháp tập kích bắt Thiết Mộc Chân, cho đeo gông để thị chúng. Về sau, Thiết Mộc Chân thừa lúc người của bộ Thái Xích Ô cử hành yến hội, đã dùng gông đánh ngã tên canh giữ, được sự giúp đỡ của cha con nô lệ Toả Nhi Hãn Phu Thích, Thiết Mộc Chân đã đào thoát về quê nhà. Chẳng bao lâu, lại gặp phải sự tập kích của người Miệt Nhi Khất. Trong lúc vội vã tháo chạy, ngay cả vợ con ông cũng không kịp dẫn theo, khiến vợ con trở thành tù binh của người Miệt Nhi Khất.

Sự thất bại và hoạn nạn đã rèn luyện ý chí của Thiết Mộc Chân, ông nén đau thương đem áo cừu hắc điêu lúc cưới của vợ dâng cho Thoát Oát Lí Lặc Hàn của bộ Khắc Liệt, gọi ông ta là nghĩa phụ. Lại cùng với thủ lĩnh bộ Trát Đáp Khoát Nhi là Trát Mộc Hợp kết làm huynh đệ, để có được sự ủng hộ. Họ liên hợp xuất binh đánh bại người Miệt Nhi Khất, đoạt lại người vợ của Thiết Mộc Chân.

Thắng lợi lần đó đã khiến cho Thiết Mộc Chân bắt đầu khôi phục nguyên khí, thuộc bộ cũng các dũng sĩ ngày trước lần lượt đầu bôn trở lại với Thiết Mộc Chân. Năm 1189, một số chủ nô lệ lập Thiết Mộc Chân làm Hàn (Hãn) (xưng hiệu người thống trị tối cao của dân tộc thiểu số phương bắc thời cổ)

Thắng lợi của Thiết Mộc Chân khiến Trát Mộc Hợp lo lắng. Y mượn cớ tấn công nhằm tiêu diệt  Thiết Mộc Chân. Dù bị đánh bại nhưng một số tộc người bất mãn với sự tàn bạo của Trác Mộc Chân đã mạnh dạn thoát li đầu bôn đến Thiết Mộc Chân. Thiết Mộc Chân chuyển hoạ thành phúc, lực lượng của ông càng lớn mạnh. Sau khi thủ lĩnh Miệt Cổ Chân của bộ Tháp Tháp Nhi phản kháng triều Kim và bị giết chết,  Thiết Mộc Chân tiếp nhận phong chức của triều Kim tham gia trận chiến này. Thiết Mộc Chân không chỉ báo được thù, mà còn bắt được nhiều bộ dân và gia súc của Tháp Tháp Nhi, từ đó, lực lượng của ông càng thêm hùng hậu.

Năm 1201, Thiết Mộc Chân đánh bại Trát Mộc Hợp. Năm sau, tiêu diệt toàn bộ người Tháp Tháp Nhi tàn dư, thống nhất đông bộ Mông Cổ. Năm 1202, Thiết Mộc Chân tiêu diệt bộ Khắc Liệt. Mùa hè năm 1204, Thiết Mộc Chân đích thân dẫn đại quân xuất chinh Nãi Man, giết chết thủ lĩnh Tháp Dương Hàn. Từ đó, uy danh của Thiết Mộc Chân chấn động cả cao nguyên Mông Cổ, các bộ lạc khác cũng không dám cùng ông tranh phong. Người Miệt Nhi Khất nghe hơi gió đã khiếp đảm.

Trát Mộc Hợp sau khi chạy trốn khắp nơi đã bị bộ hạ của ông trói đưa về cho Thiết Mộc Chân, cuối cùng bị Thiết Mộc Chân xử tử. Như vậy, Thiết Mộc Chân đã hoàn thành đại nghiệp thống nhất toàn Mông Cổ.

Năm 1206, Thiết Mộc Chân 44 tuổi được các chủ nô lệ của toàn Mông Cổ tiến cử làm Thành Cát Tư Hàn (Hãn). “Thành Cát Tư Hàn (Hãn)” theo tiếng Mông Cổ có nghĩa là “cường đại”. Thành Cát Tư Hàn (Hãn) trở thành Đại Hàn (Hãn) của toàn Mông Cổ, đánh dấu lịch sử Mông Cổ tiến vào một giai đoạn mới: kết thúc cục diện các bộ lạc nhiều năm tàn sát lẫn nhau; phía đông từ thảo nguyên Hô Luân Bối Nhĩ , phía tây đến khu vực rộng lớn của núi A Nhĩ Thái. Các bộ lạc sử dụng ngôn ngữ khác nhau và có trình độ văn hoá khác nhau, đã dần hình thành nên tộc Mông Cổ cần cù chăm chỉ.

Sau khi Thành Cát Tư Hàn (Hãn) thống nhất toàn Mông Cổ, đã kiến lập một chính quyền Mông Cổ đầu tiên – nước Mông Cổ.

Thành tựu của Thành Cát Tư Hãn:

Công trạng lớn nhất của Thành Cát tư Hãn là đã thống nhất các bô lạc Mông Cổ và tạo ra một đế chế hùng mạnh bậc nhất trong lịch sử loài người.

Thành Cát Tư Hãn là một nhà lãnh đạo thực thụ có khả năng. Ông đã tạo ra bộ luật bằng chữ viết của người Mông Cổ mà mọi người trong đế chế phải tuân thủ.  Ông cũng tập trung cao nhất sự trung thành của các thủ lĩnh đối với ông. Vì sự mở rộng đế chế của ông, Thành Cát Tư Hãn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong văn hóa của nhiều quốc gia châu Á, chủ yếu là Trung Quốc và Nga.

Ông là một nhà quân sự kiệt xuất. Với các chiến thuật khôn khéo và phù hợp, Thành Cát Tư Hãn đã tạo ra một đội quân hùng mạnh, nhất quán và hiệu quả trong chiến đấu. Quân đội Mông Cổ là rất mềm dẻo vì sự kiên định của binh sĩ. Triết lý quân sự của Thành Cát Tư Hãn là đánh bại kẻ thù với ít tổn thất và rủi ro nhất cho người Mông Cổ, dựa trên lòng trung thành và tài năng trong việc lựa chọn các tướng lĩnh và binh sĩ.

Theo các sử gia, Thành Cát Tư Hãn đã trực tiếp tham gia 32 trận đánh lớn, 65 trận đánh nhỏ. Trong quá trình chinh chiến, Thành Cát Tư Hãn đã thực hiện nhiều cuộc tán sát đẫm máu, tàn phá nhiều di tích, hủy hoại tất cả những gì trên con đường đội quân đi qua. Bởi thế, đội quân Mông Cổ được xem là đội quân đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. Vào thời cực thịnh, Đế chế Mông Cổ đạt tới diện tích lớn nhất trong lịch sử loài người, trải dài từ Đông Nam Á tới châu Âu trên một diện tích 35 triệu km vuông.

  • Kết bài:

Đối với người Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn được tôn vinh như một vị thần, người bất khả chiến bại. Đối với thế giới, ông là một nhà quân sự kiệt xuất, một nhà lãnh đạo tài ba bậc nhất trong lịch sử loài người. Tuy nhiên, đi cùng với chiều rộng lãnh thổ đế chế và gót giày xâm lược của đoàn quân Mông Cổ là cái chết không biết bao nhiêu con người vô tội.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.