Thuyết minh địa điểm du lịch tỉnh Gia Lai

thuyet-minh-dia-diem-du-lich-gia-lai

Thuyết minh địa điểm du lịch tỉnh Gia Lai

Có gì tuyệt vời hơn một ngày đẹp trời nào đó, ta được đắm mình trong một vùng biển xanh lơ dập dềnh sóng nhẹ như đang hoà làm một với bầu trời xanh cao vời vợi. Mặt nước mênh mông được điểm xuyết bởi những con thuyền lênh đênh trên mặt nước như bông hoa xinh xắn? Có gì yêu kiều hơn một bờ cát xinh trắng mịn như kem sữa dâu non chạy dài tít tắt theo hàng dừa xanh, nghiêng nghiêng bóng rũ theo gió thổi đu đưa vuốt tóc?

Và có gì có thể quyến rũ hơn dáng vẻ uy nghiêm của đại ngàn xanh thẳm, văng vẳng bên tai là tiếng cồng chiêng rền rã vang vọng hoà cùng tiếng thác ào ạt trắng xoá và tiếng gió lộng bốn phương. Bức tranh tuyệt vời nhất chính là được tạo nên từ bàn tay tạo hoá. Và miền Trung có tất cả mảnh ghép để đem lại bức hoạ tuyết đẹp khách du lịch bốn phương. Nào, mời bạn hãy cùng tôi ghé thăm miềm đất Gia Lai.

Thật không phải khoe khoang, nhưng kì thực Gia Lai nghe tới ai cũng thấy mê. Chưa hẳn kà mê sự giàu có và nhộn nhịp của phố núi mà mê là ở cái vẻ mơ màng, thắm xanh của đất, trời, cây cỏ. Du lịch đến với Gia Lai, các bạn có thể gặp những toà nhà cao tầng với những khu vui chơ giải trí, những ngôi chợ truyền thống tồn tại đã hàng trăm năm. Gia Lai không rộng lắm và cũng không thiếu những khu du lịch nức tiếng như Biển hồ T’Nưng mêng mông nước biếc, quảng trường Đại Đoàn Kết rực rỡ đèn màu, Đồi Thông sương sờ hiu hiu gió thổi… Bấy nhiêu thôi cũng đủ làm lòng du khách chộn rộn, đôi chân khao khát muốn đi tìm rồi.

Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực phía Bắc cao nguyên Trung Bộ thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tỉnh Gia Lai được tái lập vào ngà 12 tháng 8 năm 1991. Gia Lai và Kon Tum tách thành hai tỉnh là Gia Lai và Kon Tum. Gia Lai thuộc vùng khí hậu cao nguyên nhiệt đới gió mùa, dồi dào về độ ẩm, có lượng mưa lớn. Nơi đây không có bão và sương muối. Đất đai có tầng phong hoá sâu, rất tơi tốp và màu mỡ. Bởi thê, noi đây nhanh chóng trở thành thủ phủ của cao su và hồ tiêu của cả nước.

Khí hậu ở đây được chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Tromg đó, mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mùa khô từ tháng 11 đến thàng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm từ 21 độ đến 25 độ. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mua trung bình năm từ 2.200 – 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200-1.750 mm Hồ T’Nưng hay còn gọi là Biển Hồ.

Ở hướng ngược lại, đây còn được gọi là đôi mắt Pleiku. Mặt hồ phủ sương vào lúc sáng sớm cũng là khoảng khắc khó quên. Các bạn đi theo đường 14 về phía Kon Tum khoảng 7km cứ đi theo biển chỉ đường sẽ thấy đường rẽ vài Iển Hồ. Đường vào Biển Hồ là một con đường đẹp tuyệt vời với những rặng thông hai bên.

Đi thẳng theo con đường này các bạn sẽ gặp một Đài Vọng cảnh từ trên cao. Từ Đài Vọng cảnh này, các bạn sẽ chiêm ngưỡng được toàn bộ vẻ đẹp của Biển Hồ. Tuy nhiên, các bạn muốn có những góc nhìn khác lạ, các bạn có thể rẽ xuống con đường nhỏ bên trái Đài Vọng cảnh hoặc đi vào phía bên kia Biển Hồ, còn gọi là Biển Hồ Chè vì khu vực này trồng rất nhiều chè để nhìn ngắm Biển Hồ và những thửa ruộng bậc thang.

Tiếp theo là nhà tù Pleiku. Đây là nơi giam giữ tù chính trị dưới thời Pháp, Mỹ ( trước năm 1975 ), di tích này nằm ngang trong trung tâm thành phố cách bưu điện 300m, hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật được sử dụng trong năm 1975 ở trong tù như những hình thức tra tấn. Trong đó, ở thành phố có khá nhiều công viên xanh, lớn nhất là công viên Diên Hồng mới được xây dựng, các bạn có thể đến công viên vào buổi chiều, dạo mát và hoà mình với những người dân Pleiku.

Nhắc đến thuỷ điện đó chính là thuỷ điện Yaly ở huyện Chư Puh. Từ Biển Hồ đi xa hơn về phía Kon Tum, các bạn có thể tham quan một địa danh nổi tiếng từ lâu đời đó là thuỷ điện Yaly, vé vào cửa một người là 30k. Thuỷ điện Yaly đã biến khu vực này thành một lòng hồ rộng lớn với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và hùng vĩ. Đây là công trình lớn thứ hai ở nước ta, sau thuỷ điện Hoà Bình. Các bạn đi xe máy không vào được. C

Các bạn phải thuê xe ô tô 4 chỗ với giá 200k/xe ở gần đó để đi vào đập thuỷ điện, ngắm nhìn từ trên cao hoặc vào tham quan khu vực tuabin. Đồi thông Hà Tam ở huyện Đăk Pơ. Nếu các bạn là một nhóm lớn và thích các không gian cắm trại, các bạn có thể khám phá Đồi thông Hà Tam cách thành phố khoảng 5km. Ở đây có những cây cổ thụ có đường kính từ 1m – 1.5m phải có năm người mới có thể ôm được. Khu vực này hiện đang được đầu tư thành khu du lịch sinh thái nên một vài năm nữa có thể có rất nhiều resort mọc lên ở đây.

Ở Tây Nguyên, hoa dã quỳ cũng trở thành một nét đặc trưng riêng, hoa nở báo mùa khô đã bắt đầu ( thường mùa hoa kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng giêng năm sau ). Hoa dã quỳ có sức sống mãnh liệt, thường bắt gặp mọc ở ven đường góc phố, trên đồi hay thung lũng. Có chuyện kể rằng, dã quỳ hoá thân của nàng Bờ Nga Ang, người con gái J’rai duyên dáng không may bị bắt làm nô lệ, sau đó người yêu của nàng vượt qua bảy sông, bảy núi, bảy rừng để đi tìm và cứu nàng. Do hành trình trở về gian khó, nàng đã chết vì kiệt sức.

Theo ước nguyện,chàng đã đưa nàng lên dàn hoả thiêu, rồi lên đỉnh núi cao nhất gửi gắm tro tàn nhờ gió đưa về quê nhà. Mỗi hạt tro về với đất mẹ lại hồi sinh, nảy thành chồi no , đâm cành đơm nụ, bung hoa rực rỡ… và luôn hướng về phía mặt trời nhưng đang tìm kiếm những điều tươi sáng, tốt đẹp.

Hoa dã quỳ có màu vàng rực tự nhiên rất cuốn hút. Từ tháng 11 hằng năm, rất nhiều du khách thập phương đến với Chư Đăng Ya để chụp ảnh, ghi lại mùa hoa đẹp nhất trong năm. Đường lên Chư Đăng Ya mùa này ngập tràn sắc hoa dã quỳ. Nhiều gam màu của cây trồng, hoa, cỏ tạo nên nét đẹ riêng của vùng Chư Đăng Ya.

Ở Gia Lai có một ngôi chùa nổi tiếng đó chính là chùa Minh Thành nó nằm ở 14A Nguyễn Viết Xuân, thành phố Pleiku. Chùa được xây theo kiến trúc Nhật Trung rất đẹp và đặc trưng với diện tích 20.000m2. Kiến trúc cửa chùa khác hẳn so với các chùa khác ở Việt Nam, rất đẹp, tới Pleiku các bạn đừng quên ghé qua nhé và có một ngôi chùa tên Bửu Minh.

Bửu Minh toạ lạc tại xã nghĩa Hưng, huyệ Chư Păh, cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 15km về phía Bắc, chùa Bửu Minh là một trong những ngôi chùa lâu đời tại Gia Lai. Sau nhiều lần trùng tu đến nay chùa Bửu Minh là ngôi chùa có kiến trúc hiện đại, kết hợp hài hoà giữ lối kiến trúc miền Bắc, miền Trung và kiểu dáng chùa Nhật Bản.

Chùa toạ lạc không gian xanh mát, giữ bao la đồi chè, hàng thông trăm tuổi trở thành điểm du lịch văn hoá tâm linh thu hút du khách. Đồi cỏ hồng nằm cách thành phố Pleiku khoảng 20km thuộc xã Glar huyện Đak Đoa được mệnh danh như một Đà Lạt thứ hai. Vào đầu tháng 11 có một loại có dại mọc giữ các rừng thông bắt đầu chuyển sang sắc hồng hồng, tím tím bao phỉ cả một vùng đất bazan dài vô tận.

Nhắc đến có hồng nơi đầu tiên mọi người nghĩ đến là Đà Lạt thơ mộng, nhưng ít ai biết rằng cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 20km cũng có một đồi cỏ hồng rực rõ không kém. Tại Gia Lai đồi cỏ hồng thường mọc ở một số nơi như: Núi đá ( TP Pleiku ), dọc hai bên rừng thông trên QL 19 theo hướng đi cửa khẩu Lệ Thanh ( Đức Cơ )…

Đặc biệt khu vực đồi cỏ hồng đẹp nhất là ở những cánh rừng thông thuộc xã Glar huyện Đak Đoa. Ở Gia Lai có một ngọn núi được nhiều người biết đến chính là núi Hàm Rồng. Núi Hàm Rồng vẫn được ví như nóc nhà của Pleiku và chiều cao trên 1000m trên mực nước biển. Ngọn núi này vốn là một ngọn núi lửa cổ nay đã ngừng hoạt động, để lại phù sa màu mỡ nuôi dưỡng cho các loại hoa màu cũng như là rừng cây nơi đây. Từ trên nhìn xuống, đỉnh núi trông như một chiếc phiễu màu xanh khổng lồ với mây mù lượn lờ xung quanh.

Ở Hà Nội có quãng trường Ba Đình còn ở Gia Lai có quãng trường Đại Đoàn Kết. Mỗi quãng trường điểm du lịch ở Gia Lai lại gắn với lịch sử phát triển linh hồn của thành phố, và quãng trường Đại Đoàn Kết được mệnh danh là trái tim của người dân Pleiku. Quãng trường được khánh thành vào tháng 12/2012 với diện tích 12ha.

Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tàng cổ vật và Tượng đài anh hùng Núp, nơi đây tạo nên quần thể kiến trúc – văn hoá mang đậm đà bản sắc Tây Nguyên. Nằm trong khuôn viên quảng trường còn có một số công trình hoành tráng khác như bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh cao hơn 10m, khối đá ba tầng hình trụ tượng trưng cho 54 dân tộc anh em, dàn cồng chiêng – biểu tượng đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên,… cùng nhiều nét đặc sắc khác.

Thác Phú Cường nằm cách thị trấn Chư Sê khoảng 3km và nằm cách trung tâm khoảng 45km đi về hướng Đông Nam. Thác Phú Cường là một khu du lịch sinh thái vô cùng hứa hẹn cho du khách khám phá, những vẻ đẹp thơ mộng bình yên đến diệu kì cùng với sức hút lan toả rộng lớn đã làm cho không ít người cảm thấy vẻ choáng ngợp của ngọn thác nơi này.

Từ một độ cao hơn 45m, ngọc thác Phú Cường luôn mang một dòng chảy vô cùng sôi động cho mọi người đến khám phá. Những dòng thác hùng vĩ cùng với dòng chảy mộng mơ sẽ làm bừng tỉnh thêm sức sống mãnh liệt cho mọi người khám phá và trải nghiệm.

Hồ Thác Bà được biết đến là một hồ nước rất rộng lớn ở tỉnh Gia Lai. Hồ Thác Bà là sự hội tụ của một đập thuỷ điện mang tên Thác Bà vốn đã rất quen thuộc, từ những vẻ đẹp gần gũi thân thiện, khung cảnh của hồ Thác Bà luôn được mọi người yêu thích và muốn khám phá về vùng đất bình yên độc đáo và nhiều thơ mộng.

Những khung cảnh mà thiên nhiên mang lại cho nơi này quả thực đã vượt xa sự kỳ vọng về một hành trình đầy thú vị và đáng nhớ. Đây là địa điểm cuối cùng mà tôi giới thiệu cho các bạn nghe đó là Thác Chín Tầng. Thác Chín Tầng tuy không cao nhưng lại rất uốn lượn và trải dọc theo những vách đá to lớn trải dài từ đỉnh núi xuống dưới chân. Thác Chín Tầng được coi là nơi du lịch rất lý tưởng cho những ai thích khám phá và trải nghiệm những hành trình thú vị khi đi du lịch ở vùng đất Gia Lai xinh đẹp này.

Theo kinh nghiệm du lịch ở Gia Lai của mình thì hầu hết các địa điểm tham quan đều ở thành phố Pleiku hoặc không cách quá xa thành phố, do đó các bạn có thể đi về trong ngày. Về thành phố Pleiku để nghỉ ngơi, dưới đây một số nhà nghỉ cho bạn:

– Khách sạn Pleiku ( 124 Lê Lợi, thành phố Pleiku ), giá ( USD ):12-40 sđt: 02693827779

– Khách sạn Tre Xanh ( 18 Lê Lai, phường Tây Sơn, thành phố Pleiku, giá ( USD ): 20 – 23, sđt: (+84) 915511888

– Khạch sạn Thuận Hải ( 96 Trần Phú, thành phố Pleiku ), giá ( USD):5-10, sđt: 02693824476.

Gia Lai có một số đặc sản rất nổi tiếng và đặc trưng ở đây , bạn nên thử như: Phở khô- món ăn đặc sản ở đây,bạn có thể ăn ở quán phở Hồng ở đường Nguyễn Văn Trỗi, quán Tàu Lý ở đường Trần Phú, quán Ngọc Linh đường Sư Vạn Hạnh,…

Bánh xèo bà Tám ở ngã Tư Trần Bình Trọng và Lê Hồng Phong , ăn siêu ngon, chỉ bán vào buổi sáng đến trưa thôi nhé.Khu ăn uống đập Đức An – đường Thống Nhất. Ở đây có rất nhiều đồ ăn ngon và chỉ bán ở chiều tối. Khu ăn uống ở đường Hùng Vương có rất nhiều món ăn ngon như : cơm cháy chiên giòn, trứng cút, gà nướng, trứng vịt lộn,.. quán bán chiều tối từ sua 5h chiều. Chè bà Dũng số 5 Nguyễn Thái Học , giá từ 3.000₫ – 5.000₫, mà cực ngon.

Chè Thái số 16 Võ Thị Sáu, giá từ 5.000₫. Bánh canh Nhớ đường Phan Đình Phùng, bánh canh bà Bảy đường Cù Chính Lan,.. bán chiều tối. Cơm gà bạn có thể ăn ở quán Mỹ Tâm đường Nguyễn Văn Trỗi, quán Hải Nam đường Hai Bà Trưng. Bún riêu quán Chi đường Phan Đình Phùng. Buỏii chiều ở công viên Diên Hồng có rất nhiều đồ ăn vặt.

Buổi tối hay sáng sớm bạn nhớ tìm cho mình một quán cafe cóc, giá chỉ khoảng 10.000₫, ngồi ngắm phố xá.

Đi Gia Lai bạn có thể đi bằng xe hoặc máy bay.Gia Lai cũng có sân bay Pleiku nằm cách trung tâm thành phố khoảng 4km với các chuyến bay tới Hà Nội,Đà Nẵng và TPHCM của VietnamAirlines, nhưng các chuyến bay này cao hơn sao với những chuyến bay đến các tỉnh khác trong khu vực Tây Nguyên như Buôn Ma Thuột hoặc Đà Lạt.

Giá một chiều Hà Nội- Pleiku khoảng 1tr8-2tr5.

Bay từ TPHCM và Đà Nẵng rẻ hơn khoảng 200-500k/chiều.

Chuyến bay Hà Nội / TPhCM – Pleiku ngày nào cũng có một chuyến nhưng Đà Nẵng – Pleiku thì không có chuyến vào thứ Hai và thứ Tư.

Hiện chuyến Đà Nẵng – Pleiku đang có khuyến mại khoảng 800k/chiều.

Đi xe từ TPHCM để đi Gia Lai thật dễ dàng khi có rất nhiều các nhà xe như Thuận Tiến Gia Lia, Hồng Hải, Việt Tân Phát, Giá vé dao động từ 200k – 300k/ người.

Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý nói với nhà xe về điểm xuống bởi có rất nhiều xe về bến cuối dừng chân tại không phải ở Gia Lai. Đi xe bus ở Gia Lai từ tp Pleiku các bạn có thể đi xe bus sang các huyện khác: – Pleiku – An Khê – Pleiku – Kon Tum – Pleiku – La Grai, Đức Cơ, Chư Sê, Chư Puh, Chư Prông.

Giá vé bus chỉ từ 10-35k tuỳ tuyến, bắt xe tại các trạm xe bus trên đường Trần Phú và Hùng Vương. Nếu các bạn ở TpHCM thì các bạn đi máy bay khoảng 1 tiếng sẽ tới ở Gia Lai, còn ban ở Hà Nội sẽ bay khoảng 3 tiếng.

Các bạn ở Đà nẵng đi ra Gia Lai 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên các bạn đừng đi vào mùa mưa thường có mưa lớn vào buổi sáng hoặc cả ngày sẽ gây khó khăn cho việc di chuyển, đi lại. Ngoài ra, du lịch Gia Lai nhiều khi các bạn sẽ đi vào các khu vực rừng núi, thác nước, các bản làng nên việc di chuyển trong thời tiết nhiều mưa, đường xá ẩm ướt, lầy lội sẽ không phải là thuận lợi.

Vì vậy, các bạn đi du lịch Gia Lai – Pleiku thích hợp vào mùa khô, đặc biệt là những tháng cuối năm như tháng 11 – 12 bởi vì lúc này lúa chìn vàng trên các nương đồi, hoa dã quỳ nở vàng rực các nẻo đường cũng làm cho núi rừng Tây Nguyên rực rỡ hơn.

Đây cũng là thời điểm các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc diễn ra như lễ mừng lúa mới, lễ ăn cơm mới, liên hoan cồng chiêng, lễ hội đâm trâu, lễ bỏ mả,…

Tháng 3 cũng là một thời điểm khác nữa mà bạn có thể thưởng thức vẻ đẹp của Gia Lai. Đây là thời điểm hoa cà phê nở và sâu bướm nở nên bướm vàng bay đầy trời. Tính cách phổ biển của người Gia Lai là năng động, thân thiện, hoạt bát.

Ở Gia Lai, mọi người rất sống bình dị không bon chen và để lạ nhiều ấn tượng trong lòng du khách nhất là khách ngoại quốc. Gia Lai Pleiku là một thành phố mà bạn nhất định phải tới để chiêm ngưỡng cảnh đẹp danh lam thắng cảnh ở nơi đây. Nếu có thời gian các bạn hay thu xếp đi một chuyến du lịch đầy kỉ niệm với gia đình và bạn bè nhé !

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.