Thuyết minh về hình tượng vũ nữ Apsara

thuyet-minh-hinh-tuong-vu-nu-apsata

Thuyết minh về hình tượng vũ nữ Apsara.

Hình tượng vũ nữ Apsara với thân thể mềm mại đang trong điệu múa mê hoặc vốn xuất hiện rất nhiều trong các đền tháp ở các nước Đông Nam Á, những nước chịu ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Giáo, trong đó có Việt Nam. Khảo sát từ Mỹ Sơn, Trà Kiệu cho đến Bình Định, Phú Yên, Khánh hòa các tháp Chăm đều có hình tượng vũ nữ ở chóp tháp, thân tháp, chân tháp và các khu vực lân cận.

Theo truyền thuyết Ấn Độ Giáo, Apsara chính là nữ thần Apsara, một tiên nữ trên trời trong Ấn Độ Giáo và thần thoại phật giáo. Theo truyền thuyết kể lại, các tiên nữ Apsara mang vẻ đẹp siêu nhiên, lộng lẫy, rất điêu luyện trong ca múa và thường ca hát trong những đêm hội hoặc quanh các chùa tháp trong những đêm trăng sáng.

Cũng theo Ấn Độ Giáo, Apsara là vợ của các nam thần nhạc công Gandharva, người chuyên phục vụ trong các bữa tiệc của các thần. Để mua vui cho các thần trong các lễ hôi, trong khi nhạc công Gandharva tấu nhạc thì Apsara ca múa. Những điệu múa vô cùng mềm mại, dìu dặt và quyến rũ thể hiện vẻ đẹp và niềm vui ở nơi vườn hồng chỉ có ở nơi tiên giới. Đặc trưng dễ thấy của các điệu múa do Apsara thể hiện là cử chỉ thanh thoát, khoan thai, tinh tế và chậm rãi theo một trật tự xếp hình tạo ra những biểu tượng có sức thu hút mạnh mẽ.

Apsara còn là nữ tỳ hầu hạ bên cạnh Indra, vị thần chiến tranh. Truyền thuyết cho rằng chính tiếng đàn của vũ công Gandharva và điệu múa mê hồn của Apsara làm cho Indra quên đi cơn giận, không gây chiến tranh chết chóc,  không gây giông tố khiến cho cuộc sống con người được bình yên, thịnh vượng

Từ đất nước Ấn Độ, hình tượng tiên nữ Apsara du nhập sang các nước khác theo gót chân của các nhà truyền giáo và có nhiều thay đổi cho phù hợp với văn hóa các quốc gia: Cambuchia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.

Trong truyền thuyết Cambuchia, Apsara là hóa thân của mây và nước. Khi các nàng nhảy múa, đùa giỡn, làm mưa rơi xuống trần gian khiến cho muôn vật phát triển tốt tươi, sinh sôi nảy nở. Chính vì vậy, người dân Cambuchia tôn vinh Apsara là nữ thần bảo trợ nông nghiệp hay nữ thần thịnh vượng.

Hình tượng Apsara không những ăn sâu vào đời sống văn hóa mà còn trở thành niềm cảm hứng của thi ca, nhạc, họa, điêu khác và các loại hình nghệ thuật khác của người dân Cambuchia. Có thể nói, nền văn hóa Ấn Độ Giáo đã tìm thấy một mảnh đất thích hợp để phát huy các giá trị và vẻ đẹp của nó. Ngày nay, Apsara trở thành biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của đất nước chùa tháp này.

Tại Việt Nam, hình tượng Apsara cũng được tìm thấy nhiều nơi trong nền văn hóa Champa cổ. Tượng Apsara được điêu khắc tỉ mỉ trên các tháp Chăm còn sót lại ở Trà Kiệu (Quảng Nam), Bình định. Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và rải rác ở một vài nơi khác. Qua hình tượng Apsara, nền điêu khắc Champa đạt đến trình độ tinh xảo hiếm có, đóng góp một giá trị tinh túy vào kho tàng văn minh nhân loại.

Hầu hết các pho tượng được phát hiện tại các di chỉ có niên đại từ thế kỉ thứ 7 đến thế kỉ thứ 17. Trong đó, tượng vũ nữ Apsara ở bợ thờ Trà Kiệu Quảng Nam được xem là một tác phẩm tiêu biểu, đạt đến đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc. Với dáng vẻ mềm mại, uyển chuyển, nụ cười thần bí, đôi chân thanh thoát chuẩn bị di chuyển theo nhịp điệu gợi cho ta các vũ điệu Tamia Tatih; Tamia Biyen, Tamia Tra trong truyền thuyết mà các hậu duệ của họ là thiếu nữ Chăm nối tiếp vũ điệu cổ xưa đang lưu truyền trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay.

Nghệ thuật điêu khắc tượng Apsara vốn được các nhà nghiên cứu quan tâm từ nhiều thập kỉ trước.eeNhinf từ bên ngoài, các bức tượng gần như trần trụi, lõa thể nhưng kì thực người nghệ sĩ đã khéo léo tạo dựng cho họ những bộ trang phục hết sức kín đáo vừa để phô bày vẻ đẹp, vừa giữ nét thanh cao, phù kowpj với thuần phong mỹ tục. Théo các nhà nghiên cứu, các nghệ nhân đã vừa khắc tạc khối thực (có thể nhìn thấy được) vừa tạo dựng khối ảo (chìm ẩn bên trong). Hầu hết các bức tượng đều được tạo tác với các đường cong mềm mại, thân thể đầy đặn, bộ ngực căng tràn sức sống. Tuy nhiên, để che đậy tính phàm tục, họ đã khéo léo tạo nên những bộ trang phục ôm sát người  kín đáo với những họa tiếc được tối giản hóa như viền cổ, khoanh tay, thắt lưng,… Trang phục lúc này chỉ còn là những biểu trưng đơn giản để đảm bảo phô bày vẻ đẹp thân thể một cách hết sứ ý nhị, tinh tế vô cùng.

Từ những khối đá vô hồn, qua bàn tay của người nghệ sĩ tài tình, làm hiện hình tiên nữ tuyệt sắc, các nghệ nhân đã làm một cuộc hóa thân tuyệt vời xảy ra ngay trước mắt ta. Apsara trong điệu múa bất tận đến ngàn năm sau. Mượn hình tượng nhiều ý nghĩa ấy, con người cũng đã gửi gắm vào đó những tâm tư, khát vọng và niềm mong mỏi về một cuộc sống yên bình, thịnh vượng và hạnh phúc. Apsara mãi mãi là một hình tượng đẹp cho người đời chiêm ngưỡng.

Thuyết minh di tích thắng cảnh Núi Nhạn Phú Yên

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.