Thuyết minh về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

thuyet-minh-the-tho-luc-bat-cua-dan-toc-2

Thuyết minh về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc.

  • Mở bài:

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ở Việt Nam được phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

  • Thân bài:

1. Nguồn gốc thể loại thơ lục bát.

Thật khó để xác định một cách chính xác thể thơ lục bát ra đời từ bao giiowf bởi không có sách ghi lại điều này. Bắt nguồn từ ca dao dân ca, lời ca tiếng hát của những người bình dân, thể thơ lục bát dần dần hiện hình trong đời sống nghệ thuật của dân tộc. Có giả thuyết cho rằng, từ những bài ca, bài đồng giao, người Việt bắt đầu hình dung về vần điệu của thể thơ lục bát, từ đó ghi nhớ và hoàn thiện thể loại thơ này từ thế kỉ XVI.

Tiếp tục phát triển theo thời gian, thể thơ lục bắt đạt được những thành tựu rực rỡ ở cuối thế kỉ XVII và thế kỉ XVIII, với tác phẩm tiểu biểu là truyện Kiều của Nguyễn Du. Với Truỵn Kiều, lục bát đã khẳng định được khả năng mạnh mẽ trong việc biểu đạt chiều sâu đời sống tình cảm của con người.

2. Đặc điểm hình thức thể loại thơ Lục bát.

a. Về số câu:

Một bài lục bát gồm ít nhất 2 câu: một câu lục (6 tiếng) và một cau bát (tám tiếng) và không hạn định về số lượng câu trong một bài.

b. Về luật thơ:

Cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu số Vần
Câu lục 0 B 0 T 0 B(vần)
Câu bát 0 B 0 T 0 B(vần) 0 B
Chữ thứ 1 2 3 4 5 6 7 8

Ví dụ:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
(Ca dao)

c. Về phối thanh:

Chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại.

Trong thơ lục bát biến thể, những quy định trên có thay đổi chút ít. Trước hết là số chữ có thể tăng thêm và vần lưng tất nhiên cũng xê dịch theo:

“Tiền bạc ông lĩnh không biết bao cơ,
Ông làm quan giữa huyện dân có ăn nhờ chi ông”.

d. Cách gieo vần trong thơ lục bát:

Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Ngoài ra, có thể gieo vần trắc, hệ thông bằng trắc trong tổ hợp hai câu sáu tám, do đó, cũng thay đổi:

Tò vò mà nuôi con nhện,
Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi.
(Ca dao)

Vần lưng có thể ở tiếng thứ hai, nhất là ở tiếng thứ tư, và lúc đó tiếng thứ tư đổi ra thanh bằng, và tiếng thứ sáu tiếp theo phải đổi sang thanh trắc:

Thằng Tây mà cứ vẩn vơ,
Có hô này chờ chôn sống mày đây.
(Tố Hữu, Phá đường)

Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
(Ca dao)

Như vậy, có thể nhận thấy, thể thơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng về vần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể thơ này.

3. Đặc điểm nội dung thể loại thơ lục bát.

Thể thơ lục bát phản ánh và cô kết trung thành những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh, ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên….

Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, làm thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này. Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Sức biểu đạt kì diệu của thơ lục bát thật to lớn. Chỉ có hai câu, mười bôn tiếng, mà một cặp lục bát tiềm tàng những khả năng biểu hiện vô tận. Nó luôn dư sức trần thuật:

Đêm qua tát nước đầu đình
Bỏ quèn chiếc áo trên cành hoa sen.
(Ca dao)

Nó vô cùng dồi dào năng lực trữ tình:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.
(Ca dao)

Nó dôi dả năng lực triết luận:

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
(Nguyễn Du)

Nó đáp ứng mọi yêu cầu trào phúng:

Một rằng thương hai rằng thương
Có bốn chân giường gãy một còn ba.
(Ca dao)

Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằng phẳng, quê mùa. Họ vội cho rằng lục bát chỉ biểu hiện được những cảm xúc quen thuộc của người Việt truyền thông. Còn tâm sự đầy những suy cảm tinh vi phức tạp của người hiện đại thì lục bát khó chuyển tải. Họ lầm tưởng rằng lục bát sẽ khó theo kịp nhịp biến hoá đầy bấn loạn của tư duy thơ hiện đại. Thậm chí, có người còn coi lục bát như một rào cản đôi với những lốì tư duy nghệ thuật tân kì. Và, họ từ chối lục bát đế một mực chạy theo những thể khác.

Vì thế mà có xu hướng ngược lại, nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát. Họ nâng niu, chăm chút. Họ làm mới, họ cách tân, để gửi gắm tấc lòng của con người hôm nay vào thể thơ hương hoả của cha ông. Họ dùng lục bát như một phương tiện tâm tình gần gũi, để nói những gì sâu sắc nhất của tâm tư. Đọc thơ lục bát của thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịt với tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Trân trọng lục bát cũng là một thước đo về văn hoá thơ với một người Việt.

  • Kết bài:

Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này. Thể thơ lục bát mãi mãi là một tài sản thiêng liêng của nền văn hoá Việt. Chừng nào thế giới còn chưa thấu tỏ vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy họ chưa thực sự hiểu vẻ đẹp của thơ Việt. Và, chừng nào ta còn chưa làm cho thế giới tiếp nhận được vẻ đẹp của lục bát, chừng ấy nền thơ Việt vẫn còn chưa thực sự làm tròn sứ mệnh của mình.

Thuyết minh thể thơ lục bát của dân tộc

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Phân tích Tú Uyên gặp Giáng Kiều (Trích Bích Câu kì ngộ) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.