Thuyết minh thể thơ lục bát của dân tộc

thuyet-minh-the-tho-luc-bat-cua-dan-toc

Thuyết minh thể thơ lục bát của dân tộc.

  • Mở bài:

Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre. Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen. Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài. Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu… Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là thơ lục bát – một thể thơ cách luật cổ điển thuần túy Việt Nam.

  • Thân bài:

1. Nguồn gốc ra đời của thể thơ lục bát.

Thơ lục bát vốn rất phổ biến trong ca dao dân ca và lời ăn tiếng nói của dân tộc. Bởi thê mà, nhiều người nhầm lẫn thể thơ này có từ lâu đời. Thực tế, thể thơ lục bát có thể xuất hiện vào khoảng trước thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII. Từ một loại hình nghệ thuật dân gian, lục bát trở thành một kiểu loại của văn học viết và bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở các thế kỉ sau đó.

Có thể nói, người Việt sống trong “bầu thi quyển” lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giông nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát. Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ Nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.

Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

2. Đặc điểm cấu tạo.

Một bài lục bất phải bao gồm từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Chính đặc điểm này có thể xem lục bát là mọt thể loại đoản thiên hay trường thiên đều được.

Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần. Vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Đơn vị cơ bản của thể thơ này là một tổ hợp gồm hai câu sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định, về gieo vần, chủ yếu là vần bằng, cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám:

“Hỡi cô tát nước bên đàng
Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”
(Ca dao)

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu số Vần
Câu lục 0 B 0 T 0 B (vần)
Câu bát 0 B 0 T 0 B (vần) 0 B (vần)
Chữ thứ 1

1

2

2

3

3

4

4

5

5

6

6

 

7

 

8

Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu. Nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại:

“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
(Truyện Kiều)

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”

(Truyện Kiều)

Ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8 lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại:

“Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san”

(Chinh phụ ngâm khúc)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 hoặc để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau…

“Một mình một ngọn đèn khuya
Áo đầm giọt tủi tóc se mái đầu”

(Chinh phụ ngâm khúc)

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5…

“Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”

(Truyện Kiều)

Ngoài ra, còn có thể loại lục bát biến thể. Luật thơ vẫn tuân thủ luật thơ lục bát nhưng số chữ hoặc cách gieo vần có thể thay đổi. Kiểu biến thể vốn phổ biến trong ca dao:

“Thương nhau ba bốn núi cũng trèo
Năm sáu sông cũng lội, bảy tám đèo cũng qua”

(Ca dao)

3. Vai trò thể thơ lục bát trong đời sống dân tộc.

Thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu… do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khả năng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên… Bởi thé có thể coi, lục bát là tiếng nói. là lời ca, lời than vãn,… của người bình dân trong lao động và đời sống hàng ngày.

Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

  • Kết bài:

Ngày nay, tuy đời sống thi ca có phần đi xuống nhưng sự ưa chuộng của người Việt đối với thể thơ lục bát vẫn còn rất sâu đậm. Không những nó là một thể thơ có khả năng thể hiện cái hồn tính của dân tộc mà còn là một loại hình nghệ thuật độc đáo và tài hoa bậc nhất thế giới. So với một vài thể loại thơ của các quốc gia khác, ta hoàn toàn có đủ căn cứ để khẳng định mạnh mẽ điều đó.

Thuyết minh về thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thuyết minh thể thơ Đường luật - Theki.vn
  2. Hoàn cảnh ra đời bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. - Theki.vn
  3. Qua bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính làm sáng tỏ nhận định: Phát triển trong sự kế thừa và cách tân là một trong những quy luật tất yếu của văn học. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.