Thuyết minh về cái bàn học tập của học sinh.
- Mở bài:
Bàn học tập là một trong những đồ vật không thể thiếu đối với mỗi học sinh. Cái bàn không những giúp học sinh có không gian học tập, sắp xếp sách vở mà còn là nơi để học sinh tiến hành các hoạt động học tập ở trường và tại nhà một cách hiệu quả. Bàn học tập còn tạo ra cho học sinh một không gian riêng biệt, là thế giới riêng mà ở đó học sinh có thể làm những gì mình thích. Chiếc bàn học là một người bạn và sinh hoạt rất thân thiết, gần gũi của mỗi học sinh lúc ở trường cũng như lúc ở nhà.
- Thân bài:
Chiếc bàn học xuất hiện từ thời xa xưa, khi con người có kiến thức thì chiếc bàn học được ra đời, theo thời gian qua nhiều giai đoạn nhiều quá trình con người đã thiết kế ra một sản phẩm đa dạng, chiếc bàn học phù hợp với mọi lứa tuổi học sinh để phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của con người.
Ở nhà, trong góc học tập của mỗi người học trò đều có một cái bàn. Tùy theo kích thước của phòng học, sở thích của mỗi người mà cái bàn học có dài, rộng, hẹp khác nhau. Chiếc bàn được cấu tạo thường là bằng gỗ nhưng phần lớn là gỗ thường. Bàn học thường gồm: mặt bàn, thân bàn và ngăn bàn. Mặt bàn phẳng, hình chữ nhật, có chiều dài độ 110-120 cm, chiều rộng khoảng 50-60 cm, nhiều khi lớn hơn. Mặt bàn nào cũng vậy, cũng phải bằng phẳng và nhẵn để giúp cho chúng ta dễ viết và rèn luyện chữ đẹp. Ngược lại nếu mặt bàn chúng ta gồ ghề thì sẽ rất khó khăn trong việc học tập khi viết chữ và tạo cảm giác không thoải mái khi học, khiến cho học sinh chán nản về góc học tập của mình
Bộ khung sắt được kết nối thành thân bàn và chân bàn. Thân bàn bao gồm chân đỡ và hộp bàn. Bốn chân bàn được đóng bằng gỗ chắc chắn, vững chãi. Hộp bàn là bộ phận gắn kết với ngăn bàn. Bàn có ngăn bàn thụt lại, được đóng cố định để đựng sách vở. Cùng với bàn là ghế ngồi. Ghế ngồi thường được tách rời khỏi bàn, có lưng tựa giúp học sinh không bị mỏi lưng, giúp cho việc học trở nên thoải mái.
Ở trường, bàn học sinh nhỏ gọn hơn bộ bàn học ở nhà để phù hợp với không gian nhỏ hẹp. Bàn ghế học tập ở trường được đóng hết sức đơn giản, chủ yếu hướng đến tính tiện lợi hơn à thẩm mĩ. Bộ bàn chỉ gồm một mặt bàn phẳng để đặt vở ghi chép, hộp bàn chứa đụng dụng cụ học tập và ghế ngồi. Ghế có thể đóng liền hoặc tách rời ra khỏi bàn.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bàn học đa dạng phong phú với nhiều hãng mẫu mã khác nhau, chiếc liệu phù hợp với túi tiền của người mua. Mỗi học sinh ngoài học ở trường ban ngày còn phải tự học ở nhà nên ngày nay, cho ra đời hai loại bàn phổ biến bàn học trên lớp và bàn học ở nhà. Đặc biệt khi viết muốn nét chữ được đẹp, mềm mại, việc học trở nên dễ dàng hơn thì chiếc bàn học nào cũng vậy, phải có mặt bàn phẳng, nhẵn. Nếu mặt bàn gồ ghề thì chắc hẳn mỗi học sinh đều thấy chán nả với việc học của mình, không thích góc học tập của mình.
Chiếc bàn học là người bạn thân thiết của mỗi học sinh, thế nên cần phải biết yêu quý, trân trọng và bảo vệ. Để có giữ chiếc bàn sạch sẽ, luôn mới và không hỏng thì không được xô đẩy bàn ghế, không được chèo lên bàn ghế, không vẽ bậy nên bàn, giữ bàn luôn ngay ngắn. Nên sắp xếp sách vở gọn gàng sau khi học xong. Chỉ nhìn qua những thứ xếp đặt, bày biện trên mặt bàn là có thể hiểu được phần nào đạo đức, nếp sống, nếp sinh hoạt và tinh thần học tập của cô, cậu học trò chủ nhân của chiếc bàn học ấy. Vì vậy, ta cần có ý thức giữ gìn bàn học ở lớp cũng như ở nhà, nên trang trí học tiết vào bàn học ở nhà để nơi học tập thêm sinh động và đa dạng.
Trên thị trường hiện nay, chiếc bàn được bán ở rất nhiều nơi, đa dạng nhiều kiểu, màu sắc phong phú để cho chúng ta có nhiều lựa chọn về chiếc bàn học lý tưởng của mình
- Kết bài:
Không có bàn ghế thì không thể tiến hành hoạt động học tập ở nhà trường. Cái bàn học tập gắn bó với cuộc đời người học sinh, giúp nâng cánh những ước mơ, khát vọng vươn xa. Cái bàn thân thuộc như người bạn, cùng học sinh sẻ chia biết bao vui buồn. Ai đi xa mà không nhớ đến.