Thuyết minh về chim cánh cụt hoàng đế

thuyet-minh-ve-chim-canh-cut-hoang-de

Thuyết minh về chim cánh cụt hoàng đế.

  • Mở bài:

Trong thế giới động vật hoang dã, chim cánh cụt hoàng đế thường là loài chúng ta ít biết đến nhất. Chúng là loại chim lớn nhất và nặng nhất trong số tất cả những loài chim cánh cụt sống và đặc hữu ở Châu Nam Cực. Thông qua các ghi nhận về đời sống chim cánh cụt của cá nhà khoa học, ngày nay, con người đã hiểu biết nhiều hơn về loài chim đáng yêu này.

  • Thân bài:

1. Nguồn gốc loài chim cánh cụt.

Lịch sử tiến hóa của chim cánh cụt vẫn còn là một bí ẩn do các hóa thạch chim cánh cụt là khá hiếm. Hóa thạch chim cánh cụt cổ nhất được biết là của chi Waimanu, chúng đã sống trong giai đoạn đầu của thế Paleocen tại khu vực New Zealand, khoảng 62 triệu năm trước. Các hóa thạch này cho thấy chim cánh cụt tiền sử đã không bay được và có thể sống dưới nước được và nguồn gốc của chúng có lẽ đã bắt đầu khoảng 65 triệu năm trước, trước khi diễn ra sự tuyệt chủng của khủng long. Do sự thích nghi đặc biết với vùng băng tuyết, chim cánh cụt đã thống trị ở vùng cực từ hàng chục triệu năm qua.

2. Đặc điểm hình thái.

Chim cánh cụt Hoàng đế là loài có kích thước lớn nhất hiện nay. Chúng chỉ mới được nhà động vật học người Anh trưởng khoa nghiên cứu chim của Bảo tàng Anh George Robert Gray phát hiện và mô tả lại vào năm 1844 Chim cánh cụt hoàng đế con khi mới đẻ cân nặng khoảng 315 g và có đủ lông khi trọng lượng của chúng bằng một nửa trọng lượng của ba hoặc mẹ của chúng.

Chim cánh cụt con thường được phủ một lớp lông màu xám bạc và có đầu màu đen và trắng.Khi trưởng thành, Con trống và con mái sẽ có bộ lông và kích thước tương tự nhau. Cụ thể hơn, chim cánh cụt hoàng đế có thể cao tới 1.2 m và nặng từ 22 đến 45 kg và nó có bộ lông giống như những con chim cánh cục bình thường đó là nó có bộ lông vũ màu đen ở phía sau lưng, ở đầu, ở cằm, ở cổ, ở những phần dưới của cánh và phần bụng của nó có màu trắng. Vì được gọi là hoàng đế nên nó được khoác thêm một bộ lông màu vàng nhạt ở trên ngực, còn tai màu vàng tươi tựa như một chiếc “vương miệng” nữa.

Hơn thế nữa, các nhà khoa học đã nghiên cứu và kết luận rằng trên bề mặt của những sợi lông vũ của nó được phủ đều những lỗ nhỏ li ti có kích thước na-no và chính nhờ cấu trúc đầy những lỗ na-no này làm cho những giọt nước có xu hướng trượt đi chứ không bị giữ lại đồng thời kết hợp chất dầu từ một tuyến đặc biệt gần phần đuôi của chim và nó dùng mỏ để bôi lên toàn cơ thể tạo nên một lớp giáp chống nước và giúp bộ lông không bị đóng băng giữa tiết trời thấp hơn cả 0’C.

Như ai cũng đã biết thì đặc điểm của chim cánh cụt nói chung và chim cánh cụt hoàng đế nói riêng là một loài chim không thể bay được tuy nhiên đây lại là một vận động viên bơi lội rất giỏi, nó có thể lặng xuống độ sâu hơn 500m và ở dưới nước hơn 20 phút nhờ có một đôi cánh dẹt tương tự như một chiếc ván lướt sóng cỡ nhỏ và một chân chèo phẳng.

Chim cánh cụt hoàng đế có một cái mõm dài, thon màu vàng cam ở cuối mõm và đen ở đầu mõm và nó có một cái lười rất đặc biết, lưỡi chim cánh cụt hoàng đế bị yếu khả năng cảm thụ vị giác và có lông lớn ở trên lưỡi giúp giữ và cầm nắm con mồi khi đi vào miệng

Cuối cùng là về phần mỡ của chim cánh cụt hoàng đế, như đã nói trên, chim cánh cụt hoàng đế sinh sống chủ yếu ở Nam Cực, nơi lạnh nhất thế giới nên cơ thể của nó không chỉ có bộ lông vũ với những công dụng lạ kì mà người của chúng còn trữ thêm một lớp mỡ dày để chống trọi lại những cơn gió cực lạnh của Nam Cực. Về môi trường sống và sinh hoạt thì chim cánh cụt hoàng đế là loài sống theo quần thế, có tính xã hội cao, luôn tập trung theo bầy đàn. Mỗi quần thể có thể lên tới hàng chục ngàn con.

3. Đặc điểm sinh thái.

Mặc dù với số lượng đông và khó kiểm soát như thế này, nhưng mỗi cặp đôi cha mẹ cánh cụt, chúng đều có thể nhận biết và trông chừng đứa con của mình thông qua thính giác đặc biệt. Chim cánh cụt ăn chủ yếu là cá và các con mồi tương tự. Sự hiểu biết tốt hơn về những gì chim cánh cụt ăn có thể giúp thúc đẩy việc bảo vệ và bảo tồn môi trường sống giàu thực phẩm của chúng.

Chim cánh cụt là động vật ăn thịt có chế độ ăn kiêng, ăn tất cả thức ăn từ biển và sống dựa vào biển sạch sẽ, lành mạnh cho các nguồn dinh dưỡng giàu dinh dưỡng. Thực phẩm chính xác mà loài chim cánh cụt khác nhau phụ thuộc vào phạm vi, kích cỡ và hình dạng của chúng và các yếu tố khác, nhưng thực phẩm phổ biến nhất bao gồm: loài giáp xác, cá chân đầu,…

Những chú chim cánh cụt nhỏ có thể ăn một lượng lớn các loài giáp xác khác như tôm và cua tạo thành một phần nhỏ trong khẩu phần ăn của chim cánh cụt. Mực ống và mực nang thường là món ăn chính trong khẩu phần ăn của chim cánh cụt, đặc biệt là các loài chim cánh cụt lớn hơn có thể lặn sâu hơn trong khi tìm kiếm. Về phần sinh sản , vào tháng tư hằng năm, những chú chim cánh cụt hoàng đế gặp nhau để sinh sản trên tảng băng dày ở Nam Cực. Vào cùng thơi điểm đó những con cái đẻ trứng thường vào tháng 6.

Sau đó, những con cái chuyển số trứng sang loài đực rồi tham gia cuộc hành trình trên 80 km vượt đại dương để lắp đầy bụng đói sau khi đẻ bằng những loài nhuyễn thể cá và mực. Về phần con đực, nó chịu trách nhiệm giữ những cái trứng an toàn và ấm trong khu vực sinh sản bằng cách giữ cho những cái trứng cân bằng trên đôi chân của chúng và phủ nó bằng bộ lông. Nó mất khoảng 2 tháng để cái trứng có thể nở ra được. Con cái sẽ trở về vào tháng 7 và mang theo thức ăn đựng bụng của chúng và rồi nhả ra cho đàn con của nó ăn. Lúc này con cái sẽ nhận lại nhiệm vụ nuôi con và để con đực đi đến đại dương cho buổi ăn của riêng nó, và đó là mà chim cánh cụt sinh sản.

Theo báo cáo từ Hiệp hội bảo tồn động vật hoang dã một chứng bệnh lạ đã khiến cho nhiều chú chim cánh cụt con bị rụng lông. Có tên gọi là “chứng rụng lông bất thường”, đây là loại bệnh mới xuất hiện gần đây và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới loài cánh cụt ở vùng phía Nam Đại Tây Dương.

Một số tác nhân gây bệnh được suy đoán bao gồm mầm bệnh, sự rối loạn tuyến giáp, sự mất cân bằng dinh dưỡng hay do yếu tố di truyền. Ngoài việc rụng lông, những chú cánh cụt mắc bệnh có biểu hiện chậm lớn hơn so với những con khỏe mạnh khác. Kích thước và trọng lượng của chúng giảm đi đáng kể, nguyên do một phần là vì chúng phải sử dụng nhiều năng lượng hơn vào việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, phần việc mà trước đây vốn do bộ lông đảm nhiệm.

Đã có rất nhiều trường hợp các con nhiễm bệnh bị chết vì thế các nhà khoa học đang thúc đẩy quá trình nghiên cứu để nhanh chóng tìm ra phương thuốc hữu hiệu giúp chữa trị căn bệnh nguy hiểm này. Ở một số sở thú hay rạp xiếc, chim cánh cụt thường được nuôi dưỡng và chăm sóc ở điều kiện thích hợp để mọi người có thể chiêm ngưỡng vẻ đáng yêu xem nó làm những trò thú vị và ngộ nghĩnh.

  • Kết bài:

Cánh cụt hoàng đế là loài một động vật, ngộ nghĩnh, dễ thương. Chúng truyền cảm hứng cho những đạo diễn làm phim hoạt hình nhưng đang bị săn bắn quá mức và có nguy cơ bị tuyệt chủng. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ loài sinh vật yếu ớt bằng cách ngưng săn bắn, bảo vẹ môi trường sống của chúng ngày càng tốt hơn nữa.

Thuyết minh về Sư tử

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.