Thuyết minh về di tích đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương

thuyet-minh-ve-den-kiep-bac-tinh-hai-duong

Thuyết minh về đền Kiếp Bạc tỉnh Hải Dương

  • Mở bài:

Kiếp Bạc là một địa danh lừng lẫy bên Lục Đầu Giang. Đây là đầu mối huyết mạch giao thông thủy bộ, trấn giữ cửa ngõ phía Đông kinh thành Thăng Long. Nơi đây trời bày, đất dựng, vị trí đắc địa về phong thủy, hình thế hiểm yếu về quân sự, có tứ linh quần tụ, chung đúc khí thiêng. Đền thờ Kiếp Bạc, một di tích kiến trúc quý báu của dân tộc. Đền Kiếp Bạc được dựng lên để tưởng nhớ công lao to lớn đối với non sông, đất nước của Đức Thành Trần Hưng Đạo.

  • Thân bài:

Đền Kiếp Bạc cách Côn Sơn 5km, cách Hà Nội 80km, Kiếp Bạc là tên ghép của hai làng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Đền là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc.

Vào thế kỷ 13, đây là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, người có công lớn với đất nước. Kiếp Bạc là nơi Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ 2. Sau khi ông mấy, sang thế kỷ 14, năm Canh Tý (1300), để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân địa phương xây dựng đền thờ tại nơi đây.

Kiếp Bạc nằm trên một khu đất bằng giữa thung lũng. Nơi đây là thung lũng trù phú, xung quanh có dãy núi Rồng bao bọc tạo cho Kiếp Bạc có một vẻ đẹp vừa kín đáo, vừa thơ mộng. Đền nhìn ra con sông Thương (còn gọi là sông Lục Đầu). Thời Trần, nơi đây là bến Bình Than. Đi thuyền trên sông Bình Than lịch sử. Giữa dòng, còn đó cồn cát dài 200m, gọi là Cồn Kiếm, do Trần Hưng Đạo để lại thanh kiếm báu cho đời sau giữ gìn Tổ quốc. Sau lưng đền Kiếp Bạc, là núi Trán Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào, ba bề hùng vĩ ôm lấy Kiếp Bạc.

Ba phía có dãy núi Rồng bao bọc, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Phía trước đền có cổng lớn có ba cửa ra vào nguy nga, đồ sộ. Cổng đền uy nghi bề thế với bức đại tự trên tam quan “Dữ thiên vô cực”, dưới có 5 chữ “Trần Hưng Đạo Vương từ”.

Qua cổng lớn, bên trái có một giếng gọi là Giếng Ngọc mắt rồng. Theo con đường đá đi đến khu vực để kiệu trong mùa lễ hội, phía trước có một án thờ. Hai bên sân là 2 dãy nhà dài, để khách thập phương dừng chân sửa soạn mâm lễ vật. Nhà đại bái phía trong ở giữa đặt bàn thờ lớn, 2 bên là 4 ngai thờ 4 người con trai của Trần Quốc Tuấn là Trần Quốc Hiếu (Hiện), Trần Quốc Nghiễn, Trần Quốc Tảng, Trần Quốc Uy (Uất).

Bên trong hậu cung có 3 toà điện: Tòa điện ngoài cùng thờ Phạm Ngũ Lão, tòa điện thứ hai thờ Hưng Đạo Vương, tòa điện trong cùng thờ phu nhân Hưng Đạo Vương là công chúa Thiên Thành và hai con gái được gọi là Nhị vị Vương cô. Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: tượng Trần Hưng Đạo, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: Tượng Trần Quốc Tuấn, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Tam quan đền Kiếp Bạc như bức cuốn thư “Lưỡng long chầu nguyệt” thật bề thế. Ngày trên sông đông vui, đêm về trên sông càng tưng bừng. Đèn treo, hoa kết, mở hội hoa đăng trong mấy ngày liền. Người ta thả đèn, thả những khúc chuối trên cắm nến và vàng hoa. Đèn màu xanh đỏ, nến sáng bập bùng, trôi nổi theo con sóng xuôi về biển. Người xem hội như được trở về chốn cũ vườn xưa với những danh tướng, những binh sĩ đời Trần.

Trong đền hiện còn 7 pho tượng bằng đồng: Tượng Trần Quốc Tuấn, phu nhân, 2 con gái, con rể là Phạm Ngũ Lão, Nam Tào, Bắc Đẩu và 4 bài vị thờ các con trai của ông cùng 2 gia tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng.

Lễ hội đền Kiếp Bạc là một trong những lễ hội quan trọng bậc nhất của nhân dân tỉnh Hải Dương. Xưa kia, lễ hội bắt đầu từ ngày 16/8 đến ngày 20/8 âm lịch hằng năm. Nay đã khác, hội bắt đầu sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy nhiên trọng hội vẫn là ngày 18 tháng 8. Khách không chỉ đến Kiếp Bạc vào ngày hội mà quanh năm suốt tháng với số lượng ngày càng đông.

  • Kết bài:

Mỗi cảnh sắc, hiện vật, dấu tích ở Kiếp Bạc đều gợi về bản hùng ca giữ nước vĩ đại của dân tộc. Qua nhiều thế kỷ, các công trình kiến trúc ở Kiếp Bạc từ thời Trần và thời Lê đã bị hủy hoại. Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khu đền được trùng tu, tôn tạo. Những giá trị lịch sử, văn hoá của Côn Sơn- Kiếp Bạc, cùng với danh thơm, sự nghiệp của các bậc vĩ nhân đã toả rọi hào quang vào lịch sử và văn hoá dân tộc. Sự linh thiêng của đền Kiếp Bạc, chùa Côn Sơn sẽ tồn tại vĩnh hằng cùng non sông đất nước.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.