Thuyết minh về Sư tử

thuyet-minh-ve-su-tu

Thuyết minh về Sư tử.

  • Mở bài:

Nước ta không có sư tử sinh sống nhưng hình ảnh của chúng có xuất hiện trong đời sống văn hóa và tâm linh. Bởi thế, hình ảnh sư tử khá quen thuộc đối với con người. Trong văn hóa, sư tử là biểu tượng của sức mạnh trấn giữ, vẻ đẹp vĩnh cửu, sự nồng hậu, hướng ngoại, tác phong của vua chúa.

  • Thân bài:

1. Nguồn gốc của sư tử.

Sư tử là một trong những đại miêu trong họ Mèo và là một loài của chi Báo. Thế nhưng, so với loài báo, sư tử có cơ thể to lớn hơn, con đực có bờm trong rất hùng dũng. Tiếng kêu của sư tử cũng lớn hơn loài báo và loài hổ.

Người ta phân loại sư tử dựa trên các yếu tố như kích thước, đặc điểm của bờm và nơi sinh sống. Theo địa bàn sinh sống, có ba loài sư tử đang tồn tại: sư tử Châu Phi, sư tử Nam Á và sư tử Java. Ngoài ra, còn một vài khác sống rải rác nhưng số lượng không nhiều.

2. Đặc điểm hình thái.

Sư tử là động vật săn mồi bậc cao nên có hình dáng to lớn, săn sắc và hết sức khỏe mạnh. Một con sư tử trưởng thành có chiều dài cơ thể gần đến hai mét, cân nặng từ 110kg đến 200kg. Tuy cơ thể to lớn nhưng sư tử di chuyển hết sức êm ái và nhanh nhẹn.

Sư tử có cơ bắp chắc nịch, ngực sâu, lòng ngực rộng. Mặt sư tử mang đặc điểm khuôn mặt của loài mèo lớn. Trên miệng có ria, mắt nhỏ, mũi cao, tai tròn, nhỏ. Sư tử có cổ ngắn. Con đực có bờm. Màu sắc lông bờm thương đậm hơn màu trên cơ thể tạo nên vẻ uy nghi, oai dũng của loài vật đáng sợ này.

Màu lông của chúa sơn lâm thay đổi từ màu sáng đến màu xám bạc, đến màu nâu đỏ và nâu đậm. Thân sư tử đầy đặn, sống lưng dài. Sư tử là loài có đuôi dài, phí cuối có một túm lông đen, công lên phía trên. Đuôi có vai trò giữ thăng bằng, giúp sư tử tăng tốc khi săn mồi mà không bị té ngã.

Sư tử có bốn chân vô cùng khỏe mạnh. Chân trước khá thẳng. Chân sau nở nang, móng vuốt rất cứng và sắc. Khi di chuyển, móng cụp vào trong gan bàn chân. Khi rượt đuổi hay vồ mồi, chúng vươn hết móng vuốt ra ngoài. Móng vuốt là vũ khí lợi hại và đáng sợ nhất của sư tử. Nhờ bộ móng ấy, nó có thể tát ngã con mồi khi đang chạy và giữ chặt lấy con mồi. Đôi hàm khỏe khoắn ngọm cắn chết con mồi ngay tức khắc.

Sư tử có bộ răng to lớn và sắc nhọn. Răng sư tử tròn, nhọn. Răng nanh có khi dài đến 15 cm. Bộ răng giúp sư tử ngọm chặt, giết chết con mồi và xé xác chúng ra để ăn thịt. Mắt sư tử nhỏ nhưng có thể nhìn rõ trong đêm. Đôi tai rất thính, có thể nghe được những chuyển động nhỏ. Hai mũi ẩm ướt, rất nhạy cảm với mùi.

3. Đặc điểm sinh thái.

Sư tử là loài động vật sống ở các đồng bằng rộng rãi. Nhưng khu vực trống trải như savan, rừng thưa là nơi phù hợp với sư tử. Bản năng của kẻ san mồi là rượt đuổi, chiến đấu và giết chết con mồi. Thế nên, chúng cần một không gian rộng rãi, dễ quan sát và rượt đuổi hơn là phục kích và rình mồi như hổ. Chu sơn lâm thích sống ở vùng khô thoáng. Ít khi ta thấy chúng tập trung ở vùng trũng thấp hay vùng có nhiều nước.

Châu Phi là nơi tập trung nhiều sư tử nhất thế giới. Các vùng bình nguyên ở Ấn Độ hay một vài khu vực ở nam Á cũng là địa bàn sinh sống phổ biến của nó. Tại đây, có sự xung đột dữ dội giữa sư tử và hổ trong phân định và tranh giành địa bàn săn mồi và sinh sống. Trước khi loài người chiếm ưu thế ở vùng đất này thì sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ nhất hơn bất kỳ loài động vật có vú trên đất liền.

Thức ăn của sư tử là lợn rừng, lợn lòi, trâu, hươu nai, linh dương Gazen, linh dương châu Phi và ngựa vằn. Khi nguồn thức ăn khan hiếm, chúng cũng săn bắt các loài động vật nhỏ hơn như thở, chồn, linh cẩu,… Đôi khi, người ta còn thấy sư tử rình bắt cá ở các dòng sông, dòng suối.

Giống như các loài thuộc họ mèo khác, chúng là những con thú săn mồi siêu hạng. Sư tử săn mồi đơn độc hoặc tổ chức thành bầy. Khi săn mồi đơn độc, chúng thường chọn săn các con thú nhỏ và bằng cách phục kích hơn là rượt đuổi. Khi săn các loài thú lớn, nguy hiển, chúng phối hợp với nhau rất nhịp nhàng và ăn ý. Đầu tiên, một con dạo quanh con mồi để tìm hiểu nhưng tỏ ra không chú ý gì nhằm làm con mồi mất cảnh giác. Các con khác phục kích xung quanh. Bất ngờ, con sư tử kia tiến hành rượt đuổi và chia tách con mồi ra khỏi đàn chạy về hướng có các con sư tử khác đã phục kích. Trong hỗn loạn, con mồi rất dễ mắc sai lầm và bị đàn sư tử bắt gọn và một cú vồ hoặc sau một cuộc rượt đuổi kinh hoàng.

Sư tử có thể giết chết con mồi với một cú cắn. Nhưng thường thì chúng giết chết con mồi bằng cách ngọm chặt yết hầu khiến con vật chết nạt hơn là bị tổn thương do vết cắn. Chúng có tập tính chia sẻ con mồi. Thế nhưng, trong bữa ăn, chúng rất hung dữ, có thể lao vào tấn công con khác bất cứ lúc nào.

Mỗi đàn có khoảng từ 15 đến 20 cá thể. Nhiều khi có đàn lên đến hơn 50 cá thể. Chúng tập trung theo giới tính. Con sư tử mạnh mẽ nhất sẽ làm đầu đàn. Việc phân thứ bậc trong đàn sức hết sức chặt chẽ và nghiêm khác.

Sư tử loài loài có tập tính quan hệ cận huyết. Đến mùa động dục, các con đực tìm kiếm con cái để giao phối. Bởi thế, xung đột giữa các con đực là rất lớn. Nhiều cuộc chiến kinh hoàng và đẫm máu đã diễn ra trong suốt mùa dộng dục của loài. Kẻ chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng là con cái và những đứa von sau đó. Tuy nhiên, sư tử cũng là loài rất tàn bạo với con non. Vào mùa động dục, nếu con cái vẫn còn nuôi con, con đực sẽ tìm cách giết chết con non để giành quyền giao phối.

Sử tử đẻ một lứa một năm. Mỗi lứa có từ 2-3 con. Con mẹ nuôi con một mình. Con non sau hai năm được chăm sóc có thể tự mình săn mồi. Trong khoảng thời gian được mẹ chăm sóc, con non rất dễ bị giết chết bởi sư tử đực khi tới mùa đọng dục của chúng để chiếm lấy con mẹ. Khi con non trưởng thành, con mẹ thường đuổi chúng đi ngay sau đó để chúng có thể tự lập và tìm kiếm vùng đất thống trị mới cho riêng mình..

Sư tử sống từ 10-14 năm trong tự nhiên. Trong môi trường giam cầm chúng có thể sống hơn 20 năm. Con đực ít khi được sống hết tuổi thọ của nó do các cuộc giao tranh giành quyền giao phối với con cái hay bảo vệ lãnh thổ và vùng săn mồi.

3. Vai trò, ý nghĩa của Sư tử trong tự nhiên và trong đời sống con người.

Trong tự nhiên: sư tử là mắt xích của chũi thức ăn trong tự nhiên nên nó giữ vai trò quan trọng trong duy trì hệ sinh thái. Chúng có vai trò cân bằng số lượng các loài động vật ăn cỏ trên thảo nguyên như ngựa vằn, trâu, bò, linh dương,… Sư tử được xem là biểu tượng của sức mạnh thống trị trên mặt đất. Những con sư tử đực được thường được gọi là nhũng gã lang thang vì chúng thường hay di chuyển để tìm kiếm vùng đất thống trị mới. Cuộc chiến giành quyền thống trị của các con sư tử đực trong tự nhiên là những cuộc chiến dữ dội và khốc liệt nhất trong thế giới tự nhiên hoang dã.

Trong đời sống con người: dù rất sợ hãi trước sức mạnh của sư tử nhưng từ lâu con người đã ráo riết săn bắn loài vật này. Con người ít ăn thịt sư tử. Họ săn bắt chúng để lấy bộ da, móng vuốt, răng nanh và những bộ phận khác của chúng. Sư tử thường tấn công con người, xem con người như một con mồi khi nguồn thức ăn khan hiếm. Con người luôn tìm cách chống lại và giết chóc chúng để bảo vệ đàn gia súc và cuộc sống của mình. Cuộc đấu tranh sinh tồn của con người và sư tử chưa bao giờ chấm dứt.

Do sức mạnh của sư tử, một số nước sử dụng hình tượng Sư Tử làm biểu tượng cho sự hùng mạnh của quốc gia hoặc một khu vực, trong đó có quốc đảo Singapore và Shihanoukville của Cam-pu-chia.

Hình ảnh con sư tử gợi lên những liên tưởng về sức mạnh, sự thanh thế, oai linh, vẽ đẹp rực rỡ. Sư tử là một biểu tượng của đẳng cấp chiến binh, đồng thời toát lên vẽ đẹp khôi vĩ và sức mạnh. Sư tử là biểu tượng của các gia đình hoàng gia và các hiệp sĩ. Sư tử cũng xuất hiện trong nghệ thuật Trung Quốc, mặc dù có lẽ sư tử chưa bao giờ sống ở Trung Quốc.

Không có động vật nào xuất hiện nhiều hơn sư tử trong nghệ thuật và văn chương. C.A.W. Guggisberg, trong cuốn sách Sim-ba của mình, nói rằng sư tử được nhắc tới 130 lần trong Kinh Thánh. Сũng có thể tìm thấy sư tử trong các bức vẽ trên vách hang của thời kỳ đồ đá.

  • Kết bài:

Dù không sinh sống ở việt Nam nhưng từ xa xưa, dân tộc ta vẫn tôn sùng sức mạnh của loài sư tử. Hình ảnh sư tử vẫn phổ biến trong hội họa, điêu khác, các linh vật thờ cúng, biểu tượng của tinh thần sùng bái sức mạnh siêu nhiên của con người.

Thuyết minh về một loài động vật hoang dã (loài hổ)

9 Trackbacks / Pingbacks

  1. Thuyết minh về con lợn (con heo) - Thế Kỉ
  2. Thuyết minh nguồn gốc, đặc điểm và vai trò của con trâu trong đời sống con người Việt Nam - Thế Kỉ
  3. Thuyết minh về rồng Komodo ở Indonesia - Thế Kỉ
  4. Thuyết minh về chim cánh cụt hoàng đế - Thế Kỉ
  5. Thuyết minh về loài rắn - Thế Kỉ
  6. Thuyết minh về một loài động vật hoang dã (loài hổ) - Thế Kỉ
  7. Thuyết minh về đặc điểm loài hổ Ben-gal - Thế Kỉ
  8. Thuyết minh về loài chó Ngao Tây Tạng - Theki.vn
  9. Thuyết minh về một loài côn trùng (con kiến vàng) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.