Thuyết minh thương hiệu Mc-Donald’s

thuyet-minh-ve-thuong-hieu-mc-donalds-12994-2

Thuyết minh thương hiệu Mc-Donald’s

  • Mở bài:

Khởi phát từ Hoa Kỳ, thương hiệu McDonald’s đã không ngừng vươn ra thế giưới với loại hình dịch vụ tiện ích của mình. Có thể nói cùng với các chuỗi nhà hàng kinh doanh cùng lĩnh vực như: Subway, Kentucky, StarBucks,  Pizza Hut, Burger King, Dunkin’ Donuts, Domino’s Pizza,… McDonald’s đã thể hiện một ưu thế vượt trội cả trong cách tổ chức, điều hành và cung ứng dịch vụ thức ăn nhanh trên thế giới.

  • Thân bài:

Trong thời đại ngày nay, không ai có thể tự tin rằng mình sẽ thành công với một thương hiệu nào đó dù không có tri thức và kĩ năng chuyên môn. Nhưng cách đây 50 năm, điều đó là hoàn toàn có thể khi thế giới bắt đầu đi vào quy luật tiêu dùng rầm rộ thúc đẩy nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ cung ứng phát triển mạnh.

McDonald’s là một tập đoàn kinh doanh hệ thống nhà hàng thức ăn nhanh với khoảng 36.000 nhà hàng tại 119 quốc gia, phục vụ 43 triệu lượt khách mỗi ngày dưới thương hiệu riêng của mình. Thế nhưng, có 80 phần trăm doanh thu của McDonald’s tập trung trong bốn quốc gia: Hoa Kỳ, Đức, Anh và Pháp. Sự khác biệt của McDonald’s so với các thương hiệu khác đó là vừa tăng cường quảng bá thương hiệu vừa tập trung khai thác hiệu quả thị trường quen thuộc để tiết kiệm chi phí mà mang lại tính hiệu quả cao nhất.

Người cha đẻ của McDonald chính là Ray Kroc, một người tài xế, một nhân viên bán máy trộn thức ăn đa năng. Năm 1954, từ một đơn hàng đặt máy trộn đa năng của anh em Dick và Mac McDonald ở bang California, Ray Kroc đã đi đến một ý tưởng kinh doanh lớn. Ông nhận thấy cách kinh doanh thông minh, tập trung vào chất lượng phục vụ của anh em Dick và Mac McDonald, khiến họ vô cùng thành công với một cửa hiệu nhỏ. Chính sự đơn giản đã giúp họ tập trung tốt hơn vào chất lượng ở từng khâu chế biến.

Ngay sau đó, năm 1955, Ray đã tìm đến bang California. Ông đã thuyết phục hai anh em McDonald về tầm nhìn của mình trong việc xây dựng nhà hàng McDonald’s trên toàn nước Mỹ. Dick và Mac McDonald lập tức bị tuyết phục bởi mọt ý tưởng kinh doanh siêu lợi nhuận của Ray. Họ cùng Ray bắt tay vào việc xây dựng và mở rộng các của hiệu. Cơ sở của McDonald’s không ngừng được mở rộng và doanh số bán hàng cũng tăng vọt .Đến năm 1958, đánh dấu chiếc bánh thứ 100 triệu được bán ra bởi thương hiệu này. Đến năm 1961, anh em Dick và Mac McDonald đã nhượng quyền thương hiệu McDonald’s cho Ray Kroc.

Năm 2008, doanh thu của tập đoàn là khoảng 22,8 tỷ USD, trong đó lợi nhuận ròng vào khoảng 3,5 tỷ USD. Tính đến ngày nay, McDonald’s một trong những dự án kinh doanh thức ăn nhanh thành công nhất thế giới.

Triết lí kinh doanh của Ray Kroc trong xây dựng thương hiệu McDonald’s đó là cùng nhau xây dựng một thương hiệu mang tính đặc trung cao. Các nhà lãnh đạo McDonald’s quan niệm khi con người có nhiều tiền, họ hướng đến sử dụng các dịch vụ chất lượng hơn, nhanh chóng hơn. Ray Kroc đã nắm ngay lấy cơ hội đó.

Bởi thế, từ khi tiếp quản McDonald’s, Ray Kroc tập trung xây dựng một hệ thống nhà hàng được biết đến bởi sự đồng nhất trong chất lượng và sự đồng bộ ở khâu chuẩn bị. Ông cũng xây dựng phong cách phục vụ đồng nhất khiến khách hàng phải nhớ đến McDonald’s mỗi khi muốn ăn hay uống một thứ gì đó. Nghĩa là các món ăn đều có một hương vị khá giống nhau để tạo nên nét đặc trưng riêng của McDonald’s.

Để nhanh chóng mở rộng cơ sở và thực hiện triết lí ấy, ray Kroc đã thuyết phục các đối tác nhượng quyền đồng thời làm việc cho thương hiệu của ông. Ông đưa ra triết lí làm kinh doanh cho mình, chứ không một mình. Nó cũng giống như kiểu: “muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau” vậy. Ray Kroc đã tạo nên mối liên kết sống còn giữa McDonald’s với đối tác nhượng quyền và các nhà cung ứng. Chính điều đó tạo đà cho việc phát triển vững bền cho McDonald’s toàn cầu.

Hiện nay, tuy đứng sau thương hiệu Subway nhưng McDonald’s lại vượt trội hơn với doanh số mặt hàng bánh Hamburger. Với tham vọng chiếm vị trí số 1 thế giới, McDonald’s vẫn không ngừng các chiến lược mở rộng cơ sở kinh doanh và sáng tạo ra các sản phẩm mới hướng đến giá trị tiêu dùng toàn cầu.

  • Kết bài:

Năm 1984, Ray Kroc qua đời. Sự ra đi của người cha đẻ không khiến cho thương hiệu McDonald’s suy giảm sức mạnh. Những gì Ray Kroc để lại sẽ tiếp tục là nguồn cảm hứng và một phần không thể thiếu cho McDonald’s hôm nay.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.