Nghị luận: Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.

tinh-than-yeu-nuoc-trong-binh-ngo-dai-cao-cua-nguyen-trai

Nghị luận: Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

1. Tinh thần yêu nước trong văn học trung đại:

– Tinh thần yêu nước là nội dung mang tính truyền thống trong văn học Việt Nam.

– Tinh thần yêu nước trong văn học trung đại mang nét đặc trưng riêng. Đó là tư tưởng trung quân ái quốc, với quan niệm đất nước là của vua, yêu nước là trung với vua, trung với vua là yêu nước. Tinh thần yêu nước đó đã không chỉ tồn tại ở dạng quan niệm, tư tưởng đơn thuần, mà quan trọng hơn là tồn tại ở dạng cảm xúc, cảm hứng, với đủ màu vẻ và cung bậc:

  • Yêu nước chính là ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, trong hoản cảnh đất nước bị xâm lăng.
  • Yêu nước là nỗi buồn mất nước, nỗi nhục mất nước, là căm thù giặc, là quyết chiến, quyết thắng kẻ thù, bảo vệ đến cùng chủ quyền đất nước.
  • Yêu nước là khát vọng hoà bình, là cảm hứng thiết tha về đất nước với thiên nhiên tươi đẹp, là cảm hứng tự hào với nền văn hiến lâu đời, riêng bờ cõi, riêng phong tục tập quán.
  • Yêu nước là luôn suy nghĩ, day dứt về một thời đã qua, về chiến tranh đã làm bao người phải nằm lại nơi chiến trường xưa…

– Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thấm nhuần tư tưởng trung quân ái quốc và thể hiện cơ bản những cung bậc cảm xúc trên.

2. Tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi:

– Tinh thần yêu nước của Bình Ngô đại cáo được thể hiện trước hết ở niềm tự hào về đất nước, về dân tộc: khẳng định dân tộc ta có nền văn hiến lâu đời, có lịch sử riêng, có cương vực lãnh thổ, có phong tục tập quán, có triều đại riêng với tên nước Đại Việt, có độc lập chủ quyền, có nhân tài hào kiệt, có chiến công, bên cạnh đó là truyền thống nhân ái, nhân nghĩa của dân tộc. Niềm tự hào này toàn diện, sâu sắc và mới mẻ hơn so với Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt(?)), Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

– Tinh thần yêu nước thể hiện ở lòng căm thù sâu sắc trước những tội ác của giặc Minh. Xót xa, đau đớn trước thảm cảnh khốn cùng của nhân dân.

– Tinh thần yêu nước thể hiện qua cảm hứng dạt dào và hứng khởi khi tác giả ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ca ngợi lãnh tụ xuất chúng – Lê Lợi và sức mạnh của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp “manh lệ”.

– Cảm hứng anh hùng ca hào sảng với niềm tự hào mãnh liệt trong đoạn văn miêu tả chiến thắng thần tốc của nhân dân Đại Việt.

– Áng văn yêu nước kết thúc bằng niềm tin vững chắc vào độc lập dân tộc và tương lai đất nước. Lời tuyên bố kết thúc là sự hoà quyện giữa cảm hứng về độc lập dân tộc, tương lai đất nước với cảm hứng về vũ trụ hướng tới sự sáng tươi, phát triển thể hiện sâu đậm niềm tin và quyết tâm của nhân dân Đại Việt xây dựng đất nước khi vận hội duy tân đã mở.

3. Đánh giá, nâng cao:

– Lí giải cơ sở của tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo:

+ Kế thừa tinh thần yêu nước trong truyền thống văn học.

+ Mang âm hưởng của thời đại, khi đất nước ca khúc khải hoàn chiến thắng giặc Minh (1428).

+ Kết tinh tầm vóc tư tưởng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.

– Nghệ thuật thể hiện tinh thần yêu nước trong Bình Ngô đại cáo độc đáo, hấp dẫn: thể cáo với kết cấu chặt chẽ, lập luận sắc bén giàu sức thuyết phục, luận chứng xác thực, kết hợp hài hoà chất chính luận và chất trữ tình, từ hình tượng đến ngôn ngữ, từ màu sắc đến âm thanh, nhịp điệu, tất cả đều mang đặc điểm của bút pháp anh hùng ca.

– Bình Ngô đại cáo là đỉnh cao của thơ văn yêu nước thời trung đại. Với tinh thần yêu nước sâu sắc, mới mẻ Bình Ngô đại cáo xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc Việt Nam.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Chứng minh: Bình Ngô đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân nghĩa trong Nguyễn Trãi - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.