Tóm gọn nội dung 4 tác phẩm văn học trung đại.

tom-gon-noi-dung-4-tac-pham-van-hoc-trung-dai-luyen-thi-tuyen-sinh-10

Tóm gọn nội dung 4 tác phẩm văn học trung đại.

Truyện“Chuyện người con gái Nam Xương” (Nguyễn Dữ).

1. Tác giả, tác phẩm:

– Nguyễn Dữ sống ở thế ki XVI, người huyện Trường Tân, nav là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về sống ân dật ở quê nhà. Sáng tác của ông thể hiện cái nhìn rất tích cực đối với văn học dân gian.

“Chuyện người con gái Nam Xương” là truyện thứ 16 trong bộ “Truyền kì mạn lục”. Tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kì bút”. Thể loại truyền kì là loại truyện ngắn trung đại mô phỏng những cốt truyện dân gian hoặc dã sử vốn đã được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân, có xen thêm những yếu tố kì ảo.

2. Phân tích:

a. Nhân vật Vũ Nương:

– Thủy chung, Hiếu nghĩa: Khi chồng chiến đấu xa nhà, nàng hết lòng hiếu thảo với mẹ chồng, thủy chung son sắt với chồng và rất mực yêu thương con.

– Giàu lòng tự trọng:  Khi bị nghi oan bởi câu chuyện về chiếc bóng trên vách, nàng cam chịu số phận ngang trái, chọn cách tự trẫm mình xuống dòng sông sâu để chứng minh tiết hạnh trong sạch.

– Bao dung, vị tha: Khi được lập đàn giải oan, nàng trở về với hình ảnh rực rỡ, vẫn với tấm lòng bao dung, vị tha, nặng tình với gia đình.

b. Nhân vật Trương Sinh:

– Thất học, đa nghi mù quáng: Trương Sinh là người ít học nhưng lại đa nghi, độc đoán, cố chấp, xử sự hồ đồ, nông nổi và ghen tuông mù quáng.

– Trương Sinh là hiện thân của chế độ phụ quyền phong kiến bất công đã giết chết tình nghĩa vợ chồng và dẫn đến bi kịch cho người vợ rất đáng trân trọng của mình.

3. Tổng kết:

Với sự sáng tạo cao về khắc họa nhân vật, cách kể chuyện, xây dựng kết thúc, kết hợp cùne việc khai thác vốn văn học dân gian và sử dụng tinh tế những yếu tố kì ảo; tác phẩm đã bày tỏ sự cảm thương cho số phận nhỏ nhoi, đầy tính bi kịch của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến cũng như khẳng định nét đẹp tâm hồn của họ. Đó cũng là tiếng nói đại diện cho mơ ước về một cuộc sống tốt đẹp, công bằng của nhân dân lao động.


Chương truyện “Hồi thứ 14″ (trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Ngô Gia văn phái).

1. Tác giả, tác phẩm:

– Ngô gia văn phái là một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, gồm 15 người, ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Các sáng tác của họ đều viết bằng chữ Hán, bao gồm nhiều thể loại của văn học đương thời (thơ, phú, truyện, ký…).

– Đoạn trích thuộc hồi thứ 14 của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chỉ (cuốn tiểu thuyết lịch sử theo lối chương hồi có qui mô lớn, phản ánh những biến động lịch sử nước nhà từ cuối thế kỉ XVIII đến những năm đầu thế kỉ XIX), viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

2. Phân tích:

a. Hình ảnh người anh hùng Quang Trung  Nguyễn Huệ:

Một con người mạnh mẽ, hành động quyết đoán: Trong hơn một tháng, ông thực hiện được nhiều việc lớn: lên ngôi hoàng đế, mình đốc suất đại binh” ra Bắc, mời Nguyễn Thiếp đến để hỏi kế sách, lẽ được thua, tuyển mộ quân sĩ chống quân Thanh.

Một con người có trí tuệ, sáng suốt, nhạy bén trong cách dùng người: Đối với tướng lĩnh, ông tin tưởng giao trọng trách, xử sự đủ tình đủ lí để họ cảm phục, trung thành hết mực. Đối với quân sĩ, ông thuyết phục bằng những lời dụ đi sâu vào lòng người, có tác dụng cao trong việc khích lệ tinh thần chiến đấu.

Một nhà quân sự kiệt xuất, có tài dụng binh như thần: Quan Thanh hùng mạnh, mượn cơ xâm lược nước ta. Quang Trung từ Núi Bân xa xôi đã tổ chức một cuộc hành binh thần tốc đến kinh ngạc. hành quân thần tốc mà đội hình hết sức chỉnh tề, sĩ khí giữ vững, kỉ luật nghiêm ngặt. Lại còn đánh tan một đạo quân hùng tướng mạnh chỉ trong 5 ngày. Quả là xưa nay chưa từng có.

Một con người có tầm nhìn xa trông rộng: Trên đường di chuyển, ông chọn được người tinh nhuệ, tổ chức quân đội hết sức bài bản, mưu trí, hành quân thần tốc, khí thế. Trước khi tiến công, ông nắm chắc thế trận trong tay, chiếm thế thượng phong ngay từ phút đầu. Đồng thời ông còn lo tính đến việc ngoại giao sau chiến tranh và kế sách làm cho nước giàu quân mạnh.

Một dũng tướng oai phong, lẫm liệt trong chiến trận: Quang Trung không phải là một vị tướng trên dnah nghĩa. Ông là một dũng tướng đích thực trên chiến trận, cùng tướng sĩ đánh giặc, vào sinh ra tử. Hình ảnh Quang Trung cưỡi voi, áo bào bị ách, khuôn mặt đen nhạm thuốc súng hết sức uy nghiêm như một vị anh hùng trong sử thi.

3. Tổng kết:

Với nghệ thuật khắc họa nhân vật lịch sử bằng ngồn ngữ kể, tả chân thật, sinh động, đoạn trích đã ngợi ca hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, có tài dụng binh như thần, là nhà tổ chức và là linh hồn của chiến thắng vĩ đại mùa xuân năm Kỉ Dậu (1789). Đây cũng là trang sử hào hùng của dân tộc ta được tái hiện với những sự kiện được chọn lọc cẩn thận và giọng văn linh hoạt thể hiện thái độ rõ ràng của tác giả với chiến thắng của dân tộc, vương triều nhà Lê và bọn giặc cướp nước.


Đoạn thơ “Chị em Thúy Kiều” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1. Tác giả, tác phẩm:

Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có truyền thống thơ văn, cuộc đời trải qua nhiều thăng trầm gắn với biến động dữ dội nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Những yếu tố này đã làm nên một đại thi hào của dân tộc với tâm lòng yêu thương tha thiết và cảm thông sâu sắc với số phận con người.

Đoạn trích nằm ở phần mở đầu của Truyện Kiều (truyện thơ Nôm với kết cấu ba phần gồm 3254 dòng thơ lục bát, là một kiệt tác vô giá của dân tộc, dù viêt lại trên cơ sở côt truyện Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân nhung tác giả đã có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ, miêu tả thiên nhiên, khắc họa hình tượng nhân vật…), thuộc phần Gặp gỡ và đính ước, giới thiệu gia cảnh của Kiều.

2. Phân tích:

– Nhân vật Thúy Vân: Nhan sắc sánh ngang với nét kiều diễm, tươi sáng như những báu vật tinh khôi, trong trẻo của đất trời; tính tình thùy mị, đoan trang, phúc hậu; dự cảm cuộc đời êm ả, bình lặng.

Nhân vật Thúy Kiều: sắc tài toàn vẹn, là một tuyệt thế giai nhân thông minh sắc sảo, phẩm giá cao khiết, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, có trái tim giàu cảm xúc; thông thạo cầm kì thi họa, đặc biệt nổi bật với tài đánh đàn; dự cảm cuộc đời đầy bất hạnh khi gắn với khúc “bạc mệnh… não nhâ” nhiều sóng gió khi nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” ấy khiến “hoa ghen, liễu hờn”.

3. Tổng kết:

Đoạn trích là sự khẳng định cho cảm hứng nhân văn sâu sắc của Nguyễn Du. Với nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình, việc lựa chọn ngôn ngữ, hình ảnh tượng trưng, ước lệ cũng như sử dụng nghệ thuật đòn bẩy rất tinh tế, tác giả đã ngợi ca, trân trọng nhan sắc, tài năng, phẩm hạnh của chị em Thúy Kiều như là những chuẩn mực, hình mẫu lí tưởng cho vẻ đẹp của con người mọi thời đại.


Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1. Vị trí:

Đoạn trích ở vị trí từ câu 39 đến câu 56 trong Truyện Kiều, thuộc phần Gặp gỡ và đính ước trình bày bối cành trong tiết Thanh minh, chị em Kiều đi chơi xuân.

2. Phân tích:

Vẻ đẹp thiên nhiên mùa xuân: Dù cuối xuân nhưng vẫn đầy sức sông, mới mẻ, tinh khôi, sống động với thảm cỏ xanh non mượt mà trải rộng, điểm xuyết một vài cành hoa lê trang đẹp tươi, thanh khiết. Cả không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo với màu sắc hài hòa tuyệt diệu.

– Quang cảnh lễ hội mùa xuân: Cùng với những nghi thức trang nghiêm mang tính chất truyền thống của người Việt tưởng nhớ người đã khuất, không khí náo nhiệt, rộn ràng của quang cảnh cũng góp phần thể hiện rõ tâm trạng náo nức của những người đi hội.

– Tâm trạng chị em Thúy Kiều: Cảnh thu hẹp lại, không khí nhộn nhịp, vui tươi nhường cho chó nỗi bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân sắp hết.

3. Tổng kết:

Đoạn trích là bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, trong sáng trải ra tuần tự với không gian, thời gian. Với việc sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu, bút pháp tả thực hòa lẫn cùng ước lệ tượng trưng, nghệ thuật diễn tả tâm trạng nhân vật tinh tế, Nguyễn Du đã miêu tả cảnh lễ hội băng chính đôi mắt và cảm xúc “nô nức”, “nao nao” của hai cô gái tới tuần cập trước cánh cửa cuộc đời rộng mở khiến mùa xuân cũng trở nên sống động, đáng yêu, rất trẻ trung và đầy ấn tượng.


Đoạn thơ “Mã Giam Sinh mua Kiều” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1. Vị trí:

Đoạn trích ở vị trí từ câu 623 đến câu 648 trong Truyện Kiều, thuộc phần Gia biến và lưu trình bày bối cảnh Mã Giám Sinh mua Kiều sau khi nàng quyết định bán mình để cứu gia đình khỏi tai họa.

2. Phân tích:

– Nhân vật Mã Giám Sinh: Tính chất phản diện được miêu tả cụ thể bằng nét bút hiện thực, hoàn chỉnh: lai lịch đáng ngờ từ tên họ đến quê quán, diện mạo đáng nghi (ăn mặc quá trau chuốt không hợp với tuổi tác), hành động thô lỗ, xấc ngược (ăn nói cộc lốc, ra vào xôn xao ồn ào, cách ngồi vô lễ), tính tình giả dối thực dụng (chỉ tập trung đến tài sắc mà không chú ý đến phẩm hạnh, cân nhắc để đánh giá đúng giá trị, mặc cả, tính toán chi li, thêm bớt); dần dần hiện nguyên hình là một gã con buôn lọc lõi, già đời đội lốt nho sĩ, mang ý nghĩa khái quát về một loại người giả dối, vô học, bất nhân.          .

– Nhân vật Thúy Kiều: Đau đớn, tủi nhục ê,chề khi rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên phẩm giá.

3. Tổng kết:

Với việc sử dụng từ ngữ đắt giá, nghệ thuật khắc họa nhân vật sắc sảo thông qua ngoại hình, cử chỉ và ngôn ngữ đối thoại, Nguyễn Du đã lột tả được tính cách đê tiện, bóc trần bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh. Đứng trên lập trường nhân đạo, tác giả đã tố cáo đanh thép thế lực đồng tiền tàn bạo, khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người. Đồng thời ông cũng thê hiện lòng thương cảm sâu sắc với nỗi đau oan trái của Thúy Kiều ngay từ buổi đầu đoạn đời đầy lưu lạc cũng như sự đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp lên tài sắc, nhân phẩm.


Đoạn thơ “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1. Vị trí:

Đoạn trích ở vị trí từ câu 1033 đến câu 1054 trong Truyện Kiều, thuộc phần Gia biến và lưu lạc, trình bày bối cảnh Tú Bà đưa Kiều ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, chờ đợi thực hiện âm mưu đen tối đưa nàng vào bi kịch của số phận.

2. Phân tích:

– Tâm trạng nhân vật Thúy Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:

+ Cô đơn, buồn tủi, bẽ bàng, chua xót khi chỉ một mình một bóng đối diện Với “mây sớm đèn khuya”.

+ Day dứt, nhớ thương gia đình (lo lắng ai sẽ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ trong những ngày nàng xa nhà) và đau đớn, xót xa khi nghĩ về Kim Trọng (cảm thấy có lỗi với chàng; càng thương nhớ người yêu, Kiều càng thấm thìa tình cảnh bơ vơ nơi đất khách quê người). Trong tình cảnh ấy, nỗi nhớ của Thúy Kiều đi liền với tình thương – một biểu hiện rất đáng trân trọng của đức hi sinh, lòng vị tha, chung thủy.

– Hai bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích:

+ Bức tranh thứ nhất (4 câu thơ đầu): Cảnh vật hiện ra bao la, hoang vắng, xa lạ và cách biệt phản chiếu tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật khi bị Tú Bà giam lỏng ở lầu Ngưng Bích;

+ Bức tranh thứ hai (8 câu thơ cuối): Cảnh nào cũng buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về với thực tại phũ phàng, nỗi buồn chẳng thể vơi đi. –

3. Tổng kết:

Với nghệ thuật khắc họa nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại tinh tế, bút pháp tả cảnh ngụ tình tài hoa, đặc sắc, sử dụng đắt giá ngôn ngữ và phát huy triệt để giá trị các biện pháp tu từ, Nguyễn Du đã tái hiện đầy xúc động tâm sự ngổn ngang với bao niềm thương nhớ, nỗi cô đơn buồn tủi của Thúy Kiều. Đoạn trích cũng là tiếng lòng yêu thương tha thiết, cảm thồng sâu sắc của Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh đang đứng trước bao sóng gió số phận chực chờ nhấn chìm vào con đường tối tăm, u ám.


Đoạn thơ “Thúy Kiều báo ân báo oán” (Truyện Kiều – Nguyễn Du).

1. Vị trí:

Đoạn trích gồm 36 cấu thuộc phần thơ tổng cộng 162 câu (từ câu 2289 đến câu 2450) trong Truyện Kiều, đoạn trích chủ yếu làm rõ việc Thúy Kiều đền ơn Thúc Sinh và trả oán Hoạn Thư.

2. Phân tích:

– Tô đậm phẩm chất tốt đẹp của Thúy Kiều – sống sâu nặng ân tình, sắc sảo, kiên quyết nhưng vẫn đầy khoan dung, độ lượng

+ Thúy Kiều trả ân: Rất mực cảm thông với vị thế của Thúc Sinh, không quên ơn chàng được nên Kiều đã không luận tội, tặng chàng “gấm trăm cuốn bạc nghìn cân ”, tỏ ra trân trọng chàng với lời lẽ mang sắc thái đằm thắm, thiết tha, gần gũi.

+Thúy Kiều báo oán: Dù ban đầu nói bằng giọng điệu sắc sảo nhiều hàm ý mỉa mai đe dọa, nhưng sau khi cân nhắc những lí lẽ bào chữa rất khôn ngoan của Hoạn Thư cũng như cảm thông hoàn cảnh “chút phận đàn bà với nhau, Kiều đã “truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay”. Hành động này tuy bất ngờ nhưng hợp lí, đúng với bản chất vị tha, nghĩa tình của Thúy Kiều.

3. Tổng kết:

Với việc sử dụng và phối hợp hiệu quả các từ thuần Việt và Hán Việt, đoạn trích thể hiện tài năng sáng tạo của thiên tài Nguyễn Du trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật qua các chi tiết miêu tả diện mạo, ngôn ngữ đổi thoại, diễn biến tâm lí phức tạp tinh tế, chính xác. Văn bản trên cũng đã góp phần làm nổi bật cảm hứng nhân văn cao cả của Nguyễn Du trong tác phẩm: ngợi ca con người có tấm lòng vị tha, nhân hậu, ước mơ về tự do, công bằng xã hội.


Đoạn thơ “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

1. Tác giả , tác phẩm:

– Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ Nam Bộ sống và sáng tác ở thời kì đau thương mà anh dũng của dân tộc ta vào thế kỉ XIX. Cuộc đời ông là một tấm gương sáng ngời về nghị lực và đạo đức, đặc biệt là thái độ suốt đời gắn bó và chiến đấu không mệt mỏi cho lẽ phải, cho quyền lợi của nhân dân, đất nước.

– Đoạn trích nằm ở phần đầu của truyện Lục Vân Tiên (truyện thơ Nôm gồm 2082 dòng thơ lục bát, ra đời khoảng đầu những năm 50 của thế kỉ XIX, có diễn biến theo kiểu kết cấu của các truyện truyền thống thể hiện rõ lí tưởng đạo đức mà tác giả muốn gửi gắm).

2. Phân tích:      .

– Nhân vật Lục Vân Tiên: Chỉ một mình, không vũ khí trong khi bọn cưóp đông lại gươm giáo đủ đầy, Lục Vân Tiên nhanh chóng, dũng cảm ra tay, bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp cứu người. Sau đó, chàng ân cần hỏi han nhưng vẫn cung kính, khiêm nhường, nho nhã giữ lễ với Nguyệt Nga. Những hành động quyết đoán, mạnh mẽ, từ tâm và đúng mực này đã thể hiện tấm lòng chính trực, hào hiệp, trọng nghĩa khinh tài của nhân vật.

– Nhân vật Kiều Nguyệt Nga: Tính cách thùy mị, nết na được thể hiện qua lòi nói nhẹ nhàng với lòng tri ân sâu sắc người đã cửu mình.

– Đoạn trích thể hiện rõ quan niệm của tác giả về đạo lí nhân nghĩa thông qua hai nhân vật chính, cũng là hai mặt của một cách sống tốt đẹp có tính truyền thống của người Việt Nam: làm ơn không cần người khác đền ơn và đã chịu ơn thì phải nhớ ơn.

3. Tổng kết:

Với việc sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, gắn với lời nói thông thường, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, phù hợp với diễn biến tình tiết truyện, đoạn trích thể hiện tài năng sáng tạo của Nguyễn Đình Chiểu trong nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói. Văn bản trên đã ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của nhân vật (Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình) cũng như thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả.


Đoạn thơ “Lục Vân Tiên gặp nạn” (Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu).

1. Vị trí:

Đoạn trích: Đoạn trích từ câu 938 đến câu 976, ở phần II của truyện Lục Vân Tiên.

2. Phân tích:

Quan điểm đạo đức của tác giả thể hiện qua sự đối lập gay gắt giữa hai nhân vật:

– Nhân vật Trịnh Hâm: Bộc lộ tâm địa gian ngoan xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác với hành động đầy toan tính hiểm độc – ra tay hãm hại Lục Vân Tiên giữa đêm khuya, ở noi mênh mông trời nước, trong khi Vân Tiên đang lâm vào hoàn cảnh khốn cùng, bất hạnh.

– Nhân vật ông Ngư: Thể hiện được tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp qua những hành động (giục con đốt lửa, giục vợ con nhanh tay, bản thân thì tất tả cứu người; sẵn sàng cưu mang chàng dù gia cảnh nghèo khó; chẳng hề tính toán đến cái on cứu mạng) và lời nói nêu bật quan điểm sống rất đáng trân trọng. Nhân vật này đã làm nổi bật lên mơ ước của tác giả về một cuộc sống trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên.

3. Tổng kết:

Với việc sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, bình dị, mang màu sắc Nam Bộ rõ nét, sắp xếp tình tiết hợp lí, nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói, đoạn trích đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện vạ,cái ác cũng như thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đệp trong cuộc sống đời thường.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.