Tóm tắt nội dung Hồi thứ 14 (trích Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái)

tom-tat-hoi-14-hoang-le-nhat-thong-chi-12222-2

Tóm tắt nội dung Hồi thứ 14, trích tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí

1. Ngô gia văn phái.

NGÔ GIA VĂN PHÁI là nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc Thanh Oai – Hà Tây, trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 -1788), làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772 -1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Nhóm bút Ngô Gia văn phái gồm: Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Ức, Ngô Thì Đạo, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Điển, Ngô Thì Hoàng, Ngô Thì Du, Ngô Thì Hương, Ngô Thì Hiệu, Ngô Thì Giai, Ngô Thì Thập, Ngô Thì Lữ, Ngô Thì Đậu

Kéo dài hơn 200 năm sáng tác bởi các thế hệ, Ngô Gia văn phái đã phản ánh được nhiều mặt của đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, văn học,.. của nước ta qua các triều đại. Trong đó, nổi bậc và sâu sắc nhất là lịch sử triều đại Tây Sơn.

Với những tác phẩm còn để lại của Ngô Gia văn phái cung cấp một sử liệu quan trọng đới với lịch sử nước ta trong giai đoạn đầy biến động. Các tác phẩm không những có giá trị lịch sử mà giá trị văn chương cũng hết sức sâu sắc.

2. Tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí

Hoàng Lê nhất thống chí (hay An Nam nhất thống chí, Lê quý ngoại sử) là cuốn tiểu thuyết lịch sử, nằm trong bộ Ngô gia văn phái tùng thư, viết bằng chữ Hán theo lối chương hồi, tái hiện một giai đoạn lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam, khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XVIII và mấy năm đầu của thế kỉ XIX. Gồm 17 hồi, hồi 14 viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Toàn bộ 7 hồi đầu là phần chính biên do Ngô Thì Chí chấp bút. Còn 10 hồi tiếp theo ghi chép những chuyện xảy ra trong đời sống lịch sử. trong đó 7 hồi do Ngô Thì Du viết, còn 3 hồi sau do Ngô Thì Thuyết viết. Đây chỉ là phỏng đoán, hiện chưa rõ ai viết phần này.

Với quan niệm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả Hoàng Lê thống nhất chí đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh dùng dân tộc Nguyễn Huệ qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm bại của tướng quân nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.

3. Tóm tắt Hồi thứ 14.

Nghe tin cấp báo Quân Thanh đã đến Thăng Long và vua Lê đã thụ phong, Nguyễn Huệ cho đắp đàn trên núi Bân, tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, rồi tích tốc hạ lệnh xuất quân. Hôm ấy là nhằm ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân (1788)

Ngày 29 tháng Chạp, Quang Trung cũng đại bình thủy bộ ra đến Nghệ An. Đầu tiên, Quang Trung xin ý kiến của La Sơn Phu từ Nguyễn Thiếp. Sau đó, kén thêm lính mới được hơn một vạn quân tinh nhuệ. Số lính cũ chia làm bốn doanh; tiền, hậu, tả, hữu; số lính mới làm trung quân. Quang Trung cưỡi voi ra yên ủi quân lính, kêu dụ họ đồng tâm hiệp lực đánh giặc.

Ngày 30 tháng Chạp, Quang Trung mở tiệc khao quân, sửa lễ cúng Tết, đến tối 30 lập tức lên đường. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu (1789) quân Quang Trung vây kín làng Hà Hồi, rồi bắc loa truyền gọi, tiếng quân lính thay phiên nhau dạ ran nghe như có hơn vài vạn người. Quân Thanh sợ hãi xin hàng.

Mờ sáng mùng 5, Quang Trung tiến quân sát đồn Ngọc Hồi, nhờ 60 tấm ván ghép với rơm dấm nước, dành hình chữ “nhất” mà quân Thanh nổ súng bắn ra không trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc, quân Thanh bèn phun khói mù mịt, trời bỗng đổi gió Nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình. Những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới, quân Thanh đại bại.

Tên Thái thú Điền Châu Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, chuồng trước. Bọn quân sĩ giẫm đạp lên nhau mà chạy, chết đến vạn người. Bọn vua tôi Lê Chiêu Thống cuống quýt chạy gấp lên cửa ải, nhìn nhau than thở chảy nước mắt.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.