Tóm tắt nội dung văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Henri

tom-tat-noi-dung-van-ban-chiec-la-cuoi-cung-cua-nha-van-o-henri

Tóm tắt nội dung văn bản “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O.Henri.

Tóm tắt 1:

Chuyện kể về cuộc đấu tranh chống lại bệnh tật, giành lấy sự sống từ tay thần chết của nữ họa sĩ Giôn-si. Xiu và Giôn-si là hai họa sĩ trẻ nghèo khó những giàu khát vọng. Họ ở trong một dãy trọ tồi tàn vùng ngoại ô thành phố Oasihton. Hai người luôn mơ ước được đi khắp nơi, vẽ hết những cảnh đẹp trên mặt đất. Trong cùng dãy trọ còn có cụ Bơ-men, một lão họa sĩ cô đơn, hơn 40 năm khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa làm được. Bệnh tật, nghèo túng, hằng ngày lão nhận ngồi làm mẫu cho hai họa sĩ trẻ. Giôn-si bệnh rất nặng. Căn bệnh lao phổi khiến cô kiệt sức, tuyệt vọng và phó mặc sự sống cho số mệnh. Một ngày mưa bão, nằm bên cửa sổ, Giôn-si thầm nghĩ rằng đến khi chiếc lá thường xuân cuối cùng đang gượng bám trên bức tường phía đối diện rụng xuống thì cô cũng lìa đời. Thương bạn, Xiu dành hết tâm sức và tiền bạc để chăm sóc Giôn-si và thầm cầu mong thượng đế cho Giôn-si khỏi bệnh. Biết tâm sự của Giôn-si, trong đêm mưa bão khủng khiếp, cụ Bơ-men đã liều mình mang đèn ra ngoài trời vẽ chiếc lá thường xuân lên tường ngay tại chỗ lá thường xuân cuối cùng đã rụng xuống vì mưa gió. Sau đó, cụ bị nhiễm lạnh và qua đời. Còn Giôn-si, khi nhìn thấy chiếc lá nhỏ đã kiên cường vượt qua đêm mưa bão, cô hối hận vì những suy nghĩ ngu ngốc của mình. Không ngờ, chính niềm tin đó khiến sức khỏe cô hồi phục, căn bệnh được đẩy lùi.


Tóm tắt 2:

Tại một khu nhỏ phía tây công viên Oa-sinh tơn là cái làng Gri-nig cổ kính. Các nghệ sĩ nghèo thường lui tới tìm thuê những căn phòng có cửa sổ hướng bắc, những buồng xép sát nóc kiểu Hà Lan với giá tiền rẻ.

Phòng hoạ của hai nữ hoạ sĩ trẻ đặt ở tầng thượng ngôi nhà cổ gạch ba tầng thấp lè tè; tầng cuối cùng là phòng của cụ Bơ men đã ngoài 60 tuổi, nghiện rượu nặng. Đã hơn bốn mươi năm mà ngòi bút màu của cụ chưa với tới được gấu áo vị nữ thần nghệ thuật. Cụ luôn luôn có ý định vẽ một bức tranh kiệt tác, nhưng chưa bao giờ bắt đầu cả. Hai nữ hoạ sĩ trẻ, một người tên Giôn xi, một người tên là Xiu. Một cô từ bang Men tới, một cô từ Ca-li-pho-ni-a. Họ kết nghĩa, gắn bó trong tình chị em thân thiết.

Mùa đông năm ấy, chứng viêm phổi hoành hành đã đánh ngã hàng chục nạn nhân bên khu phía đông…. Thế rồi Giôn xi bị cảm lạnh nằm bất động trên chiếc giường sắt. Viên bác sĩ cho Xiu biết, bệnh tình của Giôn-xi mười phần chỉ còn hi vọng được một thôi. Xiu tranh thủ vẽ để kiếm thêm tiền mua rượu Boóc đô pha sữa, mua thuốc để săn sóc, chạy chữa cho đứa em tội nghiệp. Ngày đêm trôi qua, Giôn xi nằm yên bất động và trắng bệch như pho tượng đổ. Cô chỉ biết nhìn ra phía cửa sổ, nhẩm đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân, mệt mỏi buông xuôi nghĩ sẽ ra đi khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống.

Cụ Bơ men lại lên gác 3 ngồi làm người mẫu cho Xiu vẽ. Xiu đã nói với cụ về nỗi niềm tuyệt vọng của Giôn xi. Một đêm mưa tuyết lạnh lẽo nữa lại ào tới. Nhưng chiếc lá dũng cảm màu vàng úa vẫn bám vào cành. Chiếc lá thường xuân, chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó. Giôn xi bình phục dần.

Cụ Bơ men đã chết vì sưng phổi sau 2 ngày nằm viện. Giầy và quần áo cụ ướt sũng và lạnh buốt còn để lại trong phòng. Chiếc than, chiếc đèn bão, và chiếc bút lông rơi vung vãi…. ở ngoài cửa sổ. Xiu khẽ nhắc em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá cuối cùng trên cây rồi bảo: « ồ, em thân yêu, đó chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ men đấy. Cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng… »

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.