Tổng kết Văn học nước ngoài – SGK Ngữ văn 9, tập 2

Tổng kết Văn học nước ngoài

1. SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 có tất cả 19 văn bản văn học nước ngoài, không kể một số văn bản văn học dân gian nước ngoài và một số văn bản Đọc thêm. Ở từng thể loại, trật tự sắp xếp như sau:

– Thơ: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch), Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê (Hạ Tri Chương), Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (Đỗ Phủ), Mây và sóng (Ta-go).

– Kịch: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e).

– Bút kí chính luận: Lòng yêu nước (Ê-ren-bua).

– Truyện ngắn và tiểu thuyết: Buổi học cuối cùng (Đô-đê), Cô bé bán diêm (An-đéc-xen), Đánh nhau với cối xay gió (Xéc-van-tét), Chiếc lá cuối cùng (O-hen-ri), Hai cây phong (Ai-ma-tốp), Cố hương (Lỗ Tấn), Những đứa trẻ (Go-rơ-ki), Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang (Đi-phô), Bố của Xi-mông (Mô-pa-xăng), Con chó Bấc (Lân-đơn).

– Nghị luận xã hội: Đi bộ ngao du (Ru-xô).

– Nghị luận văn chương: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (Ten).

2. Những bài đó thuộc nền văn học các nước Trung Quốc (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ, Lỗ Tấn), Ấn Độ (Ta-go), Nga (Go-rơ-ki, Ê-ren-bua), Cư-rơ-gư-xtan (Ai-ma-tốp), Pháp (Mô-li-e, Ru-xô, Đô-đê, mô-pa-xăng, Ten), Anh (Đi-phô), Tây Ban Nha (Xéc-van-tét), Đan Mạch (An-đéc-xen), Mĩ (O Hen-ri, Lân-đơn).

3. Bộ phận văn học viết trải dài từ thế kỉ VII – VIII (Hạ Tri Chương, Lí Bạc, Đỗ Phủ), qua các thế kỉ XVI (Xéc-van-tét), thế kỉ XVII (Mô-li-e), thế kỉ XVIII (Ru-xô, Đi-phô), thế kỉ XIX (An-đéc-xen, Ten, Đô-đê, Mô-pa-xăng, O Hen-ri) và thế kỉ XX (Go-rơ-ki, Lân-đơn, Lỗ Tấn, Ai-ma-tốp).

4. Bộ phận văn học nước ngoài ở THCS mang đậm sắc thái phong tục, tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới và đề cập nhiều vấn đề xã hội, nhân sinh ở các nước thuộc những thời đại khác nhau, giúp chúng ta bồi dưỡng những tình cảm đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác… (xem phần ghi nhớ ở từng bài).

5. Bộ phận văn học này (xem phần Ghi nhớ ở từng bài) còn cung cấp nhiều kiến thức bổ ích như nghệ thuật thơ Đường (Hạ Tri Chương, Lí Bạch, Đỗ Phủ), lối thơ văn xuôi (Ta-go), bút kí chính luận (Ê-ren-bua) nghệ thuật hài kịch (Mô-li-e), nhiều phương thức tự sự và phong cách văn xuôi khác nhau (Đi-phô, Đô-đê, Go-rơ-ki, Ai-ma-tốp…), các kiểu văn nghị luận (Ru-xô, Ten, Ê-ren-bua).


* Soạn bài:

Câu 1: Các tác phẩm văn học nước ngoài:

Lớp 6:

STTTên tác phẩmThời gianTác giảNướcThể loại
1Cây bút thầnTrung QuốcCổ tích
2Ông lão đánh cá và con cá vàngThế kỉ XVIIIA. Pu-skinNgaTruyện thơ
3Mẹ hiền dạy conNguyễn Văn Ngọc – Trần Lê Nhân dịchTrung QuốcTruyện
4Lòng yêu nước1942Ê-ren-buaNgaBút kí
5Buổi học cuối cùngThế kỉ XIXA. Đô-đêPhápTruyện
6Bức thư của thủ lĩnh da đỏ1854Xi-át-tơnThư

Lớp 7:

STTTên tác phẩmThời gianTác giảNướcThể loại
1Mẹ tôiĐầu thế kỉ XXÉt-môn-đô đơ A-mi-xiI-ta-li-aTruyện
2Xa ngắm thác núi LưThế kỉ VIILí BạchTrung QuốcThơ
3Cảm nghĩ trong đêm thanh tịnhThế kỉ VIILí BạchTrung QuốcThơ
4Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quêThế kỉ VIIHạ Tri ChươngTrung QuốcThơ
5Bài ca nhà tranh bị gió thu pháThế kỉ VIIĐỗ PhủTrung QuốcThơ

Lớp 8:

STTTên tác phẩmThời gianTác giảNướcThể loại
1Cô bé bán diêmThế kỉ XIXAn đéc xenĐan MạchTruyện
2Đánh nhau với cối xay gióThế kỉ XVIIXéc van tétTây Ban NhaTrích tiểu thuyết Đôn ki hô tê
3Chiếc lá cuối cùngĐầu thế kỉ XXO-Hen-riTruyện ngắn
4Hai cây phongThế kỉ XXAi-ma-tốpCư-rơ-gư-xtanTrích tiểu thuyết
5Đi bộ ngao du1762Ru xôPhápTrích tiểu thuyết
6Ông Giuốc đanh mặc lễ phụcThế kỉ XVIIMô-li-ePhápTrích hài kịch

Lớp 9:

STTTên tác phẩmThời gianTác giảNướcThể loại
1Đấu tranh cho một thế giới hoà bình1986G. Mác kétCô-lôm-bi-aNghị luận
2Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ của trẻ em1990Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ emNghị luận
3Cố HươngThế kỉ XXLỗ TấnTrung QuốcTruyện ngắn
4Những đứa trẻThế kỉ XXM. Go-rơ-kiNgaTrích tiểu thuyết Thời thơ ấu
5Bàn về đọc sáchThế kỉ XXChu Quang TiềmTrung QuốcNghị luận
6Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten1853H. TenPhápNghị luận
7Mây và sóng1909R.Ta-goẤn ĐộThơ
8Rô bin xơn ngoài đảo hoang1719Đ. Đi-phôAnhTrích tiểu thuyết Rô-bin-xơn Cru-xô
9Bố của Xi môngThế kỉ XIXMô-pa-xăngPhápTruyện ngắn
10Con chó Bấc1903G.Lân đơnTrích tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang