Trần Đăng Khoa nói: Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Còn Mai-a-cop-ki cho rằng: Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ (Maiacốpxki).

tran-dang-khoa-noi-tho-hay-tho-gian-di-xuc-dong-va-am-anh-con-mai-a-cop-ki-cho-rang-lam-tho-la-can-mot-phan-nghin-milligram-quang-chu-maiacopxki

Trần Đăng Khoa nói: Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Còn Mai-a-cop-ki cho rằng: Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ (Maiacốpxki).

Suy nghĩ của anh/chị về hai ý kiến trên.

  • Mở bài:

“Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi/ Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang”.  “Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt/ Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay” (Chế Lan Viên)

  • Thân bài:

“Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của tác phẩm văn học” (Goorki). Etmông Fabex nói: “Chữ bầu lên nhà thơ”. Ngôn ngữ trong văn học giống như màu sắc trong hội họa, âm thanh trong âm nhạc. Trong sự lao động của nhà văn có sự lao động về ngôn ngữ, trong sự giày vò của sáng tạo nghệ thuật có sự giày vò về ngôn từ. Thành công của tác phẩm một phần lớn là nhờ khả năng ngôn ngữ của tác giả.

Công cụ chủ yếu đó cùng với các hiện tượng, các sự kiện cuộc sống, là chất liệu của văn học. Nếu ngôn ngữ của đời sống được xem là nguyên liệu để sáng tác thì ngôn ngữ của văn học lại là sản phẩm hoàn chỉnh, được sáng tạo qua bàn tay điêu luyện của người nghệ sĩ tài hoa. Đó là một quá trình lao động đầy nghệ thuật, đầy sáng tạo, nhưng cũng rất vất vả.

– Ngôn ngữ thơ giản dị là ngôn ngữ thơ giống như ngôn ngữ hằng ngày của đời sống nhân dân.

2. Bàn luận:

– Vì sao ngôn ngữ thơ phải giản dị?

+ Thơ tồn tại như sự minh chứng cho sức sống của ngôn ngữ dân tộc. Một đất nước yêu thơ ca chứng tỏ quốc gia ấy có tâm hồn lành mạnh, sâu sắc và tinh tế. Chưa có dân tộc nào chối bỏ hay hạ thấp các nhà thơ chân chính, những người biết tôn vinh và chia sẻ với tổ quốc, đồng bào mình bằng thi ca.

+ Cũng không ai đánh giá, ghi nhận, xếp hạng nhà thơ chính xác, công bằng và sòng phẳng như đông đảo quần chúng nhân dân. Họ đọc thơ bằng trái tim và sự chiêm nghiệm, từng trải cuộc sống, bằng những linh cảm bản năng, bằng lòng yêu không gì có thể thay thế được với tiếng nói mẹ đẻ.

+ Với các thi sĩ chúng ta, tôi nghĩ, làm thơ, trước hết là để đi vào thẳm sâu hay bay cao trong cõi ngôn ngữ Việt. Sau đó mới là giao lưu, hội nhập với bè bạn bốn phương. Khó đạt tới sự thấu tỏ tuyệt đối về cảm xúc và ý tứ, về những lung linh của con chữ, về tiết tấu nhịp điệu mang dấu ấn văn hóa, lịch sử, phong tục, thói quen bản địa khi đọc thơ không nguyên văn ngôn ngữ nguồn cội của thi sĩ. Thơ không chỉ có nghĩa mà chủ yếu phải là tình, là hồn, những khái niệm ai cũng biết nhưng lý giải một cách thấu triệt và sâu sắc là vô cùng khó. Trong thơ có hơi thở, hồn vía của dân tộc mình, đồng bào mình. Nó chính là cái thấm sâu nhất, lâu nhất và đương nhiên chi phối nhiều hơn cả trong hành trình sáng tạo của người cầm bút.

+ Các nhà thơ đích thực ít ai không khởi đầu và đề cao chất truyền thống trong sáng tác thi ca, trong đó có việc sử dụng ngôn ngữ. Nhà văn không biết đến văn học dân gian là nhà văn tồi (M.Goorki) (dẫn chứng)

– Nhưng làm thơ còn là cần một phần nghìn mili gam quặng chữ: ngôn ngữ thơ ca phải tinh luyện, mang dấu ấn sáng tạo riêng của người nghệ sĩ.

cái lỏi đích thực của thơ ca không nằm ở cái bề ngoài chải chuốt ấy, nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc, ở sự chân thật của trái tim, tâm hồn của nhà thơ.

nhà thơ. Khi nhà thơ xúc động chân thành đến tận đáy tâm hồn, anh sẽ sáng tạo nên được được những vần thơ hay, những vần thơ ấy đôi khi không cần đến vẻ cầu kì bên ngoài mà vẫn rung động lòng người. Đó là thơ giản dị. Để đạt được đến độ “giản dị” có lẽ nhiều nhà thơ đã phải trả giá bằng cả cuộc đời mình.

– Vì sao ngôn ngữ thơ ca cần sáng tạo, tinh luyện?

+ “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ”. Bên cạnh việc hòa mình vào thời đại và bắt kịp nhịp thở của cuộc sống, văn học đòi hỏi người viết phải có tài năng nghệ thuật. Nhà văn không thể bê nguyên si cuộc đời vào trong trang viết mà phải biến trang viết thành cuộc đời bằng chính khả năng và sự trải nghiệm của mình. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học không thể là kết quả của quá trình sáng tác hời hợt, nông cạn mà phải là kết tinh của sự sáng tạo, chắt lọc, trau chuốt, tỉ mỉ.

+ Trong lao động nghệ thuật, việc lựa chọn từ ngữ đòi hỏi người nghệ sĩ tốn rất nhiều công sức để tìm cho ra được những từ ngữ có khả năng biểu đạt cao nhất ý muốn diễn tả. Ngôn ngữ văn học phải chính xác và tinh luyện, tạo nên hình tượng trong tác phẩm. Chính vì thế, nó không trừu tượng mà có tính chất cảm tính cụ thể, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc thông qua việc biểu đạt suy nghĩ tính cách nhân vật hay thái độ và quan niệm của tác giả.

+ “Trong văn chương, chữ phải đứng trên trang giấy chứ không được nằm đơ trên trang giấy” (Nguyễn Tuân). Ngôn từ không phải chỉ để diễn đạt một hành động, sự việc đang được nói đến, mà còn nói thêm nhiều điều sắp xảy ra. Có khi, ngôn từ là một lá thư, một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự của tác giả về đời, về người, về thời đại. Mặt khác, ngôn từ còn thể hiện phong cách hành văn, phong cách nghệ thuật của người viết, hay còn thể hiện khả năng sáng tạo của người cầm bút.

+ Công việc sáng tác là một quá trình gian khổ, vất vả nhưng cũng rất đáng quý. Bởi: “Nhà văn là người cho máu” (Enxa Triobe), “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” (Banzắc) và là người thay đổi thời đại, hướng con người đến những giá trị chân – thiện – mĩ.

3. Đánh giá:

– Hai ý kiến bổ sung cho nhau:

+ Việc sử dụng lựa chọn ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên quyết định thành công của mỗi tác phẩm.

+ Bên cạnh ngôn ngữ hay, độc đáo bài thơ cần có nội dung sâu sắc và ý nghĩa được diễn đạt những qua ngôn ngữ đó.

+ Bài học với người sáng tao: lựa chọn và sáng tạo ngôn ngữ phù hợp, sáng tạo trong sự kế thừa và cách

tân.

+ Bài học cho người tiếp nhận: tìm hiểu thơ bắt đầu từ việc tiếp cận ngôn ngữ văn bản, bám vào đặc trưng của thơ, phong cách nghệ thuật nhà thơ để thấy đóng góp riêng trong sử dụng từ ngữ của người nghệ sĩ ngôn từ.


Tham khảo:

“Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh” (Trần Đăng Khoa)

  • Mở bài:

Nhà phê bình văn học Bêlinxki từng nói: “Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật”. Còn Tố Hữu từng khẳng định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời”.  Một bài thơ hay là một bài thơ phải nói lên được niềm tâm cảm của người nghệ sĩ trước cuộc đời. Nó không cần cầu kì hay kiểu cách quá mức. Nó phải thực sự là tiếng nói chân thành của những con người bình thường nhất. Bàn về vấn đề này, Trần Đăng Khoa cho rằng: “Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh”.

  • Thân bài: 

Thơ luôn luôn là một sự bí mật, một thế giới luôn đem đến cho ta những giây phút ngạc nhiên mới lạ đến ngỡ ngàng, một thế giới khác, nhưng không hề xa lạ với cõi đời rất thực của chúng ta. Thơ mãi mãi là một sự bí mật nhưng không phải là thứ bí mật mặc chiếc áo huyền bí, cao siêu, mà trái lại nó rất giản dị, giản dị mà vẫn gây xúc động ám ảnh đến không ngờ.

Có những nhà thơ, khi bước vào con đường thơ ca, đã trải lên trên đó không biết bao nhiêu mĩ từ lóng lánh, những ngôn từ óng chuốt hoa mĩ, những cách đặt từ câu dáng dấp tân kì… mà quên mất rằng cái lỏi đích thực của thơ ca không nằm ở cái bề ngoài chải chuốt ấy, nó đọng lại ở bề sâu cảm xúc, ở sự chân thật của trái tim, tâm hồn của nhà thơ. Khi nhà thơ xúc động chân thành đến tận đáy tâm hồn, anh sẽ sáng tạo nên được được những vần thơ hay, những vần thơ ấy đôi khi không cần đến vẻ cầu kì bên ngoài mà vẫn rung động lòng người. Đó là thơ giản dị. Để đạt được đến độ “giản dị” có lẽ nhiều nhà thơ đã phải trả giá bằng cả cuộc đời mình.

Giản dị là một yêu cầu, một phẩm chất không thể thiếu đối với nhà thơ hay và đó cũng là một quá trình lao động nghệ thuật hết sức cay cực của bao nhà nghệ sĩ. Cái giản dị của thơ cũng như cái duyên thầm của một người con gái đẹp, nó không trang sức mà vẫn lấp lánh ánh sáng của vẻ đẹp toát ra từ bên trong. Nhà thơ không thể đánh lừa độc giả bằng những ngôn từ hoa mĩ hào nhoáng bên ngoài để che đậy sự trống rỗng vô hồn trong cảm xúc và trong suy tưởng. Cái lớp vỏ sặc sở bên ngoài chỉ là sản phẩm của những người thợ khéo tay, những người thợ thơ mà thôi. Trong khi đó, thơ không phải là một thứ nghề, một thứ công việc đơn thuần. Chỉ riêng những tỉa tót khéo léo, những kĩ xảo thì không thể làm nên thơ và càng không phải làm nên thơ hay. Những bài thơ hay phải đạt đến độ giản dị, độ trong suốt, thứ ánh sáng trong suốt đã được tinh lọc qua bảy sắc cầu vồng. Nhà thơ, khi đứng trước trang giấy trắng chỉ có thế làm nên thơ với những xúc cảm chân thật hết mình, của chính mình. Cảm xúc chân thật, tự nó sẽ gợi nên thơ, nó không cần sự hào nhoáng giả tạo, không cần kêu gọi, ồn ã. Thơ tự đến khi nhà thơ sống hết mình với bao nhiêu xúc cảm đang bề bộn trong lòng. Có phải thế chăng mà mỗi khi đọc lên bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên, dù không hề tìm thấy dấu vết của một sử dụng nghệ thuật nào, lòng ta bỗng như chùn xuống, một nỗi buồn thật thâm thìa, len lỏi trong ta. Nỗi buồn ấy tỏa ra trên những lời thơ thật chân phương hồn hậu:

“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già”

Và lắng lại trên những cảnh tưởng xót xa, ám ảnh:

“Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu”…

Bài thơ kết lại trong một nỗi buồn thật u hoài và có lẽ nỗi buồn ấy sẽ sống mãi với chúng ta bởi nó được thốt lên từ một tấm lòng thật sự thành tâm, nén tâm hương mà thi sĩ Vũ Đình Liên dâng lên lớp người như ông đồ có lẽ dễ làm cay mắt tất cả chúng ta. Mà nào có nhiều nhặn gì đâu, một bài thơ thật giản dị, một giây phút xúc động của nhà nghệ sĩ mà tại sao nó cứ ám ảnh mãi trong lòng người? Bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên có lẽ là một minh chứng thật sống động cho sức sống của những vần thơ giản dị, những vần thơ được cất lên với tất cả tấm lòng thành tâm, với tất cả nỗi đau, niềm thương tiếc của nhà nghệ sĩ nên ta cảm thấy như nó không cần những kĩ xảo, những thủ thuật khéo léo nào. Giản dị trong thơ đâu phải là một “kĩ thuật”, nó tự nhiên đối với những nhà thơ thật sự có tâm huyết, và có tài.

Và chúng ta cũng không nên hiểu giản dị là một sự hời hợt, sự thô sơ. Giản dị, chứ không giản dơn, tầm thường. Giản dị trong thơ như một thứ ánh sáng được lọc qua bảy sắc màu rực rỡ. Nó được biểu hiện ở những vần thơ thật cô đọng hàm súc: giản dị trong thơ không những là sự chân thật của cảm xúc mà còn ở bề mặt của ngôn từ. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng nói “Người làm thơ, phải biết dùng im lặng, tức là phải biết viết một cách hàm súc”. Thơ không cần sự dài lời, sự dông dài, lòe loẹt. Có những vần thơ như những thoáng mong manh êm ái của cảm xúc, những rung động rất mơ hồ mà vẫn ngân lên trong tâm hồn người đọc bao nhiêu nỗi niềm:

“Hôm nay trời nhẹ lên cao
Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”

Sự giản dị thoát ra từ cái lắc đầu thật đáng yêu của nhà thơ: “Tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn”. Câu thơ không hề có một phép tu từ nào để người ta phải mổ xẻ, phải tìm kiếm, thế mà mỗi khi đọc lên, ta vẫn thấy đằng sau đó ẩn chứa rất nhiều nỗi niềm, những nỗi niềm không thể toát lên thành lời.

Những nhà thơ lớn, những bút pháp lớn bao giờ cũng tâm niệm về sự giản dị trong thơ. Sự giản dị ấy chính là sự giản dị chân thật của tình cảm được biểu hiện trên bề mặt ngôn ngữ súc tích và cô đọng. Trong thơ, sự dài dòng là điều kiêng kị. Sự ồn ào, khoa trương luôn đi liền với thứ chủ nghĩa tình cảm to tướng mà hời hợt, không sâu. Sự tiết kiệm ngôn từ cho thơ, theo tòi cũng là một sự giản dị trong thơ, và đó cũng chính là một băn khoăn, một yêu cầu rất nghiệt ngã đặt ra đối với nhà thi sĩ.

Trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, có những người khi đau khổ. Họ khóc rất to, ồn ào nhưng sau đó, họ quên đi như chưa bao giờ từng biết đến, nhưng cũng có những người, trước đau khổ biết nén chặt nước mắt lại không cho nước mắt trào ra, và lúc ấy, nỗi đau càng nhân lên gấp bội. Nước mát không trào ra nhưng nó mãi mãi gây xúc động trong lòng người. Sự giản dị trong thơ, xét cho cùng cũng chính là một con đường để nhà thơ khiến cho người đọc phải rung động, phải khóc, cười với những điều viết ra trên trang giấy. Nhà thơ khi sáng tạo nên những đứa con tinh thần của mình, đều khao khát hướng tới người đọc, đi tìm tri kỉ, tri âm, để từ những con chữ sẽ biến thành những nhịp cầu đồng điệu.

Bởi thế nên, thơ của họ luôn khiến cho người ta phải xúc động. phải trăn trở, nghĩ suy. Ai đó nói rằng: “Nghệ thuật chỉ làm nên những câu thơ, trái tim mới là thi sĩ”. Quả vậy, thơ hay là thơ phải khiến cho con người ta phải xúc động tận đáy lòng, khiến cho tâm hồn người đọc cũng bắt nhịp đồng điệu với trái tim thi sĩ. Và muốn như thế, nhà thơ phải sống hết mình cho thơ với bao nhiêu bộn bề cảm xúc của mình. Thơ muốn cho người ta khóc, trước hết mình phải khóc, muốn làm cho người ta cười, mình phải cười trước đã… có xúc động mãnh liệt, có tâm huyết với từng dòng chữ, từng lời thơ của mình buông ra trên tờ giấy trắng, nhà thơ mới có thể viết nên những vần thơ bất tử. Sự hời hợt cằn khô, giá lạnh của cảm xúc chỉ làm nên những trang viết cao đạo, giáo huấn khô khan, xa vời với cảm xúc thơ. Thơ chỉ đến khi trong tim thi sĩ xúc cảm dâng trào mãnh liệt. Đó là những lúc thăng hoa, những phút giây thần hứng, có khi sáng tạo được những câu thơ hay không ngờ. Có lẽ Hàn Mạc Tử cũng trải qua những phút giây như vậy để viết nên được những dòng thơ tuyệt vời mà đến nay vẫn ám ảnh chúng ta:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”

Câu thơ đau đáu một nỗi niềm mong đợi, một tia hi vọng mong manh trong sự tuyệt vọng đến quặn lòng của thi nhân. Liệu rồi con thuyền chở đầy trăng ấy có neo đậu được bến bờ ước vọng và liệu rồi tình yêu thiết tha nồng hậu của thi nhân có tìm được ai chia sẻ? Con thuvền ấy có kịp chở về những hẹn hò, mong nhớ; những đợi chờ khắc khoải mà thi nhân muốn gửi gắm đến người con gái mình yêu? Câu thơ cứ như xoáy vào hồn ta đau đáu một nỗi niềm! Có lẽ những vần thơ khắc khoải ấy đã thoát thai từ một trái tim yêu đang tuyệt vọng không cùng của thi nhân. Những giây phút ấy, Hàn Mạc Tử đã “vắt kiệt” bao đau đớn, bao mong nhớ, bao yêu thương tha thiết của mình để dâng cho đời những vần thơ làm xao lòng người đến vậy!

Bản chất của thơ chính là sự bộc lộ sâu sắc của thế giới nội tâm. Thơ, suy cho cùng là tiếng lòng của thi nhân được cất lên từ một sự dồn nén cảm xúc đến cao độ. Nhà thơ lắng nghe những nhip đập của trái tim mình và viết. Khi anh ta đi tận cùng mình, sống hết mình với những gì mình định viết, anh ta sẽ tìm gặp được tri âm sẽ làm cho người ta xúc động.

Dĩ nhiên thơ không chấp nhận sự xúc động giây lát, thoáng qua, hời hợt, mà cao hơn nó phải vươn tới sự “ám ảnh”. Để đạt được sự ám ảnh trong thơ, của thơ, thật chẳng giản đơn chút nào đối với người nghệ sĩ. Có những bài thơ đi qua đời ta mà chẳng để lại một dấu vết gì, nó trôi tuột theo dòng chảy thời gian và chìm vào sự quên lãng. Trái lại có những bài thơ, mới đọc một lần đã thấy có cái gì mới lạ, càng đọc càng bị cuốn hút, càng bị ám ảnh.

Một câu thơ, một bài thơ ám ảnh là một câu thơ, một bài thơ đã để lại trong tâm hồn ta những xúc động sâu xa, có thể niềm vui rạo rực, có thể là nỗi buồn mênh mang, nhưng tất cả đều đầy ấn tượng. Nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: “Bài thơ hay làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người. Quên rằng đó là tiếng nói của ai, người ta cảm thấy như là tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình vậy”. Đó cũng là một cách nói về những câu thơ, bài thơ đạt được mức “ám ảnh”, đến và “làm tổ” được trong tâm hồn độc gia. Trong đời tôi, cũng đã từng có những phút giây như thế. Tôi cứ bị hai câu thơ của Xuân Diệu trong bài thơ Đây mùa thu tới ám ảnh hoài:

“Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói
Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì…”

Có phải vì tôi là thiếu nữ mà tôi thích hai câu ấy không? Hay chính là có lúc tôi cũng đã từng đứng tựa cửa nhìn vào một khoảng không vô định trong cái dáng vẻ đám chiêu, buồn buồn, nhất là vào những chiều thu khi gió heo may lành lạnh đã về. Nhà thơ không biết người thiếu nữ ấy đang nghĩ ngợi gì, nhưng kì thực lại là rất biết đấy. Tinh tế là vậy, sâu sắc là vậy, chỉ mấy chữ “buồn không nói” và “tựa cửa nhìn xa” là đủ cho ta neo giữ suốt đời những câu thơ như vậy rồi. Câu thơ kết lại một bài thơ, nhưng lại mở ra những chân trời mới bao la, chân trời của sức gợi, của liên tưởng. Không hiểu có cái gì giăng mắc trong hình ảnh thơ, có cái gì ẩn giấu đằng sau ánh mắt nhìn xa xăm vời vợi ấy mà ta cứ cảm thấy một nỗi u buồn ám ảnh, một điệu hồn buồn thương, xao xác không nguôi…

Một câu thơ ám ảnh là một câu thơ có sức gợi, nó kết thúc trên ngôn từ, trên các phần thể phách, nhưng linh hồn của bài thơ, sức ảm ảnh của nó cứ ngân nga mãi trong hồn người đọc. Đạt được điều đó tức cũng là đạt đến chỗ tinh diệu của thơ. Câu thơ ám ảnh cũng đồng thời là câu thơ phải thật sự tiêu biểu cho một trạng huống của cảm xúc nào đó. Và từ cái cảm xúc ấy, người đọc có khi quên đi chủ thể sáng tạo, quên đi các ngôn từ, mà cảm thấy nó như một tấm gương trong suốt, người đọc soi vào và thấy mình trong đó. Đã có ai xa quê nhà mà không từng nhớ một con đường làng, một dòng sông, một bóng hình thôn nữ, một trưa hè. Hàn Mặc Tử nhà thơ yêu thiết tha sự sống, yêu thiết tha cuộc đời này đã nói hộ cho biết bao thế hệ một thoáng chênh chao trong hoài niệm, trong xác cảm về người con gái của quê hương:

“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”

Người em gái bên bờ sông lấp lóa ánh nắng ấy không còn là của riêng nhà thơ nữa. Hình ảnh thật đẹp ấy đã trở thành một phần trong tâm hồn. Trong kí ức của mỗi người xa quê.

Thơ là như thế, nào có xa lạ gì đâu nhưng vì sao vẫn luôn gây cho ta bao ngỡ ngàng, thích thú, mới lạ. Ta không thể hiểu hết, mà chính những nhà thi sĩ, những chủ thể sáng tạo tràn đầy tâm huyết ấy cũng không thể hiểu nổi mình trên những trang thơ. Có ai làm thơ mà không muốn được nếm trải cái hạnh phúc được bạn đọc xúc động, cảm thông. Có ai làm thơ mà không ao ước thơ mình giản dị, xúc động và ám ảnh? Nhưng để đạt được cùng một lúc ba phẩm chất cao quý ấy. Đối với nhà thơ vẫn còn là một điều bí mật, hoặc là một công việc sáng tạo hết sức nghiệt ngã, khó khăn, chẳng dễ một chút nào nếu muốn đi đến tận cùng của chân lí, của cái đẹp, của thơ, của nghệ thuật thi ca.

Sáng tác thơ ca trong hành trình sáng tạo của nhà nghệ sĩ như một bản khúc ca dang dở, chẳng có bao giờ kết thúc; bởi họ luôn bị đời sống ám ảnh, trái tim họ luôn luôn trăn trở, thao thức, luôn luôn tự vượt mình để hiến dâng cho đời những vần thơ đẹp nhất. Sẽ chẳng có ai đi đến tận cùng của cái đẹp, và cũng chẳng có ai đi tới cái đích tận cùng là của thi ca. Giản dị, xúc động và ám ảnh là ba phẩm chất cao quý nhất của thơ ca và cũng là điểm sáng vẫy gọi nhà thơ trên con đường dẫn đến thơ ca đích thực. Chân lí của thơ ca nói riêng và của nghệ thuật nói chung là sáng tạo.

  • Kết bài:

Giản dị, xúc động và ám ảnh là những cái đích mà nhà thơ cần đạt tới, là một sự bí mật muôn đời đối với nhà thơ trên con dường sáng tạo nghệ thuật. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, từ trải nghiệm của bản thân đã có một lời nhận xét thật là thú vị và chuẩn xác vô cùng.


Tham khảo:

Bàn về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học, nhà thơ Nga, Maiacốpxki có viết:

“Phải phí tốn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài”.

Anh/chị hiểu gì về ý kiến trên? Hãy phân tích một vài dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên.

  • Mở bài:

Có người nhận định: “Thơ bắt rễ từ lòng người và nở hoa nơi từ ngữ”. Thơ ca nói riêng cũng như văn chương nói chung đều bắt nguồn từ cuộc đời và được xây dựng bằng vật liệu ngôn từ. Người nghệ sĩ phải dùng bàn tay tài hoa và lăng kính nghệ thuật để biến ngôn ngữ đời sống thành ngôn ngữ văn học. Bàn về trách nhiệm của người viết và đặc điểm của ngôn từ, Maiacôpxki đã cho rằng:

Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi
Nhưng chữ ấy làm cho rung động
Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài.

“Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ” (M. Gorki). Công cụ chủ yếu đó cùng với các hiện tượng, các sự kiện cuộc sống, là chất liệu của văn học. Nếu ngôn ngữ của đời sống được xem là nguyên liệu để sáng tác thì ngôn ngữ của văn học lại là sản phẩm hoàn chỉnh, được sáng tạo qua bàn tay điêu luyện của người nghệ sĩ tài hoa. Đó là một quá trình lao động đầy nghệ thuật, đầy sáng tạo, nhưng cũng rất vất vả:

Phải phí tổn nghìn cân quặng chữ
Mới thu về một chữ mà thôi.

Ở hai câu đầu tiên, Maiacôpxki muốn hướng đến trách nhiệm, nghĩa vụ nặng nề của người cầm bút. Viết sao cho hay, cho đúng, cho trúng luôn là phương châm sáng tạo của người viết. Trách nhiệm của các văn nghệ sĩ trước thời đại và cuộc sống là phải thấu hiểu con người. Khi xưa, đại thi hào Nguyễn Du viết: “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”, nhà thơ Xuân Diệu lại viết: “Cơm áo không đùa với khách thơ”, và trong những năm tháng chiến đấu chống giặc ngoại xâm văn học nghệ thuật đã chứng tỏ rõ vai trò và sức mạnh của mình, khi:

Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền.

(Là thi sĩ – Sóng Hồng)

Ngòi bút bấy giờ đã tạo bước ngoặt lịch sử, góp phần đem lại tự do cho dân tộc. Để làm được điều đó, nhà văn phải sống sâu, sống lâu, trở thành những người thợ lặn trong bể cuộc sống, tìm kiếm những gì còn bị che giấu, bị khuất lấp của con người, đem ra phơi bày trước ánh sáng. Phải có sự rung động mãnh liệt, phải có nỗi đau đời, đau người, đau trước sự đổi thay của thời thế, người ta mới có thể viết nên những vần thơ, những câu văn khiến hàng triệu trái tim xúc động.

Có ai đó đã nói rằng: “Văn chương trước hết phải là văn chương”. Nếu chỉ sống sâu, sống tốt thì nhà văn sẽ không được gọi là nhà văn, tác phẩm sẽ không được coi là tác phẩm văn học. Bên cạnh việc hòa mình vào thời đại và bắt kịp nhịp thở của cuộc sống, văn học đòi hỏi người viết phải có tài năng nghệ thuật. Nhà văn không thể bê nguyên si cuộc đời vào trong trang viết mà phải biến trang viết thành cuộc đời bằng chính khả năng và sự trải nghiệm của mình. Bởi vậy, ngôn ngữ văn học không thể là kết quả của quá trình sáng tác hời hợt, nông cạn mà phải là kết tinh của sự sáng tạo, chắt lọc, trau chuốt, tỉ mỉ. Nói như Nguyễn Tuân: “Ở đâu có lao động thì ở đó có sáng tạo ra ngôn ngữ”. Trong lao động nghệ thuật, việc lựa chọn từ ngữ đòi hỏi người nghệ sĩ tốn rất nhiều công sức để tìm cho ra được những từ ngữ có khả năng biểu đạt cao nhất ý muốn diễn tả. Ngôn ngữ văn học phải chính xác và tinh luyện, tạo nên hình tượng trong tác phẩm. Chính vì thế, nó không trừu tượng mà có tính chất cảm tính cụ thể, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc thông qua việc biểu đạt suy nghĩ tính cách nhân vật hay thái độ và quan niệm của tác giả.

Thơ văn là toàn bộ nghệ thuật, bao gồm cả nghệ thuật kiến trúc. Nói tới kiến trúc là nói tới tính lập thể, sự cân đối, hài hòa. Nghệ thuật kiến trúc có một ảnh hưởng quan trọng tới văn chương. Mỗi một tác phẩm văn chương đều có một kiến trúc riêng của nó. Nó giống như một ngôi nhà mà người nghệ sĩ phải là một kiến trúc sư có tài để thiết kế nên kiến trúc của ngôi nhà. Đó chính là bố cục, kết cấu của tác phẩm. Mỗi tác phẩm phải là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất toàn vẹn, với bố cục kết cấu rành mạch, với hệ thống ý tứ, ngôn từ có tổ chức cao, giữa các phần luôn phải có sự liên kết chặt chẽ, thể hiện được sự hài hòa, cân đối. Tùy theo các thể loại văn học, nghệ thuật kiến trúc có ảnh hưởng khác nhau. Đối với thơ ca, người ta chú ý nhiều đến mối liên hệ giữa các đoạn, các khổ thể hiện những cung bậc trạng thái cảm xúc khác nhau. Với truyện ngắn, cái quan trọng là giữa các đoạn các phần, các mốc trong cuộc đời nhân vật phải có sự nhất quán cao độ. Với tác phẩm kịch, người ta tổ chức nó theo các màn, các lớp… Chính hệ thống ý và ngôn ngữ, có tính hệ thống cao đã tạo ra một kết cấu hoàn chỉnh và cân đối, đem lại khoái cảm thẩm mĩ cho người đọc. Như vậy không thể phủ nhận tác dụng to lớn của nghệ thật kiến trúc đối với văn chương.

“Trong văn chương, chữ phải đứng trên trang giấy chứ không được nằm đơ trên trang giấy” (Nguyễn Tuân). Ngôn từ không phải chỉ để diễn đạt một hành động, sự việc đang được nói đến, mà còn nói thêm nhiều điều sắp xảy ra. Có khi, ngôn từ là một lá thư, một lời nhắn nhủ, một lời tâm sự của tác giả về đời, về người, về thời đại. Mặt khác, ngôn từ còn thể hiện phong cách hành văn, phong cách nghệ thuật của người viết, hay còn thể hiện khả năng sáng tạo của người cầm bút. Đến với đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, người đọc không chỉ thấy được bản chất của một tên vô học, một kẻ buôn người mà còn thấy được cách sử dụng ngôn từ tài tình của bậc thầy về ngôn từ:

Gần miền có một mụ nào
Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên rằng: “Mã Giám Sinh’*
Hỏi quê, rằng: “Huyện Lâm Thanh cũng gần”
Quá niên trạc ngoại tứ tuần
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao
Trước thầy sau tớ lao xao
Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang
Ghế trên ngồi tót sỗ sàng
Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra.

Nhiều người cho rằng, Nguyễn Du sử dụng từ ngữ rất đắt. Đắt vì nhiều khi chỉ một chữ thôi đã có thể lột tả được bản chất bên trong của con người. Đó là trường hợp câu thơ: “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” mà nhà thơ dùng để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh lúc đến hỏi Kiều về làm vợ. Một kẻ đã ngoài tứ tuần mà “mày râu nhẵn nhụi, áo quần bảnh bao” thì thật nực cười và kì cục đến không thể chấp nhận được. Bởi “nhẵn nhụi” là từ ngữ người ta thường dùng để chỉ độ trơn, bóng, láng của đồ vật, chứ không phải dùng để chỉ tính chất trang nhã, lịch sự của con người. Còn từ “bảnh bao” thường dùng để khen trẻ em có quần áo đẹp lại dùng cho Mã Giám Sinh thì lại có ý chế giễu, mỉa mai. Một kẻ đã nhiều tuổi nhưng lại cố ý tô vẽ, tỉa tót thì lại trở nên kệch cỡm, giả tạo và có phần trai lơ, đàng điếm.

Đặc sắc nhất vẫn là cách dùng từ trong câu: “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” – một cử chỉ vội vàng, khiếm nhã khiến Nguyễn Du phải hạ ngay một từ “sỗ sàng”. Cử chỉ ấy không phù hợp với một người đi hỏi vợ và lại càng không đúng với phẩm cách văn hoá của một Giám Sinh. Nó quá bất ngờ so với sự chờ đợi của người đọc, quá phi lí so với vai trò của một sinh viên trường Quốc Tử Giám. Cử chỉ này là tín hiệu đầu tiên để bước đầu khẳng định bản chất của Mã Giám Sinh. Tự định vị một cách vô lễ, trịch thượng, chướng mắt trên chiếc ghế của người bề trên (những bậc cao niên); từ “tót” đã bộc lộ rõ bản chất của gã là một tên lừa bịp, một kẻ vô học, một tên buôn thịt bán người, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Chỉ một từ ấy thôi, Nguyễn Du đã khiến người đọc nhớ mãi tên Mã Giám Sinh, tuy không “làm cho rung động”, nhưng cũng làm cho “triệu trái tim” châm biếm, mỉa mai “trong hàng triệu năm dài”.

“Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng“ (Charles Dubos). Ánh sáng là những gì tốt đẹp nhất, soi rọi tâm hồn con người và thay đổi nó. Với Tố Hữu, ánh sáng chính là lí tưởng cách mạng – ánh sáng đã giúp ông tìm ra lối đi cho mình:

Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim.

(Từ ấy)

Khổ đầu tiên ca ngợi lí tưởng và nói lên tình yêu với lí tưởng cách mạng. Tác giả khẳng định lí tưởng cộng sản như một nguồn sáng mới làm bừng tỉnh, bừng sáng tâm hồn và trí tuệ nhà thơ. “Bừng” – ánh sáng phát ra đột ngột, ánh sáng của ngày hè đầy nồng nàn và rạng rỡ. Hình ảnh: “Mặt trời chân lí chói qua tim” là một hình ảnh độc đáo, bất ngờ, táo bạo, giàu ý nghĩa thẩm mĩ mà rất chính xác, gợi cảm. Mặt trời là nguồn sáng rực rỡ, chói chang và duy nhất đem lại sự sống cho muôn loài. Hình ảnh “mặt trời chân lí” đi liền với nhóm từ “chói qua tim” đã diễn tả được niềm vui rất đỗi thiêng liêng, có cái gì đó gần như là “choáng váng” (chữ dùng của Hoài Thanh) và sức xuyên thấu kì diệu, mạnh mẽ của lí tưởng Đảng đối với tình cảm, nhận thức của người chiến sĩ. Hai động từ mạnh “bừng” và “chói” gây ấn tượng đến thị giác độc giả. Nghe có gì đó đến rất đột ngột, nhưng cũng đến rất phô trương, rất mãnh liệt khiến người ta không thể kháng cự. Như một sức mạnh vô hình đang lao đến, Tố Hữu khiến lí tưởng cách mạng trở nên to lớn, mang tầm vóc vĩ đại, đương bừng sáng chói chang.

Trong khi đó, Nguyễn Duy lại xem ánh sáng của vầng trăng – tức ánh trăng, là người bạn tri kỉ, nghĩa tình, cũng vừa là một quan tòa phê phán, lên án sự bội bạc của nhân vật trữ tình:

Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.

(Ánh trăng)

Ánh trăng trước sau vẫn vậy, dân dã, mộc mạc, bình dị và thủy chung. Trăng lặng lẽ tròn một cách trong sáng vô tư, mặc cho thời gian trôi, không gian biến đổi, mặc cho bạn bè xưa ai đó quay lưng. Nhưng đó là chất thử, chất xúc tác, khơi gợi niềm xúc động, tạo sự sám hối, đánh thức lương tâm ở con người. Cái giật mình được diễn tả trong đoạn thơ thể hiện sự bừng tỉnh đáng quý, cần có để làm người, lại vừa là từ rất đắt, cô đọng suốt cả bài thơ. Giật mình vì nhận ra trước đây mình đã quá vô tình, giật mình vì nhận ra trăng vẫn im lặng và bao dung như thế, giật mình vì ăn năn hối hận đã quên nghĩa thủy chung. Giờ đây, con người đã tìm được con đường trở về với chính con người mình trước đây, đã tìm lại được những tháng ngày tình nghĩa đã vô tình quên lãng.

Qua ba bài Truyện Kiều, Từ ấy và Ánh trăng, ta thấy được giá trị của từ “đắt” trong bài thơ, đồng thời cảm nhận được sức lay động và rung động mãnh liệt, quảng đại của ngôn từ.

“Làm thơ là cân một phần nghìn miligram quặng chữ” (Maiacôpxki). Công việc sáng tác là một quá trình gian khổ, vất vả nhưng cũng rất đáng quý. Bởi: “Nhà văn là người cho máu” (Enxa Triobe), “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại” (Banzắc) và là người thay đổi thời đại, hướng con người đến những giá trị chân – thiện – mĩ.

Thơ văn là sự tổng hòa của các ngành nghệ thuật, đó là sự kết hợp hài hòa của các ngành nghệ thuật trong việc tái hiện thế giới và con người. Sự giao thoa, kết hợp ấy tạo ra sự phong phú, đa dạng cho nghệ thuật biểu hiện của văn chương, có khả năng tác động mạnh mẽ đến các giác quan, tư tưởng, tình cảm của bạn đọc. Mặc khác, nó lí giải việc một số bài thơ được phổ nhạc thành lời hát, có những kịch bản phim chuyển thể từ tác phẩm văn chương. Đó là mối quan hệ qua lại giữa văn chương và các ngành nghệ thuật khác nhằm phục vụ hiệu quả hơn nữa cho cuộc sống và con người.

Nhưng thơ văn cũng có những đặc trưng riêng biệt. Văn chương lấy chất liệu từ ngôn từ, ngôn ngữ văn chương là ngôn ngữ đã được chọn lọc mang tính thẩm mĩ cao. Bằng ý nghĩa, khả năng gợi hình, gợi thanh, ngôn ngữ tạo ra hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối… một cách gián tiếp, từ đó tạo ra chất nhạc, chất họa… trong văn khiến trang văn trở nên đẹp đẽ và sống động.

  • Kết bài:

Một tác phẩm nghệ thuật đích thực phải là một chiếc vỏ ốc nhỏ bé mong manh song lấp lánh sắc màu và từ đó ngân lên những tiếng thì thầm của đại dương sâu thẳm, ngân lên những khúc ca về cuộc sống, tình yêu và khát vọng muôn đời.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua bài thơ "Vội vàng" (Xuân Diệu), hãy làm sáng tỏ ý kiến: "Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh" (Trần Đăng Khoa) - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.