Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之 1272 – 1346), tên tự là Tiết Phu (節夫), hiệu là Tích Am (僻庵) là một quan đại thần và nhà ngoại giao nổi tiếng triều Trần trong lịch sử Việt Nam.[1] Năm 1304, đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, ông thi đỗ trạng nguyên. Nhờ thông minh, hiểu biết sâu rộng, ông nhiều lần được cử đi sứ sang Trung Quốc. Ngoài ra, ông còn được biết đến như là tổ tiên trực hệ của các đời Hoàng đế nhà Mạc, được Mạc Thái Tổ truy tôn miếu hiệu là Viễn Tổ (遠祖), thụy là Kiến Thủy Khâm Minh Văn Hoàng Đế (建始欽明文皇帝).

Xuất thân
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Mạc Đĩnh Chi quê ở xứ làng Bàng Hà[2] và Ba Điểm. Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287 đã theo hàng quân Nguyên. Nhà Trần sau chiến thắng đã trị tội cả làng, bắt dân làm lính hầu cho các vương hầu nhà Trần, không cho làm quan, nhưng sau này năm 1304, Mạc Đĩnh Chi vẫn được ứng thi và làm quan.[3]

Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay), tổ tiên là Mạc Hiển Tích đỗ khoa Thái học sinh năm Bính Dần đời vua Lý Nhân Tông.[4] Ông thông minh hơn người, nhưng tướng mạo xấu xí.[1]

Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc mở học đường, tập hợp văn sĩ bốn phương, chu cấp cho ăn mặc, đào tạo nhiều nhân tài, trong đó có Mạc Đĩnh Chi. Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng: Ích Tắc là con thứ của Thượng hoàng, thông minh hiếu học, thông hiểu lịch sử, lục nghệ, văn chương nhất đời. Dù nghề vặt như đá cầu, đánh cờ, không nghề gì không thông thạo; từng mở học đường ở bên hữu phủ đệ, tập hợp văn sĩ bốn phương cho học tập, cấp cho ăn mặc, đào tạo thành tài như Mạc Đĩnh Chi ở Bàng Hà, Bùi Phóng ở Hồng Châu,… gồm 20 người, đều được dùng cho đời.[5]

Sự nghiệp
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi Cống sĩ lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ).[5] Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên; Bùi Mộ đỗ bảng nhãn, Trương Phóng đỗ thám hoa. Khi mới đỗ nhà vua chê ông xấu, Mạc Đĩnh Chi bèn làm bài phú Ngọc tỉnh liên (Sen trong giếng ngọc) để tự ví mình với sen. Trong bài phú có đoạn:

Há rằng trống rỗng bất tài
Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
Vua Trần Anh Tông xem rồi khen hay, thăng làm Thái học sinh dũng thủ, sung chức Nội thư gia.[1]

Tham dự triều chính
Thời vua Trần Minh Tông, Mạc Đĩnh Chi càng được tin dùng hậu đãi. Ông là người liêm khiết, vua biết muốn thử ông, sai người đem 10 vạn quan tiền để trước cửa nhà ông. Sáng hôm sau Đĩnh Chi đem túi tiền lên triều, tâu nhà vua, Vua nói: “Không ai nhận tiền ấy, thì cho khanh lấy mà chi dùng”. Ông đã từ chối và không nhận vì cho rằng người mất sẽ lo lắng , lúc này vua cho biết rằng chỉ thử lòng và trao cho Mạc Đĩnh Chi phần thường vì lòng chính trực.[4]

Mạc Đĩnh Chi cùng với các vị Trần Thời Kiến, Đoàn Nhữ Hài, Độ Thiên Lư, Nguyễn Dũ, Phạm Mại, Phạm Ngộ, Nguyễn Trung Ngạn,… được sử quan Ngô Thì Sĩ nhận định trong Việt sử tiêu án: Các ông này khi làm quan, ngạnh trực dám nói thẳng, có phong độ đại thần và nhân tài thịnh nhất hơn triều các vua khác.[4]

Thời vua Trần Hiến Tông ông làm chức Nhập nội hành khiển, Lang trung hữu ty, chuyển sang làm Lang trung tả ty trải đến chức Tả bộc xạ ở hàng quan to.[1]

Đi sứ nhà Nguyên
Năm 1308 đời vua Trần Anh Tông, Mạc Đĩnh Chi đi sứ nhà Nguyên, mừng vua Nguyên Vũ Tông mới lên ngôi.[a] Đó là lúc mới 20 năm sau chiến tranh chống quân Nguyên thứ 3 (1287-1288), sứ bộ bị nắn gân cốt rất mạnh.

Tuy nhiên trong hoạt động bang giao ông đã tỏ rõ khí phách và tài năng của mình. Hoạt động và tài năng văn chương của ông đã để lại nhiều giai thoại nổi tiếng.

Sau đó năm Nhâm Tuất (1322) ông đi sứ lần 2, nhưng chưa tìm được nguồn tin.

Mạc Đĩnh Chi 莫挺之 [1272 – 1272]. Người ở Chí Linh thuộc Sách Giang (Nay là thôn Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, Hải Dương) Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông
Trình độ: Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn

Chức vụ: Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư )

Tóm tắt: Khi Mạc Ðĩnh Chi sinh ra, tướng mạo vô cùng xấu xí: lùn, đen, mồm rộng, mũi tẹt, trán dô. Người làng thường bảo đó là con tinh khỉ nghiệm vào. Nhưng ông lại rất thông minh, ngay từ nhỏ đã nổi tiếng thần đồng. Ðời Trần Anh Tông, niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), ông đi thi, văn bài làm trội hơn mọi người nhưng vì mắt mũi xấu xí nên nhà vua không muốn cho ông đỗ. Ông bèn dâng bài phú” Ngọc tỉnh lên “( Hoa sen trong giếng ngọc) để nói lên cái phẩm giá thanh cao của mình.
Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài ” Ngọc tỉnh liên phú ” ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. ” Ngọc tỉnh liên phú “, thơ và câu đối cuả ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách “Việt âm thi tập” và ” Toàn Việt thi lục “.
Tháng 3. Mở khoa thi Thái học sinh. Phép thi: Trước hết cho ám tả truyện Mục thiên tử và thiên Y quốc để rũ bớt những kẻ học kém; thứ hai thi kinh nghi, kinh nghĩa và thơ phú; thứ ba thi chiếu, chế, biểu; sau cùng thi một bài bài văn sách, để định thứ tự đỗ cao, đỗ thấp. Khoa này lấy đỗ thái học sinh 44 người; ba người đỗ đầu được từ cửa Phượng Thành ra đi du lịch phố xá ba ngày. Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi ban cho Thái học sinh hỏa dũng thủ, sung chức Nội thư gia; bảng nhỡn Bùi Mộ ban cho mạo sam Chi hậu bạ thư và được sung chức Nội lệnh thư gia; thám hoa Trương Phóng ban cho mũ quyền miện hiệu thư và được sung chức Nhị tư. Còn từ hoàng giáp Nguyễn Trung Ngạn trở xuống đều được bổ quan chức, tùy theo thứ tự đỗ cao hay thấp. Ông được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua, rồi chức Tả bộc xạ (Thượng thư)… Đặc biệt hai lần đi sứ Trung Quốc, ông đã dùng tài năng và phẩm chất thông minh của mình khiến người nước ngoài phải khâm phục.
Lời chua – Truyện Mục thiên tử: Sách đào được ở một ngôi mộ thuộc huyện Cấp, sách này do Tuân Húc nhà Tấn hiệu đính và Quách Phác chú thích.
Y quốc thiên: Chưa rõ lai lịch và nội dung thế nào.
Kinh nghi: Hỏi những nghĩa có nghi ngờ trong năm kinh, cách thức hành văn theo như cổ văn.
Thơ: Theo thể thơ ngũ ngôn trường thiên.
Phú: Dùng thể phú tám vần.
Mạc Đĩnh Chi: Người ở Chí Linh thuộc Sách Giang.
Bùi Mộ: Người ở Thanh Oai thuộc Sơn Nam.
Trương Phóng: Người Thanh Hóa.
Nguyễn Trung Ngạn: Người Thiên Thi thuộc Khoái Châu.
Đăng Dung là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà (tức là xã Long Động, huyện Chí Linh), tiên tổ Đăng Dung là Mạc Đĩnh Chi, Trạng nguyên triều Trần, làm quan đến Tả bộc xạ. Đĩnh Chi sinh ra Cao, Cao sinh ra Thuý , Thuý sinh ra Tung, dời sang ở xã Lan Khê, huyện Thanh Hà rồi sinh ra Bình, Bình lại dời sang xã Cổ Trai, huyện Nghi Dương…

Tham khảo: Được lấy từ ĐVSKTT & KĐVSTGCM

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về câu nói: Sự kiên nhẫn đắng chát nhưng quả của nó lại ngọt - Theki.vn
  2. Giải thích ý nghĩa câu nói: Lửa thử vàng, gian nan thử sức - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.