Tri thức Ngữ văn bài 9: Truyện ngắn; đặc điểm nhân vật; lời người kể chuyện và lời nhân vật; Trạng ngữ; Tả cảnh sinh hoạt (Bài 9, Ngữ văn 6, tập 2, Cánh Diều)

Tri thức Ngữ văn:

Truyện ngắn; Đặc điểm nhân vật; Lời người kể chuyện và lời nhân vật; Trạng ngữ; Tả cảnh sinh hoạt.

1. Truyện ngắn; đặc điểm nhân vật; lời người kể chuyện và lời nhân vật.

Truyện ngắn là tác phẩm văn xuôi cỡ nhỏ, ít nhân vật, ít sự việc phức tạp,… Chi tiết và lời văn trong truyện rất cô đọng.

Đặc điểm nhân vật là những nét riêng của nhân vật trong truyện, thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ,…

Lời người kể chuyện là lời của người đã kể lại câu chuyện:

+ Người kể theo ngôi thứ nhất là lời của người xưng “tôi”.

VD: Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh).

+ Người kể theo ngôi thứ ba là lời của người ngoài, không tham gia câu chuyện.

VD: Thạch Sanh

– Lời nhân vật là lời của một nhân vật trong truyện.

VD: Lời của Thánh Gióng: Mẹ ra mời sứ giả vào đây (Thánh Gióng)

2. Trạng ngữ.

Trạng ngữ là thành phần phụ trong câu chỉ bối cảnh (thời gian, vị trí, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, tính chất,…) của sự việc nêu trong câu.

Trạng ngữ có thể được biểu hiện bằng từ, cụm từ và thường trả lời cho các câu hỏi: Khi nào?, Ở đâu?, Vì sao?, Để làm gì?, Bằng gì?, Như thế nào?,…

– Đây không phải thành phần bắt buộc trong câu nhưng trong giao tiếp nếu lược bỏ đi trạng ngữ thì câu sẽ bị thiếu thông tin, không liên kết được với những câu khác,…

3. Tả cảnh sinh hoạt.

Tả cảnh sinh hoạt là miêu tả, tái hiện hoạt động của con người trong đời sống, lao động hoặc quá trình tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch, lễ hội,…

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.