Từ ý nghĩa câu Chim khôn kêu tiếng rảnh rang…, hãy suy nghĩ về vai trò của lối giao tiếp lịch sự, tế nhị

vai-tro-cua-loi-giao-tiep-lich-su-te-nhi

Chim khôn kêu tiếng rảnh rang. Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”. Từ ý nghĩa câu tục ngữ trên, hãy suy nghĩ về vai trò của lối giao tiếp lịch sự, tế nhị trong cuộc sống hằng ngày.

  • Mở bài:

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một đặc trưng của xã hội loài người. Để giao tiếp đạt hiệu quả cao, các bên cần có tính lịch sự, tế nhị và tôn trọng lẫn nhau. Chính lối giao tiếp bên ngoài là cơ sở đánh giá nhân cách bên trong con người. Ngược lại, nhân cách bên trong cũng quy định hành vi ứng xử bên ngoài của con người. Nói về mối quan hệ ấy, người xưa có câu:

“Chim khôn kêu tiếng rảnh rang.
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

  • Thân bài:

Qua câu tục ngữ trên, người xưa muốn nhấn mạnh về vai trò và ý nghĩa của lời nói trong giao tiếp. Lời nói là hành động được dùng để giao tiếp với người khác trong xã hội góp phần làm cho con người trong xã hội gắn bó chặt chẽ với nhau. Bởi thế, khi giao tiếp cần lựa lời mà nói. Những người mà biết suy nghĩ trước khi nói là những người khôn ngoan. Còn những kẻ không biết suy nghĩ trước khi nói là những kẻ ngu dại.

Trong quan hệ giao tiếp lời nói có vai trò gắn kết mọi người lại với nhau. Cũng có khi sự liên kết ấy bị phá vỡ nếu chúng ta lỡ nói ra những điều khó nghe, làm tổn thương người khác.

Trong quan hệ giao tiếp, ta cần biết suy nghĩ trước khi nói là bởi vì những lời nói mà ta thốt ra mang một sức mạnh rất lớn mà ít ai biết được. Những lời nói tốt đẹp có thể làm phát triển các mối quan hệ trong xã hội. Còn những lời nói xấu thì có thể giết chết tinh thần của người khác. Do đó trong giao tiếp ta cần phải suy nghĩ trước khi nói.

Muốn xây dựng một lời nói tốt đẹp thì ta phải học tập, rèn luyện nhân cách đạo đức. Chính nhân cách tốt đẹp, đạo đức cao quý giúp con người có đủ bản lĩnh để nói những lời đúng đắn, chân thực và sâu sắc. Muốn có một lời nói hay thì phải biết lựa lời mà nói sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Nếu không biết lựa lời mà nói, cứ nói những gì mình nghĩ, mình biết mà không quan tâm đến người nghe thì dễ dẫn đến mâu thuẫn, hiềm khích hay thù oán lẫn nhau.

Nhà văn Publilius Syrus đã từng nói: “lời nói là tấm gương của tâm hồn: anh nói như thế nào, anh là như vậy”. Ở đây, Publilius Syrus muốn nhấn mạnh rằng lời nói chính là những gì ẩn giấu bên trong tâm hồn ta. Qua lời nói có thể đánh giá con người của chúng ta mà không cần một sự lí giải hay biện minh nào.

Ngày nay, có nhiều người không có biết coi trọng lời nói. Họ sẵn sàng dùng những lời nói thô bỉ để xúc phạm nhau hoặc để trút giận lên người khác. Ít khi họ biết nói lười hay lẽ phải. Lời nói của họ hết sức độc địa, khiến cho người khác giận dữ hoặc đau lòng. Những con người vô tâm như thế thật đáng chê trách.

Bên cạnh đó ta nên ca ngợi và tán dương những người biết lịch sự và tế nhị trong lời nói. Họ biết dùng lời nói để khen ngợi, động viên người khác tiến lên. Họ dùng lời nói để sẻ chia tâm tư tình cảm hay an ủi những người trong khổ đau, nghịch cảnh, tiếp thêm cho họ sức mạnh vượt qua. Họ cũng biết dùng lời nói để lên án, chỉ trích những hành động xấu xa, gây ảnh hưởng đến người khác và bênh vực người yếu đuối. Những người như thế thật đáng trân trọng, ca ngợi và tuyên dương.

Thế nhưng, cũng cần phân biệt lời nói thật lòng, lời nói giả tạo. Có những kẻ biết dùng sức mạnh của lời nói để lừa dối người khác. Họ biết che đậy cái xấu xa bên trong tâm hồn bằng những lời nói ngọt ngào, dễ nghe hòng hãm hại người khác, mưu lợi cho bản thân. Thế nên, có người nói rằng: “Không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng. Không phải ai nhìn đàng hoàng cũng là người tử tế”. Che đậy nội dung giả tạo bằng một hình thức phù hợp luôn là bản chất của nhiều kẻ cơ hội. Nhưng không vì thế mà ta nghi ngờ hết những ai lịch sự, tế nhị và nhã nhăn trong cuộc sống này.

  • Kết bài:

Qua những tác hại và lợi ích của lời nói ta có thể rút ra bài học đó là khi giao tiếp thì cần lựa lời để nói phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, phải biết lựa lời dễ nghe trước nghịch cảnh của người khác. “Kiếm làm tổn hại thân thể, ngôn từ làm tổn hại tâm hồn”. Để tạo được mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và thành công trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải luôn cẩn trọng trước khi nói, suy nghĩ chắc chắn rồi mới nói.

Suy nghĩ về vấn đề lời nói trong giao tiếp của học sinh ngày nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.