Từ ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, hãy suy nghĩ về thói kiêu căng, ngạo mạn của một số bạn trẻ ngày nay

tu-y-nghia-cau-chuyen-ngu-ngon-ech-ngoi-day-gieng-hay-suy-nghi-ve-thoi-kieu-cang-ngao-man-cua-mot-so-ban-tre-ngay-nay

Từ ý nghĩa câu chuyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng, hãy suy nghĩ về thói kiêu căng, ngạo mạn của một số bạn trẻ ngày nay

  • Mở bài:

Thomas Carlyle đã từng nói rằng: “Tính tự cao tự đại là nguồn gốc của tất cả mọi sai lầm.” Để trở thành người thành công thì ta không nên có tính nghênh ngang, kiêu ngạo. Câu chuyện ngụ ngôn: “Ếch ngồi đáy giếng” đã nhắc nhở ta về bài học sâu sắc ấy.

  • Thân bài:

Trong câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” hình ảnh chú ếch tự cho mình là “một vị chúa tể” trong cái giếng chật hẹp, tăm tối ấy thật đáng trách. Và khi ra ngoài ếch ta không thay đổi để rồi phải chết dưới bàn chân của con trâu. Đấy ! Thói kiêu căng, ngạo mạn thật đáng sợ. Và con trâu ở đây chính là sự hiện thân của chân lý.

Kiêu căng, ngạo mạn là gì?

Kiêu căng, ngạo mạn là lên mặt tài giỏi và tỏ ra khinh thường người. Tính cách này có thể xuất hiện ở mọi lúc, mọi nơi và mọi người ở tất cả các lứa tuổi. Nhưng có lẽ nhiều nhất là các bạn trẻ. Tính cách này thể hiện rõ qua những cử chỉ, lời nói. Đơn giản nhất là việc cho rằng mình giỏi hơn người khác và không bao giờ nghe ý kiến, không học tập thêm từ họ.

Hậu quả của thói kiêu căng, ngạo mạn:

Bất cứ ai có tính kiêu căng, ngạo mạn cũng đều gây ra những hậu quả khôn lường không chỉ cho bản thân mà còn ảnh hưởng tới gia đình, sự nghiệp và chính tình yêu của đời mình cũng có thể bị. Thứ nhất, khi ta kiêu ngạo thì ta vừa làm cho người khác khó chịu mà ta đang gián tiếp đánh mất các mối quan hệ xung quanh tốt đẹp làm cho nó trở nên thật tồi tệ. Thứ hai, nó còn là tiền đề cho sự thất bại trong cuộc sống.

Có lẽ chúng ta chưa quên câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Chính vì quá kiêu ngạo và khinh thường rùa nên thỏ đã thua cuộc. Thứ ba là, sống ngạo mạn, khinh đời sẽ hạn chế việc chúng ta mở mang kiến thức, học tập để ngày càng hoàn thiện bản thân hơn. Vậy nguyên nhân nào khiến cho ta ngạo mạn, kiêu căng ? Đó chính là do bản thân ta chưa nhận được thức được ranh giới của sự tự tin và kiêu căng, ngạo mạn.

Ta thường lầm hiểu kiêu căng, ngạo mạn là tự tin, là thể hiện cái tôi cá nhân. Từ mọi người đó chính là: những lời khen ngợi, ca tụng của mọi người vô tình khiến cho ta bị ảo tưởng về bản thân mà trở nên kiêu ngạo. Cuối cùng, cũng có thể xuất phát từ gia đình. Cha mẹ chưa qua quá trình dạy dỗ từ khi còn nhỏ. Vẫn còn có những người luôn cho mình là số một, khinh thường người khác. Đâu đó vẫn có kẻ ảo tưởng nặng nề “Coi trời bằng vung.” Thật đáng trách biết bao!

Nhưng không phải lúc nào cũng chỉ kiêu căng, ngạo mạn mà xung quanh ta còn những người rất tốt, khiêm tốn thật thà, biết trên biết dưới. Và những người như họ đã giúp nâng cao giá trị đạo đức. Thật đáng khen ! Vì tính cách kiêu căng, ngạo mạn sẽ có lúc làm ta không kiểm soát được và lỡ nói lời tổn thương người khác.

Để có thể hạn chế thì bản thân ta cần phải rèn luyện đạo đức, để nâng cao giá trị bản thân. Đối với thanh niên thì nên kiềm chế và sửa đổi tính cách từ bây giờ trước khi quá muộn. Còn về phía nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt, phối hợp cùng với gia đình để dạy dỗ giúp cho các bạn trẻ biết phân biệt giữa tự tin và kiêu căng, ngạo mạn. Những hành động trên sẽ giúp hạn chế đi rất nhiều.

  • Kết bài:

Tri thức làm ta khiêm tốn, ngu si làm ta kiêu ngạo. Để có thể giúp cho bản thân nói riêng và mọi người nói chung trở nên văn minh hơn thì các bạn hãy loại bỏ tính cách này ngay đi bới cánh cửa của sự thất bại luôn rộng mở chào đón ta đấy. Vậy chúng ta hãy sửa đổi ngay khi có thể bạn nhé!


Bài tham khảo:

  • Mở bài:

Thực tế, người thành công là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp như: Khiêm tốn, trung thực, lịch sự,…Ngược lại, những người luôn tự cao, hống hách, khinh bỉ người khác chắc chắn sẽ thất bại, mang họa vào thân mà thôi. Và điều đó đã được tác giả nhân gian gửi gắm qua câu chuyện ngụ ngôn ” Ếch ngồi đáy giếng “.

  • Thân bài:

Câu chuyện ấy kể về một chú ếch sống trong giếng lâu ngày, các con vật nhỏ bé đều sợ hãi nó. Nó tưởng mình là “Mộ vị chúa tể”. Đến khi ra ngoài thói kiêu căng ấy đã khiến cho con trâu giẫm bẹp nó. Và hậu quả ấy là đều do thói kiêu căng, tự phụ mà ra.

Kiêu căng, ngạo mạn có nghĩa là gì?

Kiêu căng, ngạo mạn là lên mặt tài giỏi, xem thường người khác một cách lộ liễu khiến người ta cảm thấy khó chịu. Và hiện nay cũng có một số bạn trẻ có thói xấu này. Điều ấy được thể hiện rõ qua cách họ ứng xử trong xã hội, học tập, bạn bè, gia đình và mọi người xung quanh. Ta có thể thấy ở vài lớp học sẽ có một số ít bạn học sinh ỷ mình tài giỏi rồi nên không nghe sự góp ý từ các bạn khác, không chịu học hỏi thêm từ mọi người. Trong bất cứ trường hợp nào câu đầu tiên cũng là: “Ôi, cái này dễ quá!”, “Cái này cần gì phải biết.”…Thậm chí còn tỏ vẻ coi thường kiến thức từ thầy cô, bạn bè chỉ cho.

Tác hại của thói kiêu căng, ngạo mạn:

“Gieo nhân nào, gặt quả ấy”, nên hiển nhiên những người kiêu căng, ngạo mạn sẽ bị rất nhiều người ghét. Những người ấy sẽ rất dễ mắc sai lầm, đôi khi lại tự mình làm khó bản thân thêm. Điển hình như trong học tập, ỷ rằng mình đã hiểu bài nên không ôn lại, hậu quả là bài kiểm tra bị điểm kém. Ngoài ra, làm cho các mối quan hệ trỏe nên xấu đi. Và họ sẽ dễ bị cô lập. Điều ấy sẽ khiến ta gặp khó khăn trong học tập, công việc sau này. Và đương nhiên những người đó sẽ khó mà thành công vì tất cả đều xuất phát từ sự chủ quan, kiêu căng.

Chắc hẳn chúng ta đều biết chiến thắng hào hùng của quân ta trên sông Bạch Đằng vào năm 389. Sự thất bại của quân Nam Hna do sự chủ quan của Lưu Cung và Hoằng Tháo. Chính vì sự kiêu căng, khinh địch ấy mà chúng đã mất đi hơn một ngàn vạn của mình. Đồng thời, câu chuyện “Rùa và Thỏ”, đã để lại biết bao suy nghĩ về hậu quả sự kiêu căng, ngạo mạn nên vì có tính cách ấy nên thỏ thua trong cuộc đua với rùa. Ngược lại, nếu thỏ không xem thường rùa thì có lẽ thỏ đã chiến thắng được cuộc đua rồi.

Cần làm gì để không trở nên kiêu căng, ngạo mạn:

Qua hai câu chuyện trên giúp ta thấy được rằng thói ngạo mạn, kiêu căng là không nên có ở mỗi người vì nó sẽ mang lại cho ta những hậu quả xấu. Có lẽ nguyên nhân dẫn đến thói kiêu căng, ngạo mạn chính là bởi sự tự tin thái quá vào bản thân. Hay do ta không biết phân biệt ranh giới được ranh giới giữa sự tự tin và kiêu ngạo, đôi lúc vì sự tự tin thái quá mà làm cho người khác hiểu nhầm mình kiêu căng, ngạo mạn. Ngoài ra cũng có các tác động từ bên ngoài như gia đình, những người xung quanh,…

Có thể cha mẹ không dạy dổ các em từ nhỏ, họ đưa ra lời hen quá dễ dãi ngay cả khi đó là một hành động sai và điều đó là mầm móng dẫn đến sự kiêu ngạo của con trẻ. Tuy tính cách ấy là xấu những vẫn có một số người không nhận ra và tiếp tục đề cao bản thân một cách thái quá mà không nhìn ra được các hậu quả mà nó gây ra. Thậm chí là ỷ giỏi, coi khinh người khác không thương tiếc. Những người như thế thật đáng trê trách.

Nhưng bên cạnh đó, vẫn có một số người nhận thức được thói kiêu căng, ngạo mạn, biết cách ứng xử sao cho đúng, không để bị mọi người ghét. Quả thật, họ là tấm gương rất đáng để noi theo. Và để khắc phục thói kiêu căng, ngạo mạn, bản thân mỗi người chúng ta cũng cần phải học cách kiềm chế bản thân, học cách lắng nghe người khác.

Chớ nên cho bản thân mình là hoàn hảo, tài giỏi. Bởi xung quanh ta còn rất nhiều tài giỏi hơn, đạo đức hơn. Đồng thời mọi người xung quanh cũng cần phải biết chỉ ra các lỗi sai trong hành động của người khác. Có vậy họ mới rút kinh nghiệm được nên đừng bao giờ “đâm đầu” vào khen một cách mù quáng. Vì thế bản thân của chúng ta cần phải biết nhìn nhận chính mình, giúp người khác nhìn ra lỗi sai, còn đối với mọi người thì chúng ta nên khuyên nhủ, nêu ra các tác hại về thói kiêu căng, ngạo mạn cho người khác biết để mà tránh. Đồng thời tự tạo cho bản thân suy nghĩ rằng hành động ấy là xấu, không nên đụng phải.

  • Kết bài:

Kiêu căng, ngạo mạn là thói xấu mà ta nên tránh và dừng lại. Đồng thời, khi tránh được thói kiêu căng, ngạo mạn thì ta sẽ được mọi người yêu mến và dễ dàng chạm đến thành công. Còn nếu không, ta sẽ nhận được một kết cục như chú ếch kia và chuyện thất bại là điều hiển nhiên

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ: "Chỉ có kẻ ngốc mới thấy mình tài giỏi” - Theki.vn
  2. Nghị luận về Lòng tự trọng - Theki.vn
  3. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn qua câu chuyện "Giếng nước tĩnh lặng" - Theki.vn
  4. Nghị luận về tính khiêm tốn - Thế Kỉ
  5. Suy nghĩ về một số thói xấu ở một bộ phận không nhỏ của người Việt Nam hiện nay - Theki.vn
  6. Suy nghĩa về thói tự cao, kiêu ngạo qua câu chuyện Nhà bác học qua sông - Theki.vn
  7. Suy nghĩ: Để thành công, bạn cần hai điều: ngu dốt và tự tin - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.