Vai trò của người lãnh đạo anh minh qua Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

Vai trò của người lãnh đạo anh minh qua Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)

  • Mở bài:

Nhân gian thường nói: “Anh hùng tạo thời thế” quả thật rất đúng đắn. Không những “Thời thế tạo anh hùng” mà người anh hùng cũng có thể gây tạo ra thời thế lập nên chiến công hiển hách, dựng nên đại nghiệp. Vai trò của người lãnh đạo anh minh quyết định đối với vận mệnh của dân tộc, đối với sự tồn vong của đất nước. Thông qua “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn đã minh chứng thuyết phục nhận định ấy.

  • Thân bài:

Thế nào là người lãnh đạo anh minh?

Người lãnh đạo anh minh trước hết phải là người có tài năng xuất chúng, đức độ cao vời, được mọi người tôn kính. Người lãnh đạo anh minh vượt lên trên quần chúng vì có tầm nhìn xa trong rộng, thấu suốt thời cuộc, nắm vững thiên cơ, điều binh, khiển tướng như thần. Bởi thế, người lãnh đạo anh minh xuất thân đã có dũng khí phi thường khiến người người ngưỡng mộ và tôn vinh. Họ luôn là người quyết định và quyết đoán trong công việc và thực hiện một cách quyết liệt, vô cùng mạnh mẽ. Vượt lên trên tất cả, họ hành động vì nhân dân, vì đất nước, vì sự yên bình của giang sơn xã tắc.

Sự lãnh đạo anh minh của Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

Trước hết, đối với lịch sử, người lãnh đạo anh minh có vai trò tạo dựng lịch sử đất nước. Khi chiến thắng được ngoại xâm, đất nước hòa bình, Lí Công Uẩn nghĩ đến việc dời đô, mở ra một thời đại mới, đưa đất nước phát triển cường thịnh, một mặt tăng đem lại đời sống ấm no cho muôn dân, một mặt tăng cường sức mạnh quốc gia chống lại âm mưa xâm lược của kẻ thù. Đó là một nhiệm vụ cấp bách. Tuy nhiên, việc dời đô là quốc gia đại sự, nó liên quan đến sự yên định của đất nước, không thể một sớm một chiều mà dời đổi. Một quyết định sai lầm có thể là hiểm họa đẩy đất nước vào con đường diệt vong.

Lí Công Uẩn thấu rõ điều đó, nhưng ông quyết tâm dời đổi là bởi ông đã nhìn thấy cái hạn chế của Hoa Lư không còn phù hợp nữa. Đồng thời, ông cũng nhìn thấy cái thuận lợi của thành Đại La, tương ứng với khát vọng lớn của ông. Cốt lõi ý chí trong “Chiếu dời đô” của Lí Công uẩn chính là ở khát vọng: “chỉ vì muốn đóng đô ở nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu; trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”.

Thật sự, khi kinh đô được dời về Đại La, vận thế của đất nước bước sang một thời kì phông thịnh rực rỡ, chứng minh quyết định của Lí Công Uẩn là hoàn toàn đúng đắn, sáng suốt hơn người.

Khi đất nước có giặc ngoại xâm, người lãnh đạo anh minh là người có vai trò khơi dậy và liên kết sức mạnh toàn dân tộc trong trận chiến chống kẻ thù. Có thể nới, họ là người quyết định vận mệnh của dân tộc trong từng khoảnh khắc. Nhìn thấy tướng sĩ ham chơi, lơ là việc quân, đánh mất ý chí, buông bỏ nhiệm vụ, Trần Quốc Tuấn rất đau lòng. Trong khi, quân giặc tàn bạo đang lăm le bờ cõi, sứ giả của chúng kiêu căng ngạo mạn, tham tàn, bạo ngược báo hiệu điều chẳng lành.

Để bảo vệ tổ quốc, lấy lại tôn nghiêm của triều đình, rửa nhục cho dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường kháng chiến tiêu diệt kẻ thù. Bằng “Hịch tướng sĩ”, Trần Quốc Tuấn đã tỏ lòng mình đồng thời nêu cao ý chí, thiết quân luật, tập trung tinh thần và sức mạnh toàn quân tạo nên một thế trận hùng mạnh chưa từng có quét sạch quân thù ra khỏi bờ cõi, lấy lại giang sơn, ai ai cũng nức lòng khen ngợi.

Chính người lãnh đạo anh minh sẽ tạo ra thời thế, bởi họ thấu suốt thời cuộc, thông thạo kim cổ, thời vận, ứng hiểu nhân tâm, nắm được thiên mệnh, nhân khí. Một khi đã thấu rõ họ thường quyết đoán và  hành động quyết liệt, tạo dựng lòng tin tưởng vững chắc vào thắng lợi.

Lí Công Uẩn tỏ lời dự bàn trong “Chiếu dời đô” là để xem lòng dân thế nào, thực sự ông đã kiên quyết hành động và mong muốn được toàn dân ủng hộ mà hết lòng phò trợ.

Trần Quốc Tuấn đâu phải không thể nghiêm trị tướng sĩ, lời tỏ bày thống thiết trong “Hịch tướng sĩ” ấy chẳng phải là lấy cái  tâm đại lượng mà thắng cái sai lầm ích kỉ đó sao. Tự thức tỉnh bản thân mà đem cái chí, cái dũng ra cùng chủ tướng chống giặc. Bởi thế, dù quân ít, lương thảo hạn chế, ta vẫn thắng được kẻ thù.

Người lãnh đạo anh minh luôn tin tưởng vào thế tất thắng của dân tộc và biến niềm tin ấy thành sự thật chứ không phải là giả biện. Thắng lợi của Lí Công Uẩn trong nhiệm vụ canh tân đất nước và Trần Quốc Tuấn trong nhiệm vụ tiêu diệt quân thù là minh chứng rõ ràng nhất cho vai trò của họ đối với vận mệnh dân tộc.

Vượt lên trên tất cả, người lãnh đạo anh minh hành động vì nước, vì dân, vì sự tồn vong của dân tộc. Lí Công Uẩn không chọn Kinh Bắc, quê hương ông làm nơi định đô như các vị vua khác mà chọn Đại La là bởi ông đã đã vượt lên cái ích kỉ của người xưa, không vì lợi ích bản thân, dòng tộc mà vì muôn dân, vì đất nước. Trần Quốc Tuấn vượt lên tư thù, dẹp bỏ điều riêng tư, lấy nhân nghĩa quy tụ sức mạnh toàn quân, tướng sĩ một lòng dốc sức trong một nhiệm vụ chống giặc. Bởi thế, họ được người người ủng hộ, tin tưởng, đến nay vẫn còn được ngợi ca.

  • Kết luận:

“Đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo” luôn là lý tưởng của dân tộc ta trong mọi thời kì lịch sử. Vai trò của người lãnh đạo anh minh đối với lịch sử dân tộc là rất quan trọng. Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn xứng đáng là bậc anh hùng của thời đại, là người lãnh đạo anh minh xuất chúng có tầm ảnh hưởng to lớn đến vận mệnh dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử.

Bài văn tham khảo:

Dựa vào các văn bản Chiếu dời đôHịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc.

I. Mở bài:

– Giới thiệu tầm quan trọng của những người lãnh đạo đất nước.

– Dẫn dắt Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn và Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn để thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh…

II.  Thân bài:

1. Sự lãnh đạo anh minh của Lí Công Uẩn qua văn bản “Chiếu dời đô”.

Khi Lí Công Uẩn mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế, ông đã bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư( Ninh Bình) ra thành Đại La. Đó phải là quyết định của một con người có đầu óc ưu tú nhất thời đại.
Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nó nói đúng ý nguyện của nhân dân có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

Trong bài chiếu nhà vua giải thích lí do tại sao phải dời đô. Với một lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo cùng với những dẫn chứng đầy sức thuyết phục nhà vua đã khẳng định: việc dời đô không phải là hành động, là ý chí của một cá nhân mà nó thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Có thể nói với trí tuệ anh minh và lòng nhân hậu tuyệt vời, nhà vua Lí Công Uẩn đã lí giải ý định dời đô của mình một cách đầy thuyết phục. Người biên soạn Nhung Tây Thực tế đã chứng minh rằng việc dời đô của Lí Công Uẩn là đúng đắn. Thành Thăng Long ngày nay đã trường tồn với thời gian và đã kỉ niệm một nghìn năm tuổi.

2. Phân tích “ Hịch tướng sĩ” để thấy được Trần Quốc Tuấn sống mãi với tư cách là một vị thống soái hết lòng vì nước, vì dân.

Trần Quốc Tuấn là người bẻ gẫy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên- Mông. Trước nạn ngoại xâm đe dọa đất nước đang ở tình thế lâm Trần Quốc Tuấn không phải lo lắng đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc.

Ông luôn quan tâm chia sẻ, xem binh sĩ như người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình… Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa. Nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về với con đường đúng đắn. Và hơn hết ông chỉ ra những việc cần làm đó là đề cao cảnh giác, chăm chỉ học theo binh thư yếu lược để rèn luyện và chiến đấu với quân thù.

3. Vai trò của người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước.

+ Những phẩm chất đáng quí của những người lãnh đạo anh minh.

  • Họ là những người có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc.
  • Họ sống có lí tưởng cao đẹp và có hành động thực tế để thực hiện lí tưởng sống của mình.
  • Họ đều có tầm nhìn xa trông rộng, trí tuệ hơn người.
  • Họ là những người luôn nghĩ đến tương lai của đất nước, đến cuộc sống bình yên của nhân dân.
  • Họ khát khao một đất nước độc lập, thống nhất.

+ Vai trò của họ đối với vận mệnh của đất nước.

  • Họ là linh hồn của dân tộc, của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
  • Họ là người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bến bờ hạnh phúc, tương lai.

III. Kết bài:

– Hiểu rõ vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc.

– Hiện nay để lãnh đạo đất nước cũng cần một thủ lĩnh tài ba, biết nhìn xa trông rộng, có thực tài, có tấm lòng vì nước vì dân.

Bài làm:

Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam luôn gắn liền với tên tuổi của những anh hùng dân tộc vĩ đại. Qua hai văn bản “Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn và văn bản “ Hịch tướng sĩ”, chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì nước vì dân của thế hệ anh hùng. Qua đó, chúng ta càng thấy hiểu vai trò của người lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong trường kì phát triển của dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn là những vị tướng luôn được lưu danh sử sách. Bởi vì bên cạnh đầu óc sáng suốt là cả một trái tim yêu nước thương dân.

Lý Công Uẩn – người đầu tiên lập nên triều đại nhà Lí ở nước ta. Ông là người thông minh, nhân ái, yêu nước thương dân, có chí lớn, luôn mong muốn đất nước được thịnh trị. Trước yêu cầu của thời kỳ mới, một nhà lãnh đạo tài ba cần có những quyết sách lớn và quyết sách của Lý Công Uẩn chính là dời đô về Đại La.

“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn viết năm 1010 là sự bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế. Đó phải là quyết định của một con người có đầu óc ưu tú nhất thời đại. Bài chiếu có sức thuyết phục mạnh mẽ vì nó nói đúng ý nguyện của nhân dân có sự kết hợp hài hòa giữa lí và tình.

Trong bài chiếu nhà vua giải thích lí do tại sao phải dời đô. Với một lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo cùng với những dẫn chứng đầy sức thuyết phục nhà vua đã khẳng định: Việc dời đô không phải là hành động, là ý chí của một cá nhân mà nó thể hiện xu thế tất yếu của lịch sử. Lí Công Uẩn đã hiểu được khát vọng của nhân dân, khát vọng của lịch sử. Đại Việt là một nước độc lập. Tất cả nhân dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất, hùng mạnh.. Muốn vậy phải tìm nơi lí tưởng để lập đô. Đó chắc chắn không phải là đất chật hẹp, núi non hiểm trở mà phải là Đại La – nơi trung tâm trời đất, kinh đô của các bậc đế vương muôn đời.

Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Có thẻ nói với trí tuệ anh minh và lòng nhân hậu tuyệt vời nhà vua Lí Công Uẩn đã lí giải ý định dời đô của mình một cách đầy thuyết phục. Thực tế đã chứng minh rằng việc dời đô của Lí Công Uẩn là đúng đắn. Thành Thăng Long ngày nay đã trường tồn cùng với thời gian và đã kỉ niệm một nghìn năm tuổi.

Nhà vua không những thuyết phục bằng lí lẽ mà còn thuyết phục bằng tình cảm. Ta bắt gặp ở đây một giong nói đầy nhân từ, tâm huyết, một tấm lòng lo cho dân, cho nước hết mực. Trải qua bao thăng trầm nhân cách tài năng của Lí Công Uẩn – một vị vua anh minh vĩ đại vẫn được nhân dân cả nước kính phục.

Nếu Lí Công Uẩn được lưu danh, một vị vua anh minh nhân hậu thì Trần Quốc Tuấn sống mãi với tư cách là một vị thống soái hết lòng vì nước vì dân. Điều đó được thể hiện hết sức rõ ràng trong bài “Hịch tướng sĩ”, một bản hùng văn lưu danh thiên cổ.

Trước tình hình thế giặc hùng mạnh, lòng quân lay động, vị chủ tướng đã sáng suốt nêu gương các trung thần nghĩa sĩ để đánh vào lòng tự tôn của các tướng sĩ dưới quyền. Ông nhắc lại cách đối xử thân tình của mình đến với họ, chỉ cho họ thấy tội ác của giặc, bày tỏ tấm lòng của mình trước vận mệnh của đất nước. Tiếp đến, ông phê phán sự bàng quan vô trách nhiệm của các tướng sĩ, vạch ra nguy cơ nước mất nhà tan. Ông đã vạch ra trước mặt binh sĩ của mình hai con đường, hoặc là nhà tan cửa nát khi vận nước suy vong, hoặc vinh hiển đời đời cùng chiến thắng của dân tộc.

Với cách lập luận như thế, Trần Quốc Tuấn đã khơi dậy, khích lệ lòng yêu nước, căm thù giặc của tất cả mọi người. Trần Quốc Tuấn vốn là con nhà võ nhưng thấu đáo sự học làm người, nắm rõ “tam cương, ngũ thường”. Ông xứng đáng là tấm gương  sáng để chiến sĩ noi theo. Trong kho tàng văn học nước nhà, “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn xứng đáng là một “Áng thiên cổ hùng văn”, “tiếng kèn xung trận hào hùng”, mãi mãi nhân dân thời Trần (thế kỉ 13) và mọi đời sau sẽ không bao giờ quên công đức của ông.

Trần Quốc Tuấn là người bẻ gãy ý đồ xâm lược hung hăng của đế quốc Nguyên – Mông. Khi đất nước lâm nguy, ông lo lắng đến độ quên ăn, mất ngủ, xót xa như đứt từng khúc ruột. Không chỉ căm thù giặc Trần Quốc Tuấn còn nguyện hi sinh thân mình cho sự nghiệp đánh đuổi ngoại xâm giành độc lập cho dân tộc: “Dẫu cho trăm thây này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”. Qua đó, Trần Quốc Tuấn quả là người yêu nước thương dân, một tấm gương anh minh hi sinh hết mình vì nước vì dân, là tấm gương cho dân chúng noi theo.

Một vị tướng tài ba, ngoài lòng yêu nước còn phải biết thương yêu dạy bảo và chỉ rõ đúng sai cho binh sĩ. Trần Quốc Tuấn đã hội tụ đủ các yếu tố đó. Người biên soạn Nhung tây Ông luôn quan tâm chia sẻ, xem binh sĩ như người anh em khi xông pha trận mạc cũng như khi thái bình. Nhưng yêu thương, lo lắng cho binh sĩ không đơn thuần chỉ là những lời khuyên nhủ nhẹ nhàng mà còn là những lời bảo ban nghiêm khắc, phê phán quyết liệt những việc làm, thái độ sai trái của họ: thờ ơ, bàng quan khi vận mệnh đất nước lâm nguy. Những lời giáo huấn của ông thật ý nghĩa. Nó đã thức tỉnh biết bao binh lính lầm đường lạc lối trở về với con đường đúng đắn. Và hơn hết ông chỉ ra những việc cần làm đó là đề cao cảnh giác, chăm chỉ học theo binh thư yếu lược để rèn luyện và chiến đấu với quân thù.

Qua hai văn bản ta thấy được những phẩm chất đáng quý của những người lãnh đạo anh minh. Họ là những người có lòng yêu nước thiết tha, lòng căm thù giặc sâu sắc. Họ sống có lí tưởng cao đẹp và có hành động thực tế để thực hiện lí tưởng sống của mình. Những người lãnh đạo anh minh đều có tầm nhìn xa trông rộng. Họ là những người luôn nghĩ đến tương lai của đất nước, đến cuộc sống bình yên của nhân dân. Người biên soạn Nhung Tây Họ khát khao một đất nước độc lập, thống nhất. Vai trò của họ đối với vận mệnh của đất nước vô cùng to lớn. Họ là linh hồn của dân tộc, của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Họ là người cầm lái vững vàng đưa con thuyền dân tộc đến bến bờ hạnh phúc, tương lai.

Những bậc hiền tài anh minh của dân tộc có vai trò quan trọng trong những thời điểm lịch sử trọng đại của đất nước. Chính nhờ có những vị lãnh đạo anh minh tuyệt vời như thế mà đất nước ta mới giành độc lập, nhân dân ta mới được tự do hạnh phúc.

Lịch sử đất nước Việt Nam có những trang vàng chói lọi là nhờ vào những vị vua, vị tướng anh minh như Lý Công Uẩn, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi,… Họ là tấm gương sáng ngời để đời sau soi vào đó mà học tập. Chúng ta tưởng nhớ đến Bác Hồ đã lãnh đạo toàn dân giành độc lập ngày hôm nay. Chúng ta chắc chắn Bác đã noi gương những người đi trước. Sống xứng đáng với sự hi sinh của họ. Bác đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và người cũng đã ân cần dạy tuổi trẻ “có tài mà không có đức thì là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”.

Xem thêm:

10 bình luận trong “Vai trò của người lãnh đạo anh minh qua Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) và Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)”

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang