Vai trò của người lãnh đạo

vai-tro-cua-nguoi-lanh-dao

Vai trò của người lãnh đạo

Lãnh đạo là gì?

Lãnh đạo (bao gồm người lãnh đạo và năng lực lãnh đạo) là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ chức nhân sự. Một tổ chức, một nhóm, đoàn có vững mạnh và hoạt động hiệu quả hay không phần lớn được quyết định bởi năng lực của người lãnh đạo.

Nhìn vào sự nghiệp của các nhà lãnh đạo kiệt xuất, ta thấy, lãnh đạo không phải là tập trung quyền lực và đưa ra những mệnh lệnh mang tính nguyên tắc cao. Lãnh đạo là một quá trình gây ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó người lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.

Những năng lực cần có của một người lãnh đạo.

Theo các nhà nghiên cứu và tổng kết của các giáo sư Mc Shane và Von Glinow trong giáo trình của Mc Graw, để trở thành một lãnh đạo con người cần hội tụ 7 nhân tố sau:

1. Mức độ nhạy cảm cao.

Yếu tố này rất cần thiết và là yếu tố cần thiết nhất. Thể hiện trong việc chỉ số EQ phải cao. Lãnh đạo luôn cần có cảm nhân về thái dộ, tình cảm, mong muốn, buồn, vui… của người xung quanh mình, thậm chí của tất cả quần chúng, dù khả năng tiếp xúc của họ cũng bị hạn chế như mọi người. Việc nhạy cảm với tất cả những gì có ở xung quanh giúp người lãnh đạo thâu nhận được nhiều thông tin, làm chủ được tình hình.

2. Hành động chính trực vì lợi ích tập thể, cộng đồng.

Đây là điều công chúng mong đợi. Sự chính trực này làm cho công chúng cảm thấy tin tưởng; một nhân tố quan trọng để họ quyết định có đi theo lãnh đạo hay không. Nếu không, ít nhất lãnh đạo phải làm cho công chúng thấy là mình có chính trực.

3. Nghị lực phi thường.

Nghị lực giúp vượt qua các khó khăn nội tại và từ ngoại cảnh. Phần này phải hơn người và nhiều khi sự khâm phụ của quần chúng chỉ là từ đây.

4. Tự tin và bản lĩnh.

Người lãnh đạo phải thể hiện là người luôn tự tin vào bản thân và công việc. Đồng thời họ cũng phải có bản lĩnh để vượt qua những khó khăn, trở ngại. Đó là những năng lực rất cần thiết để làm việc nói chung và sử dụng trong các trường hợp đặc biệt như nói trước công chúng.

5. Có động lực làm lãnh đạo.

Đây có khi chính là tham vọng theo mọi nghĩa. Người lãnh đạo có thể tỏ ra họ có tham vọng hay không, song trên thực tế họ luôn cần có động lực làm lãnh đạo mới có thể là lãnh đạo thực thụ. Khát vọng lãnh đạo giúp các nhà lãnh đạo thực hiện xuất sắc nhiệm vụ của mình. Đó là động lực để các nhà lãnh đạo luôn ưu tú và vượt lên đối thủ, chiếm lĩnh niềm tin tưởng của quần chúng.

6. Năng lực phân tích hơn người, có tầm nhìn xa trong rộng.

Người lãnh đạo thành công phần lớn là do khả năng phân tích hơn người. Họ thường là người có tầm nhìn xa trong rộng, phán đoán tình hình mau chóng và đưa ra những quyết định xuất sắc.

7. Tri thức sâu rộng.

Ở người lãnh đạo phải có là một nguồn tri thức dồi dào của nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực chuyên môn. Tri thức chuyên sâu giúp người lãnh đạo nhìn nhận và phán đoán về công việc một cách mau chóng, từ đó có sự phân công chính xác cho từng cá nhân, giúp cho công việc diễn ra thuận lợi, nhanh chóng dẫn đến kết quả.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.