Đọc hiểu văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” (truyện ngụ ngôn)

van-ban-ech-ngoi-day-gieng

Đọc – hiểu văn bản: “Ếch ngồi đáy giếng” (truyện ngụ ngôn)

I. Đọc – hiểu chú thích:

– Thể loại: Truyện ngụ ngôn

* Truyện ngụ ngôn thường được kể bằng văn xuôi hoặc văn vần. Mượn chuyện đồ vật, loài vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người. → Khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

+ Là truyện kể (có cốt truyện) bằng văn xuôi hoặc văn vần.
+ Là truyện có ngụ ý, tức là truyện có 2 nghĩa : – nghĩa đen: là nghĩa bề ngoài, nghĩa cụ thể của chính câu chuyện dễ nhận thấy.

– Nghĩa bóng: là ý sâu kín gửi gắm trong câu chuyện thường được diễn đạt như một bài học cho con người trong cuộc sống, đây là mục đích chính của người sáng tác, người kể chuyện.

– Mục đích chính của truyện là mượn câu chuyện để thể hiện điều muốn nói một cách bóng bẩy, kín đáo → làm điều muốn nói thêm sâu sắc, có tính thuyết phục.

* Bố cục: 2 phần.

+ Từ đầu đến chúa tể.( hoàn cảnh sống của ếch )
+ Còn lại (thái độ của ếch ).

II. Đọc – hiểu văn bản:

1. Ếch khi ở trong giếng nước:

– …..sống lâu ngày trong một cái giếng….xung quanh chỉ có một vài con nhái, cua, ốc bé nhỏ….cất tiếng kêu ồm ộp…các con vật kia rất khiếp sợ → Không gian sống nhỏ bé, chật hẹp, đơn giản.

– …tưởng bầu trời…bé bằng cái vung…nó…oai như một vị chúa tể → Hiểu biết nông cạn lại huênh hoang, kiêu ngạo.

⇒ Môi trường sống hạn hẹp dễ ảnh hưởng đến tầm nhận thức: khiến người ta kiêu ngạo, không biết thực chất mình.

Bàn luận:

Sống trong một cái giếng,  xung quanh chỉ là những loài vật bé nhỏ mà khi ếch cất tiếng kêu là chúng hoảng sợ. Do sống trong một cái giếng nhỏ, xung quanh toàn là những kẻ yếu thế hơn mình nên ếch tưởng như vậy. Hoàn cảnh sống nhỏ bé hạn hẹp nên ếch cũng có cái nhìn hạn hẹp, do đó ếch chủ quan, kiêu ngạo.

Môi trường hạn hẹp dễ khiến người ta kiêu ngạo không hiểu thực chất về mình. Là học sinh các em phải biết khiêm tốn học hỏi, không nên chủ quan, kiêu ngạo cho mình là giỏi, là hơn rồi xem thường mọi người xung quanh mình.

2. Ếch ra khỏi giếng nước:

– Mưa to….nước trong giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài.
– ….nghênh ngang đi lại khắp nơi…kêu ồm ộp….nhâng nháo nhìn bâu trời, chả thèm để ý xung quanh.

-….Bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.

⇒ Khuyên chúng ta không được chủ quan kiêu ngạo, cần phải biết mình, biết người.

Bàn luận:

Dù môi trường, hoàn cảnh sống có hạn hẹp vẫn phải cố gắng mở rộng hiểu biết bằng mọi cách, cố gắng nhìn xa trông rộng. Không được chủ quan, kiêu ngạo, nếu không có khi phải trả giá đắt (có khi là cả tính mạng).

Bài học này nhằm nhắc nhở, khuyên bảo tất cả mọi người ở mọi nơi, mọi lĩnh vực. Cái giếng, bầu trời, con ếch … chỉ là ẩn dụ ứng với nhiều hoàn cảnh của con người. Phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.

Là học sinh, ,ngoài học ở trường, ở thầy cô, phải biết học hỏi lẫn nhau, học trong sách báo, truyền hình, học ở gia đình và ngoài xã hội để nâng cao sự hiểu biết, phải khiêm tốn học hỏi và không được chủ quan, kiêu ngạo. Khi tham gia giao thông, các em phải quan sát trước sau, đi cho đúng luật, đừng nghênh ngang đi lại tự do, dàn hàng đôi, hàng ba trên đường để rồi có những kết cục đáng tiếc xảy ra như chú ếch kia.

III. Tổng kết: 

1. Giá trị nội dung:

– Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp nhưng huênh hoang.
– Khuyên nhủ người ta phải biết mở rộng tầm hiểu biết, không được chủ quan, kiêu ngạo.

2. Giá trị nghệ thuật:

– Xây dựng hình tượng gần gũi với đời sống
– Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, đặc sắc.
– Cách kể bất ngờ, hài hước kín đáo.

* Ghi nhớ (Sgk/101)

IV. Luyện tập:

1. Hai câu văn quan trọng nhất là: (hai câu cuối).
2. Hiện tượng học sinh hiện nay không chịu đọc thêm sách báo ngoài giờ học để mở mang tầm hiểu biết; chỉ chú tâm vào học 1 số môn: Toán, Lí , Anh văn……

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.