Văn bản nghị luận và cách làm bài văn nghị luận

van-ban-nghi-luan-va-cach-lam-bai-van-nghi-luan

Văn bản nghị luận và cách làm bài văn nghị luận.

I. Khái niệm văn bản nghị luận:

– Nghị luận là trình bày một tư tưởng, quan điểm của mình về một vấn đề nào đó làm cho người đọc hiểu, tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. Văn bản nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, đúng đắn, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục, lập luận chặt chẽ, hợp lí.

II. Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận:

– Luận điểm: các ý kiến, các quan điểm thuộc về vấn đề nghị luận. Luận điểm phải sáng tỏ, đúng đắn, phù hợp với đích lập luận.

– Luận cứ: các lí lẽ và bằng chứng làm sáng tỏ các ý kiến, quan điểm. Luận cứ phải tiêu biểu, đủ về số lượng, chính xác, toàn diện.

– Cách thức lập luận: cách sắp xếp các luận cứ và kết luận. Lập luận phải chặt chẽ, dứt khoát, không được mâu thuẫn.

III. Các kiểu văn bản nghị luận:

1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

– Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống là bàn về một sự việc, hiện tượng đời sống có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề phải suy nghĩ.

* Dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

  • Mở bài:

– Giới thiệu sự việc, hiện tượng cần nghị luận.

  • Thân bài:

–  Liên hệ thực tế, phân tích các mặt (thực trạng, nguyên nhân, tác dụng, giải pháp…) và nêu đánh giá, nhận định.

  • Kết bài: 

– Kết luận, khẳng định, phủ định, đưa ra lời khuyên.

* Lưu ý: Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến, suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

2. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.

– Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống… của con người.

* Dàn ý chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý:

  • Mở bài:

– Giới thiệu được vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận.

  • Thân bài:

– Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lý. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung. Trình bày mặt đúng/sai và bàn bạc, mở rộng vấn đề.

  • Kết bài:

–  Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

* Lưu ý: khi làm bài văn nghị luận về một đạo lí, tư tưởn cần phải chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng họp để bài làm thuyết phục. Do xuất hiện trong hoàn cảnh nhất định, nên các vấn đề tư tưởng, đạo lý thường không toàn diện, có lúc chỉ đúng một phần. Bởi thế, ta cần đánh giá đúng đắn, khách quan.

3. Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

– Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể.

* Dàn ý chung của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích):

  • Mở bài:

– Giới thiệu khái quát về thời đại, tác giả, tác phẩm (đoạn trích). Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ về tác phẩm (đoạn trích) cần tìm hiểu.

  • Thân bài:

– Nêu các luận điểm chính về nội dung (cốt truyện, diễn biến, nhân vật, đề tài, chủ đề, ý nghĩa…) và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

  • Kết bài:

– Nêu nhận định đánh giá chung về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

* Lưu ý: Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của :ốt truyện, tính cách số phận của nhân vật và nghệ thuật của tác phẩm.

4. Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ.

– Nghị luận về bài thơ (đoạn thơ) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của bài thơ (đoạn thơ) ấy.

* Dàn ý chung của bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ):

  • Mở bài:

– Giới thiệu về bài thơ (đoạn thơ), nếu phân tích đoạn thơ cần nêu rò vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm. Bước đầu nêu nhận xét, đánh giá về giá trị đặc sắc của bài thơ (đoạn thơ).

  • Thân bài:

– Lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ :’iuật của đoạn thơ, bài thơ.

  • Kết bài:

– Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ (đoạn thơ).

* Lưu ý: Bài làm cần nêu lên được các nhận xét đánh giá và có sự rung cảm riêng khi cảm thụ tác phẩm. Những nhận xét đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc… của tác phẩm.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.