Soạn bài: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

vao-nha-nguc-quang-dong-cam-tac

Soạn bài: “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu

Trong hai mươi năm đầu của thế kỉ 20, Phan Bội Châu là nhà yêu nước ,nhà cách mạng lớn nhất của nhân dân Việt Nam . Ông đã dùng ngòi bút tâm huyết của mình để cổ vũ phong trào cách mạng. “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ tác giả viết trong ngục khi bị chính quyền Quảng Đông bắt định giao cho Pháp .

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Phan Bội Châu

2. Tác phẩm:

– Bài thơ này sáng tác đầu năm 1914 trong lúc tác giả bị quân phiệt tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) bắt giam, cùng với một bài thơ trong Ngục trung thư. Tựa đề do người sau đặt.

– Nội dung: Chí khí và lòng yêu nước thiết tha của chí sĩ cách mạng trong hoàn cảnh bị tù đày.

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Hai câu đề 

Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hẵng ở tù.

Hai câu đầu tả thân phận người tù như thế nào?

– Hào kiệt, phong lưu, vào tù là tạm nghỉ chân, thư thả sau những tháng ngày vất vả.

– Thái độ khinh mạn ngục tù.

Từ ngữ nào lặp lại ở hai câu đầu? Lặp như vậy có tác dụng gì?

– Từ “vẫn” lặp 2 lần

– Sự lặp lại ấy nhằm nhấn mạnh và khẳng định không có gì đặc biệt khi chưa bị ngồi tù.

Em có nhận xét  gì về giọng điệu hai câu nào?

– Giọng điệu vui tươi, hóm hỉnh như đùa cợt với cuộc đời, không có chút gì lo âu, phiền não.

=> Bằng cách sử dụng điệp từ “vẫn” ,nhà thơ đã khẳng định và nhấn mạnh khí phách ngang tàng và cốt cách phong lưu của một trang anh hùng hào kiệt.

2. Hai câu thực:

Đã khách không nhà trong bốn bể,
Lại người có tội giữa năm châu.

Hai câu thực đã nói về cảnh ngộ của người tù như thế nào?

– Người tù vốn là khách không nhà trong bốn bể, nay đây mai đó, phiêu bạt khắp nơi.

– Người tù áy lại là người có tội giữa năm châu. Một người mang tội chỉ vì yêu nước thiết tha.

Về cách nói giọng điệu có gì khác với hai câu đề?

– Giọng điệu hai câu thực có vẻ ngậm ngùi, chua xót hơn. Hào khí lúc đầu cũng vơi cạn bớt khi nghĩ về sựn ghiepj chưa thành.

Lời tâm sự ở đây có ý nghĩa như thế nào?

– Lời tâm sự giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao phi thường của người yêu nước

=>  Với cách sử dụng cặp quan hệ từ “ đã …lại”, câu thơ giúp ta cảm nhận đầy đủ hơn tầm vóc lớn lao, phi thường của người tù yêu nước .

3. Hai câu luận:

Dang tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

Hai câu luận thể hiện ý chí của người tù như thế nào?

– Ý chí của người tù rất kiên định, mạnh mẽ, tư tưởng kinh bang tế thế, trị nước cứu đời.

– Người trai muốn giang tay ôm lấy vũ trụ, muốn cười lên một tiếng vang vọng cho tan hết oán thù. Ước vọng vẫn chưa thành và sẽ còn tieps tục cố gắng. Nhưng ở đây, ta cảm nhận rõ nỗi đau đớn tột cùng của tác giả.

– Cách nói khoa trương tạo nên hình tượng nghệ thuật gây ấn tượng mạnh , kích thích cao độ cảm xúc của người đọc , tạo nên sức truyền cảm nghệ thuật lớn.

=> Lối nói khoa trương khẳng định ý chí của người tù rất kiên định và mạnh mẽ.

4. Hai câu kết :

Thân ấy hãy còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.

Em cảm nhận được điều gì từ hai câu kết?

Hai câu kết khẳng định mạnh mẽ tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết, khẳng định ý chí gang thép mà kẻ thù không thể bẻ gãy. Con người ấy còn sống là còn chiến đấu, còn tin tưởng vào sự nghiệp chính nghĩa của mình, vài thế mà không sợ bất kì một thử thách gian nan nào

=> Khẳng định tư thế hiên ngang ,ý chí gang thép của người chiến sĩ cách mạng trong cảnh tù ngục .

  • Liên hệ giáo dục:

Qua bài thơ, em cảm nhận được điều gì về nhà cách mạng Phan Bội Châu?

Phan Bội Châu là người có phong thái ung dung, đường hoàng và khí phách kiên cường bất khuất vượt lên trên cảnh tù ngục khốc liệt.

Nghệ thuật:

Cảm hứng bao trùm bài thơ là cảm hứng như thế nào ?

– Giọng điệu hào hùng )

Hình tượng người anh hùng yêu nước hiện lên như thế nào?

– Tư thế uy nghi, lẫm liệt, tràn đầy khí thế và tinh thần lạc quan, yêu đời, không bao giờ chịu khuất phục.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.