Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng

ve-dep-buc-tuong-dai-bat-tu-cua-nguoi-linh-tay-tien-trong-bai-tho-tay-tien

Vẻ đẹp bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến trong bài thơ “Tây Tiến”

  • Mở bài:

Tây Tiến là bài thơ xuất sắc nhất của nhà thơ Quang Dũng và của nền thơ hiện đại Việt Nam. Sự kết hợp hài hòa giữa miêu tả hiện thực và bút pháp lãng mạn đã tạo nên chất thơ vừa chân thực vừa hết sức bay bổng và vô cùng hào sảng. Điều ấy thể hiện rõ nét qua việc khắc họa đậm nét bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến.

  • Thân bài:

Trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc ở đoạn một mà nét duyên dáng thơ mộng của miền Tây ở đoạn hai hình tượng tập thể những người lính Tây Tiến xuất hiện ở đoạn thơ thứ ba, với một vẻ đẹp tràn đầy cảm hứng lãng mạng và đậm chất bi tráng:

Tây tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gủi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

Quang Dũng đã chọn lọc những nét tiêu biểu nhất của Tây Tiến để tạc nên bức tượng đài tập thể, khái quát khuôn mặc chung của cả đoàn quân. Cái bi và cái oai hùng là hai chất liệu chủ yếu hòa quyện vào nhau tạo nên vẽ đẹp bị tráng.

Về ngoại hình, Tây Tiến rất khác lạ.

Đó là “đoàn binh không mọc tóc”“quân xanh màu lá”, lại thêm cái dáng vẻ “dữ oai hùm” vô cùng mạnh mẽ. Hình ảnh đoàn binh không mọc tóc chính là nhắc đến hình ảnh anh “vệ trọc” một thời. Đây là câu thơ rất chân thật về hoàn cảnh chiến tranh khắc nghiệt. Những trận sốt rét rừng đã làm cho người lính rụng tóc. Hình ảnh “quân xanh màu lá” đã diễn tả cái nét xanh xao của người lính do thiếu lương thực và thuốc men, trong khi căn bệnh sốt rét luôn đeo bám dai dẳng. Trong thơ ca thời kỳ chống Pháp, nhà thơ Thỉnh Hữu cũng đã từng viết:

Anh với tôi biết  từng cơn ớn lạnh
Sốt rung người vần tráng ước mồ hôi

(Đồng chí)

Còn Tố Hữu đã viết về chân dung anh vệ quốc dung với những hình ảnh thật cụ thể:

Giọt giọt mồ hôi rơi
Trên má anh vàng nghệ

(Bài thơ cá nước)

Quang Dũng viết về Tây Tiến không hề che giấu hiện thực chiến tranh khốc liệt. Chỉ có điều, tất cả những gian khổ không phải miêu tả một cách trần trụi mà bằng cái nhìn lạc quan và thăng hoa trong cảm xúc lãng mạng. Nhà thơ đã triệt để khai thác thủ pháp tương phản, đối lập để khắc họa rõ nét vẽ đẹp của hình tượng người lính. Chính vì thế chân dung người lính Tây Tiến dù tiều tụy, xanh xao về hình hài nhưng tinh thần toát lên sự dũng mãnh, khí phách oai phong lẫm liệt, thần thái uy dũng như chúa sơn lâm: “dữ oai hùm”.

Cụm từ “không mọc tóc” chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động, gợi lên cái nét ngang tàng độc đáo ở người lính, vượt hẳn lên thực tại gian khổ. Hai chữ “đoàn binh” được dùng rất chính xác tạo nên âm hưởng thơ hào hùng, gợi liên tưởng đoàn quân nối nhau điệp điệp trùng trùng ra trận.

Tinh thần mạnh mẽ kiên cường của người lính còn được thể hiện qua ánh mắt: “mắt trừng gửi mộng qua biên giới”. Ánh mắt hướng về biên giới coi chừng quân thù, thể hiện ý chí sắc đá và tinh thần quả cảm, nung nấu quyết tâm tiêu diệt giặc thù bảo vệ quê hương.

Tuy vậy, người lính Tây Tiến không chỉ là những chiến binh oai phong. Ẩn đằng sau cái vẽ oai hùng, dữ giằn của họ vẫn là một tâm hồn mộng mơ, vẫn là cái nét hào hoa, đa tình của những chàng trai Hà Thành khoát áo lính: “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Với người lính Tây Tiến hình ảnh trong giấc mơ khi đêm về không phải là người phụ nữ tần tảo một nắng hai sương với “luống cày đát đỏ, mòn chân bên cối gại canh khuya” như trong bài thơ “Nhớ” của Hồng Nguyên, cũng không phải là một nổi nhớ về nơi làng quê “đất cày lên sỏi đá” như trong bài thơ Chính Hữu, mà chính là nổi nhớ một “dáng kiều thơm” ở đất kinh kì. Đây chính là nổi nhớ in đậm dấu ấn tâm hồn của những người lính tri thức hào hoa lãng mạn. Câu thơ đã diễn tả rất chân thực về thế giới nội tâm của người lính, gợi liên tưởng đến vần thơ của Nguyễn Đình Thi:

Những đêm dài hành quân nung nấu
Bổng bồn chồn nhớ mắc người yêu

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

“Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm” là một ý thơ thể hiện rõ tài hoa của Quang Dũng. “Dáng kiều thơm” là hình ảnh hoán dụ chỉ người thiếu nữ duyên dáng thanh lịch ở chốn Hà Thành. Đó chính là “hậu phương” của những người lính, là động lực cổ vũ tinh thần cho họ trong chiến đấu, tiếp thêm sức mạnh để vượt qua tất cả mọi hiểm gian khổ. Họ chiến đấu vì ai nếu không phải vì những người thân yêu vì cuộc sống bình yên của gia đình và đất nước. Người lính Tây Tiến ngày mong giết giặc, đêm mơ về Hà Nội. Dù trong gian khổ, họ vẫn vẹn nguyên những ước vọng bình yên vừa dữ dội, quyết liệt hướng về biên giới, vừa tha thiết sau lắng nhớ về vê nhà. Hai câu thơ đã hoàn thiện bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến.

Có một thời kì người ta cho rằng câu thơ của Quang Dũng là mộng rơi, mộng rớt, là viễn vong, thiếu tinh thần cách mạng và ý chí chiến đấu. Sự thực, có thể nói, Quang Dũng đã miêu tả hết sức chân thật hình tượng người lính với đầy đủ sức mạnh tinh thần của họ. Những chàng trai đất đô thành ngày nào từ biệt thủ đô, từ biệt người thân lên đường đi chiến đấu. Như nhà thơ Chính Hữu đã từng viết:

Có đoàn người lên đóng trên rừng sâu
Đêm nay mơ thấy trở về Hà Nội.

Ra đi nhưng họ vẫn giữ trong hồn hình bóng quê hương. Đó là nguồn mạch tinh thần, là động lực của sự sống và chiến đấu. Nơi rừng sâu nước đọc, cuộc sống vốn đơn điệu và khốc liệt, Hà Nội trở thành nơi để họ quy hướng tinh thần, nơi để nỗi nhớ trú ngụ, nơi để họ hướng tới. Càng mong ước, họ càng nâng ao tinh thần chiến đấu. Bởi thế, “dáng kiều thơm” là một hình ảnh tuyệt đẹp, là biểu tượng của cuộc sống yên bình, hạnh phúc. Kẻ thù tàn bạo chia cắt, càng mong ước, họ càng căm thù sâu sắc: “Mắc trừng gủi mộng qua biên giới”. 

Họ vẫn chiến đấu, vẫn bám sát kẻ thù, vẫn cùng đồng đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Ước mơ là nguồn động lực không ngừng thôi thúc những “chàng trai chưa trắng nợ anh hùng” tiến lên phía trước.

  • Kết bài:

Đoạn thơ được viết bằng thể thơ bảy chữ, kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn. Thủ pháp tương phản đối lập được vận dụng nhầm nhuyễn khiến cho hình ảnh thơ vừa dữ dội, vừa thơ mọng trữ tình, gợi nên rất rõ ràng bức tượng đài bất tử của người lính Tây Tiến. Giọng thơ vừa trang trọng vừa sau lắng gợi lên nét hùng tráng. Ngôn từ tinh tế gợi cảm đoạn thơ tái hiện hình ảnh người lính Tây Tiến từ ngoại hình đến nội tâm với vẽ đẹp vừa lãng mạn hoa hoa vừa mang đậm chất bi tráng.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Tổng hợp kiến thức ôn thi THPT môn Ngữ văn 12 - Theki.vn
  2. Giới thiệu bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.