Cảm nhận vẻ đẹp hình tượng người lính Tây Tiến: Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc…

cam-nhan-của-anh-chị-ve-vẻ-dẹp-của-hinh-tuong-nguoi-linh-tay-tien-trong-doan-tho-sau-tay-tien-doan-binh-khong-moc-toc

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến. Từ đó liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017) để thấy rõ sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam.


  • Mở Bài:

Quang Dũng là gương mặt tiêu biểu của thơ ca kháng chiến chống Pháp với hồn thơ hào hoa, lãng mạn, thấm đượm tình đồng bào đồng chí. “Tây Tiến” là một trong những bài thơ hay nhất, xuất sắc nhất, làm nên tên tuổi của Quang Dũng; đồng thời được coi là “đứa con đầu lòng tráng kiện và hào hoa của nền thơ ca kháng chiến”. Bài thơ được viết vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh khi ông đã xa đơn vị Tây Tiến một thời gian. Bài thơ đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến với vẻ đẹp hào hùng và hào hoa.

  • Thân bài:

1. Vẻ đẹp hào hùng của hình tượng người lính trong bài thơ:

– Xuất thân: Phần đông các chiến sĩ trong trung đoàn đều là những chàng trai Hà thành, xếp bút nghiên lên đường theo tiếng gọi của non sông.

– Khí phách ngang tàng, tinh thần lạc quan trước khó khăn, gian khổ:

+ Hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ: sốt rét, hành quân trên địa hình hiểm trở, thiên nhiên ẩn chứa những điều nguy hiểm, cái chết luôn cận kề.

+ Trên cái phông nền đó, ta càng thấy rõ hơn vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến. Họ vẫn dấn thân, bất chấp hiểm nguy, vượt qua núi cao, vực sâu, thú dữ, bệnh tật, thể hiện qua cách nói vừa táo bạo vừa tinh nghịch “súng ngửi trời”, “không mọc tóc”, “bỏ quên đời”…

– Tinh thần yêu nước, lí tưởng chiến đấu luôn chói ngời, bất chấp cả sự sống và tuổi trẻ của bản thân mình: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”, “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” – coi cái chết nhẹ tựa lông hồng.

– Sự hào hùng gắn liền với bi tráng: hi sinh của những người lính Tây Tiến.

 2. Vẻ đẹp hào hoa:

– Là vẻ đẹp lãng mạn của tâm hồn con người

– Người lính được miêu tả rất thực trong những sinh hoạt cụ thể, với những bước đi nặng nhọc trên đường hành quân cùng với những đói rét bệnh tật, tiều tụy về hình hài, song rất phong phú trong đời sống tâm hồn, với những khát vọng mãnh liệt của tuôi trẻ (Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc).

– Họ nhạy cam trước vẻ đẹp của thiên nhiên núi rừng với những cảnh sắc độc đáo rất tinh tế (hồn lau nẻo bến bờ, dáng người trên độc mộc, dòng nước lũ, hoa đong đưa).

– Tâm hồn người lính cháy bỏng những khát vọng chiến thắng, đồng thời cũng ôm ấp những giấc mơ đẹp về tình yêu tuổi trẻ (Mắt trừng gửi mộng qua biên giới – Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm). Hoặc vẻ đẹp của người con gái núi rừng có nét hoang sơ, kiều diễm đến sững sờ (Kìa em xiêm áo tự bao giờ).

3. Nghệ thuật xây dựng và khắc họa hình tượng:

– Bút pháp tả thực kết hợp hài hòa với cảm hứng lãng mạn.

– Sử dụng số lượng lớn từ Hán Việt.

– Cách nói giảm, nói tránh, thủ pháp đối lập.

– Giọng điệu hào hùng, bi tráng.

Nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa chân thực và sinh động vẻ đẹp hào hùng của những người lính Tây Tiến – những con người ưu tú của đất Việt, những tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, tinh thần cống hiến cho lớp trẻ noi theo. Bài thơ khẳng định tài hoa của Quang Dũng và sức sống bền bỉ của bài thơ trong lòng độc giả nhiều thế hệ

4. Liên hệ với hình tượng người nghĩa sĩ Cần Giuộc:

+ Hình tượng người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc và hình tượng người lính Tây Tiến đều mang vẻ đẹp sử thi; đều được tác giả dành cho tình cảm tự hào, ngưỡng mộ và tiếc thương vô hạn và qua đó thể hiện nội dung yêu nước sâu sắc.

+ Xuất thân: Người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc xuất thân từ nông dân nghèo khổ (người lính Tây Tiến xuất thân từ tầng lớp trí thức), không được giáo dục lòng yêu nước từ những trang sách nhưng họ đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với đất nước (khi đất nước bị ngoại xâm, triều đình bạc nhược, đầu hàng) bằng lòng yêu nước nồng nàn và lòng căm thù giặc sâu sắc, mãnh liệt.

+ Vẻ đẹp bi tráng của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc toát lên từ sự chân chất, mộc mạc, bộc trực của người nông dân nghèo khó ở mảnh đất Nam Bộ thế kỉ XIX (khác với vẻ đẹp hào hùng, hào hoa, lãng mạn của những chàng trai Tây Tiến ở mảnh đất Hà thành trong thời đại Hồ Chí Minh ở thế kỉ XX).

5. Sự kế thừa và đổi mới của nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam:

+ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu và Tây Tiến của Quang Dũng đều là những tác phẩm mang nội dung yêu nước sâu sắc dù ở thời đại khác nhau. Qua đó, ta thấy được sự kế thừa và đổi mới của nội dung đổi mới trong văn học Việt Nam.

+ Sự kế thừa nội dung yêu nước trong văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945: yêu nước là nội dung lớn, kế thừa nội dung yêu nước trong văn học trung đại cả về cảm xúc và giọng điệu. Nhiều điểm gặp gỡ giữa Tây Tiến và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: yêu nước là yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc, ý thức trách nhiệm đối với đất nước, quyết tâm đánh giặc, sẵn sàng xả thân vì đất nước,…; giọng điệu tự hào, xót thương, tiếc nuối,…

+ Sự đổi mới trong dung yêu nước của văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 ở Tây Tiến: Không còn tư tưởng trung quân mà là lòng tự hào dân tộc, ý thức về một giang sơn thống nhất, toàn vẹn, thiêng liêng; tình yêu đất nước không trừu tượng, cao siêu mà hết sức cụ thể, thân thuộc: tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quê hương,…

+ Sự đổi mới là do quy luật phát triển của văn học.

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Qua bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng hãy chứng minh lựa chọn ngôn từ là yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của một tác phẩm thơ ca - Thế Kỉ
  2. Cảm hứng sáng tác trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Theki.vn
  3. Lời thề thủy chung với Tây Tiến của người lính trong khổ cuối bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.