Vì sao bài thơ Sông núi nước Nam được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

vi-sao-bai-tho-song-nui-nuoc-nam-duoc-xem-nhu-ban-tuyen-ngon-doc-lap-dau-tien-cua-dan-toc-ta

Vì sao bài thơ “Sông núi nước Nam” được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta?

Bài thơ “Sông núi nước Nam” (Nam quốc sơn hà) ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Cuối năm 1076, nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động chuẩn bị đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cách rất khó khăn. Giặc tràn xuống bờ bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được phòng tuyến Như Nguyệt. Phòng tuyến vỡ, tình thế hết sức cấp bách.

Quân giặc sĩ khí dâng cao còn tinh thần của quân sĩ ta bị tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, phải tìm cách lấy lại và kích động mãnh mẽ tinh thần của quân sĩ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu. Bài thơ tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa như một bản tiên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta.

Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố về chủ quyền của đất nước và khẳng định không một thế lực nào được phép xâm phạm vào quyền độc lập ấy. Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ Sông núi nước Nam thể hiện ở các khía cạnh:

Tác giả khẳng định nước Nam là của người Nam. Đó là điều đã được ghi tại “thiên thư” (sách trời). Tác giả viện đến thiên thư vì ngày xưa người ta vẫn còn coi trời là đấng tối cao. Người Trung Quốc cổ đại tự coi mình là trung tâm của vũ trụ nên vua của họ được gọi là “đế”, các nước chư hầu nhỏ hơn bị họ coi là “vương” (vua của những vùng đất nhỏ). Trong bài thơ này, tác giả đã cố ý dùng từ “Nam đế” (vua nước Nam) để hàm ý sánh ngang với “đế” của nước Trung Hoa rộng lớn.

Ý nghĩa tuyên ngôn còn thể hiện ở lờ khẳng định chắc chắn rằng nếu kẻ thù vi phạm vào quyền tự chủ ấy của nước ta thì chúng thế nào cũng sẽ phải chuốc lấy bại vong.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Cảm nhận ý nghĩa bài thơ "Nam Quốc sơn hà" của Lý Thường Kiệt - Theki.vn
  2. Phân tích bài thơ "Sông núi nước Nam" - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.