Vì sao có thể nói Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ?

vi-sao-co-the-noi-nam-quoc-son-ha-la-ban-tuyen-ngon-doc-lap-dau-tien-cua-nuoc-viet-nam

Vì sao có thể nói Nam quốc sơn hà là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước Việt Nam ?

Tuyên ngôn Độc lập là gì?

Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố nền độc lập của một quốc gia. Tài liệu này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước từ tay ngoại bang. Đây là văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Sông núi nước Nam là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên. Trước đó, chưa có tác phẩm nào khẳng định độc lập, chủ quyền như Sông Nước Nam.

Ý nghĩa Tuyên ngôn của bài thơ Nam quốc sơn hà.

Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ của đất nước:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”.

Dịch:

Núi sông nước Nam thì vua Nam ở,
Cương giới đã ghi rành rành ở trong sách trời.

– “Nam đế” (hoàng đế nước Nam): đặt hoàng đế nước ta ngang hàng với hoàng đế các nước phương Bắc, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

– “Cư” (ở): khẳng định người Nam phải ở nước Nam.

 Vua Nam thì phải ở nước Nam.

“Định phận” (được phân định): Đã phân định rõ ràng về chủ quyền và lãnh thổ.

– “Thiên thư (sách trời): Giới phận lãnh thổ của người Nam được quy định ở sách trời, điều này trở thành chân lý không thể chối cãi và không bất cứ ai có thể thay đổi được điều đó (với người Việt và người Trung tôn thờ thế giới tâm linh, thì trời chính là chân lý).

Tác giả khẳng định rằng chủ quyền này đã được định rõ ở sách trời, thể hiện được chân lý sống, chân lý lẽ thường tình. Sự xâm lược của các nước khác là sai lầm, là làm trái mệnh trời.

→ Khẳng định niềm tin, ý chí về chủ quyền dân tộc, tinh thần tự lập, tự chủ, tự cường của dân tộc.

– Hai câu sau: Nêu lên ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền đó trước mọi kẻ thù xâm lược.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Dịch:

Cớ sao lũ giặc bạo ngược kia dám tới xâm phạm?
Chúng bay hãy chờ xem, thế nào cũng chuốc lấy bại vong.

“Nghịch lỗ” (ngỗ nghịch, bạo ngược): chỉ rõ thái độ ngang ngược, hống hách.

“Xâm phạm” (xâm lấn): làm điều phi nghĩa, trái với lẽ thương, trái với sách trời.

Kết cấu câu hỏi nhằm mục đích khẳng định nền độc lập dân tộc, khẳng định niềm tin chiến thắng của dân tộc ta.

– Tác giả chỉ rõ, những kẻ xâm lược là trái đạo trời, đạo làm người – “nghịch lỗ”.

– Thể hiện sự căm thù giặc sâu sắc của tác giả.

“Nhữ đẳng” (nhất định): kết quả phải nhận lấy.

“Thủ bại hư” (chuốc lấy thất bại): bị trừng phạt.

→ Tác giả cảnh cáo rằng làm trái sách trời sẽ bị quả báo. Khẳng định lại một lần nữa chủ quyền của mình.

→ Cảnh cáo bọn giặc dã tất sẽ thất bại không chỉ vì trái đạo trời mà còn vì dân tộc ta sẽ quyết tâm đánh đuổi, bảo vệ chủ quyền đất nước đến cùng.

Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

– Nội dung: khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược.

– Nghệ thuật: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng thơ hùng hồn, đanh thép,..

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.