Vì sao nam nữ thành thân thì gọi là “kết hôn”

vi-sao-nam-nu-thanh-than-thi-goi-la-ket-hon

Kết thân, kết hôn, thành thân là các hình thức xác lập một cuộc hôn nhân trong xã hội. Đó thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông (được gọi là chồng) và một người đàn bà (được gọi là vợ) trong một một mối quan hệ và ràng buộc nhấy định, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Mục đích cơ bản nhất và quan trọng nhất của đời sống hôn nhân là việc sinh sản, nuôi dưỡng và giáo dục con cái, qua đó góp phần duy trì nòi giống, đảm bảo tương lai tồn tại của một cộng đồng và của cả dân tộc.

Nam nữ thành thân gọi được gọi là “kết hôn”. Từ ngữ này vốn đã có từ lâu đời. Và bởi nó hình thành từ rất sớm trong văn hoá phương Đông và trải qua nhiều biến đổi nên ngày nay nhiều người không còn hiểu rõ nghĩa lí và triết lí thâm uyên của gai từ ấy.

Hôn lễ hiện nay, ngoài việc tuyên bố hai bên nam nữ kết hợp ra, đa phần còn lại là chúc mừng đáp tạ. Nhưng vào thời cổ, hôn lễ phần lớn là nghi thức tế cáo trang trọng. Không những, lễ nghi ấy được tiến hành rất kĩ lưỡng, mà còn lấy màu đen làm màu chủ đạo.

Theo ghi chép trong Nghi lễ, người xưa khi thực hiện nghi thức kết hôn, cô dâu phải mặc lễ phục màu đen, đến nhà cô dâu rước dâu vào lúc hoàng hôn, đội ngũ rước dâu cùng những vật để rước dâu cũng lấy màu đen làm chính. Trước đội rước dâu, một người cầm đuốc đi trước mở đường. Người xưa thực hành phương thức hôn lễ này, với người thời nay mà nói, xem ra có điều không thể hiểu được, nhưng khảo sát kĩ, sẽ phát hiện có duyên do.

Vào thời viễn cổ, trong dân gian có tục cướp hôn, kẻ mạnh thường cướp cô dâu. Tập tục ấy vẫn còn duy trì trong cộng đồng một va Để vài tộc người thiểu số. Để đề phòng bị cướp hôn, người ta không dám quá phô trương, bèn chọn cử hành hôn lễ lúc hoàng hôn. Cho nên, nam nữ kết hợp được gọi là hôn nhân. Từ hôn nhân hiện nay do đó mà ra.

Theo sự phát triển của học thuyết Âm Dương, việc thành thân vào lúc hoàng hôn có cách giải thích mới. Người xưa cho rằng, lúc hoàng hôn là thời khắc ngày đêm giao nhau thay thế, âm dương điều hoà, tương sinh tương trưởng. Tại thời khắc này mà kết hôn chính là lúc khí âm dương điều hoà.

Nam thuộc tính dương, nữ thuộc tính âm, nếu hai người kết hợp dựa vào thời điểm thiên địa giao hoà tất nhiên đại cát đại lợi. Không những phù hợp với quy phạm lễ tiết, mà còn tuân tùng nguyên lí vận hành của âm dương. Nhân đó mà người xưa cho rằng hôn lễ cử hành vào lúc hoàng hôn, có thể đạt đến mục đích âm dương quân bình.

Để dung hợp thành nhất thể với hoàng hôn lúc âm dương giao nhau thay thế, đội ngũ rước dâu cho đến chú rể phải mặc lễ phục màu đen. Nghi thức lúc này được gọi là hôn lễ (điển lễ cử hành lúc hoàng hôn).

Theo ghi chép trong Dậu dương tạp trở, định thức cử hành vào lúc hoàng hôn được duy trì nhất quán đến thời Đường mới bị bỏ. Màu đen mà cổ hôn lễ dùng cũng dần được thay bởi màu đỏ tươi vui. Sau này, mọi người đã nhạt hoá quan niệm âm dương trong hôn lễ, trừ một số lễ trong hôn tục vẫn còn được bảo lưu, không khí chúc tụng vui tươi náo nhiệt đã càng vượt trội.

Để hoàn toàn xoá bỏ nghi thức lặng lẽ của đời trước, người đời sau còn đốt pháo trong ngày thành hôn hoặc tạo ra những âm thanh náo náo nhiệt, hoan hỉ, tươi vui để chúc tụng cho hạnh phúc của đôi trẻ. Cô dâu, chú rễ hành lễ trước bàn thờ tổ tiên, có sự chứng giám của song thân phụ mẫu, gia tộc, họ hàng. Sau đó là uống rượu giao bôi khẳng định hôn lễ đã thành.

Người phương Tây không có cách hành lễ cung bái như ta. Hình ảnh hai bàn tay siết chặt trong hôn nhân, được người La Mã cổ đại lý tưởng hóa như là khối nhà nền tảng của xã hội và là một sự đồng hành của hai người bạn đời cùng nhau làm việc, sinh thành và nuôi dạy con cái, đảm đương công việc hàng ngày, sống cuộc đời gương mẫu, và tận hưởng tình yêu thương.

theki.vn

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.