Viết bài văn nghị luận ngắn, bàn về tính kiêu căng, tự mãn

viet-bai-van-nghi-luan-ngan-ban-ve-tinh-kieu-cang-tu-man

Viết bài văn nghị luận ngắn, bàn về tính kiêu căng, tự mãn.

Kiêu căng, tự mãn là một bản tính của con người, đó là suy nghĩ mình luôn là nhất, ai cũng kém so với mình. Chính vì lối suy nghĩ như vậy nên kẻ kiêu ngạo luôn coi trời bằng vung, mình là nhất thiên hạ, ý kiến của mình luôn là đúng, bất cứ ai nói gì cũng không nghe. Khoe khoang thành tích của bản thân, thấy hơn được mấy người là nghĩ mình tài giỏi hơn tất cả mọi người.

Người kiêu căng, tự cao, tựu đại hay khăng khăng giữ ý kiến của mình, không chịu thỏa hiệp với người khác Hay vênh mặt, dạy đời người khác. Ham hư vinh, ưa nịnh nọt, ưa người hay tâng bốc, nịnh nọt mình Nhìn ai cũng thấy đó là kẻ ngu dốt, ít nhất cũng thấy người ta không bằng mình. Ít bạn bè vì không ai chịu nổi một kẻ kiêu ngạo và tự mãn cả. Tướng cầm quân ra trận mà kiêu ngạo tất sẽ bại vong. Những kẻ chức trọng quyền cao, những người có vàng đầy két, bạc đầy rương, ngân phiếu có hàng tỉ mà kiêu ngạo cũng sẽ bị đồng loại coi thường

Học sinh mà kiêu căng, ngạo mạn thì bị thầy chê trách, bạn bè xa lánh, học hành sa sút dần, thi cử sẽ bị hỏng. Kiêu căng, tự mãn làm hỏng cả con người đẹp nhất. Kẻ kiêu căng sẽ bị thiên hạ coi khinh. Chính thói kiêu ngạo khiến cho ta mất đi những cơ hội và những người bạn mà có thể sau này ta sẽ thấy hối tiếc về điều đó.

Tính kiêu căng, tự mãn là nguồn gốc của tất cả mọi sai lầm và khổ sở. Bởi kẻ tự cho mình là giỏi thì tai không nghe được lời khôn lẽ phải nữa, hành động sai lầm không được ai nhắc nhở, thất bại không được ai quan tâm.

Cần phân biệt kiêu căng với kiêu hãnh. Kiêu căng mang sắc thái tiêu cực, thể hiện sự hợm hĩnh, khinh đời. Kiêu hãnh mang sắc thái tích cực, thể hiện sự tự hào về thành quả của mình làm ra.

Cần loại bỏ thói kiêu căng, ngạo mạn, hống hách. Như Bác đã từng nói: “Ai tự cho mình có công trạng mà tự kiêu, tự đại là không đúng. Lòng của người cách mạng chân chính là phải rộng rãi như sông như bể, có như thế thì mới tiến bộ”; “Nếu có một chút công trạng gì mà tự cao, tự đại, coi người ta không ra gì, thế là sai, thế là cái ruột nhỏ, ví như cái cốc, một gáo nước đổ vào thì tràn hết”. Giữ thói kiêu ngạo trong mình cũng giống như giữ căn bệnh mãn tính khó chữa trong người, để càng lâu càng nguy hại cho bản thân, hủy hoại con người. Càng chữa sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ – Tự kiêu một chút cũng là thừa”, hãy nên rèn luyện cho mình tính khiêm nhường cho dù không dễ dàng.

Đừng bao giờ cúi đầu. Hãy luôn ngẩng cao. Nhìn thẳng vào mắt thế giới. Hãy mạnh mẽ nhưng đừng thô lỗ; Hãy tử tế nhưng đừng yếu đuối; Hãy mạnh bạo nhưng đừng bắt nạt; Hãy khiêm nhường nhưng đừng nhút nhát; Hãy kiêu hãnh nhưng đừng kiêu căng, tự phụ.

Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn, tự tin và sự kiêu căng, tự mãn

7 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về tính tự ti và thói tự phụ - Theki.vn
  2. Viết bài văn nghị luận ngắn bàn về tác hại của tính ỷ lại - Theki.vn
  3. Suy nghĩ về cách mỗi con người nhìn thấy chính mình qua ý nghĩa bài thơ "Vô đề" của Pimen Panchenko - Theki.vn
  4. Nghị luận: Biết nỗ lực vượt qua chính mình - Theki.vn
  5. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc thấu hiểu bản thân - Theki.vn
  6. Nghị luận về tính cả nể - Theki.vn
  7. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn, tự tin và sự kiêu căng, tự mãn - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.