Viết bài văn trình bày suy nghĩ về đức tính khiêm nhường

viet-bai-van-trinh-bay-suy-nghi-ve-duc-tinh-khiem-nhuong-11779-2

Viết bài văn trình bày suy nghĩ về đức tính khiêm nhường

  • Mở bài:

Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài đẹp nhất. Sức lôi cuốn lớn nhất ở con người chính là tính khiêm nhường. Khiêm nhường mà một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình hoàn thiện bản thân mình.

  • Thân bài:

Khiêm nhường là gì?

Khiêm nhường hay còn có nghĩa là khiêm tốn, nhúng nhường, không tự đề cao cá nhân mình. Khiêm nhường là biết nhường nhịn, không cố chấp dẫm đạp lên đạo đức, tình người hay tranh đoạt trong cuộc sống.

Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường:

Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người. Do vậy, họ thường có thái độ nhã nhặn, lịch sự, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác.

Người có đức tính khiêm nhường luôn khiêm tố học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nổ lực để tiến bộ. Không bao giờ họ tự đề cao bản thân mình. Họ cũng không khoe khoang bản thân mình vói những người xung quanh.

Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?

Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.

Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặc hạn chế của bản thân mình đẻ cố gắng vương lên. Sự khiêm tốn thái đọ cần tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời.

Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi hoặc muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.

Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị là chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị. Dù rất bận rộn nhưng Người vẫn tư tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá….

Trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.

Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có đức tính kiêu căng thường hay tự đề cao bản thân mình. Họ thích khoe mẽ, luôn coi thường những người xung quanh. Bởi thế, họ dễ bị mọi người xa lánh.

Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, là tự hạ thấp mình quá mức. Cần đặt bản thân đúng với giá trị trong đời sống  và luôn tự hào về những giá trị tốt đẹp của mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.

  • Kết bài:

Chúng ta khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không chịu khiêm nhường. Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người. Ngay từ bay giờ mỗi học sinh cần ra sức học tập và rèn luyện bản thân để có được các đức tính tốt đẹp. Lấy tri thức làm sức mạnh để hoàn thiện mình hơn nữa và cũng là để biết khiêm nhường hơn trong cuộc sống này.

1 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về đức tính khiêm tốn - Thế Kỉ

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.