Viết đoạn văn 200 chữ bàn luận về vai trò của đạo đức

viet-doan-van-200-chu-ban-luan-ve-vai-tro-cua-dao-duc

Bàn luận về vai trò của đạo đức

Bàn về vai trò của đạo đức, Benjamin Franklin nói: “Không bao giờ có một người thực sự vĩ đại mà lại không phải là một người thực sự đạo đức”. Đạo đức là hệ thống các quy tắc, chuẩn mực xã hội tốt đẹp mà nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và toàn xã hội. Nó góp phần hoàn thiện nhân cách con người, giúp mỗi cá nhân có năng lực sống thiện, sống có ích, yêu tổ quốc, đồng bào và toàn nhân loại. Thiếu đạo đức hoặc đạo đức giả thì mọi phẩm chất năng lực khác không còn ý nghĩa. Đạo đức còn là nền tảng của gia đình, tạo sự ổn định và phát triển vững chắc của gia đình, là nhân tố không thể thiếu để xây dựng gia đình hạnh phúc. Sự tan vỡ của một số gia đình hiện nay thường có nguyên nhân từ việc vi phạm nghiêm trọng các quy tắc chuẩn mực đạo đức. Một xã hội có các quy tắc, chuẩn mực đạo đức được tôn trọng, củng cố và phát triển, thì xã hội có thể phát triển bền vững. Nêu các chuẩn mực đạo đức bị xem nhẹ, không được tôn trọng, thì nơi đó sẽ xảy ra mất ổn định, thậm chí đổ vỡ nhiều mặt của xã hội. Cao hơn nữa, một đất nước mà các giá trị đạo đức không được coi trọng thì nhất định sẽ diệt vong. Muốn thành công trong cuộc sống, mỗi chúng ta phải rèn luyện cả tài năng và đạo đức. Như Bác Hồ từng nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Không chỉ là khó thành công mà còn khó tìm kiếm được hạnh phúc chân thực trong cuộc sống này.


Bài tham khảo:

Đạo đức và lối sống có đạo đức.

1. Đạo đức là gì?

+ Đạo đức là hệ thống các quy tắc chuẩn mực xã hội mà nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi của minh cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng, của xã hội.

2. Sống có đạo đức là gì?

+ Sống có đạo đức là thực hiện các chuẩn mực đạo đức mà xã hội đề ra tự giác, nếu không thực hiện sẽ bị dư luận xã hội lên án hoặc lương tâm cắn rứt.

+ Sống có đạo đức là biết tuân thủ luật pháp. Sống biết thủ pháp luật là thực hiện các quy tắc xử sự do Nhà nước quy định mang tính bắt buộc (cưỡng chế). Không thực hiện sẽ bị xử lý bằng sức mạnh của Nhà nước.

+ Sống có đạo đức là sống đúng với phong tục, tập quán, văn hóa của dân tộc. Sống với phong tục tập quán là việc con người tuân theo những thói quen, tục lệ, trật tự nề nếp đã ổn định từ lâu đời, là thuần phong mỹ tục cấn kế thừa và phát huy, những hủ tục cần loại bỏ.

3. Vai trò của đạo đức trong sự phát triển của cá nhân, gia đình và xã hội

a. Đối với cá nhân.

+ Hoàn thiện nhân cách con người .

+ Giúp con người có năng lực sống thiện , sống có ích.

b. Đối với gia đình.

+ Tạo ra sự ổn định và phát triển vững chắc .

+ Nền tảng của hạnh phúc gia đình .

c. Đối với xã hội.

+ Trật tự xã hội được củng cố .

+ Xã hội phát triển cao.

Nghị luận: Bàn về vấn đề đạo đức của học sinh hiện nay

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.