Viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh?

viet-doan-van-200-chu-suy-nghi-ve-cau-noi-chan-li-thuoc-ve-ke-manh.jpg

Viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về câu nói: Chân lí thuộc về kẻ mạnh?

Trong tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã viết: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. Có thể hiểu: kẻ mạnh là kẻ có sức mạnh (sức khoẻ, tinh thần, vật chất) hơn người khác, còn chân lí là những gì luôn luôn đúng và tồn tại mãi mãi theo thời gian. Chân lí không giờ bị biến đổi do hoàn cảnh hoặc do ý muốn của bất kì một ai. Trở thành kẻ mạnh là điều ai cũng mông muốn. Người biết đem sức mạnh của mình giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn, trở ngại, bênh vực kẻ yếu, bảo vệ công bằng và lẽ phải, điều đó thật tốt đẹp và đáng ngợi khen, tôn vinh. Thế nhưng, người dùng sức mạnh của mình để lán át, đè nén, tước đoạt lợi ích của người khác thì đó lại là tội ác. Người như thế sẽ bị xã hội lên án, pháp luật trừng trị. Như vậy, chân lí thuộc về kẻ mạnh là một nhận thức sai lầm. Chân lí không bao giờ thuộc về kẻ mạnh. Chân lí thuộc về con người chân chính, luôn là chính nó, bất biến và trường tồn. Chính tình yêu thương con người, đức hi sinh, tính vị tha, lòng yêu nước… là những nhân tố và nền tảng tạo nên một sức mạnh chân chính cho mỗi con người. Sức mạnh chân chính của mỗi con người trở thành nền tảng để quốc gia vững mạnh. Lứa tuổi học sinh phải tích cực học tập, năng động và sáng tạo, tự hoàn thiện bản thân để trở thành người mạnh mẽ và có ích cho đất nước.

Suy nghĩ về câu nói: Kẻ mạnh chưa hẳn là kẻ thắng, kẻ thắng mới là kẻ mạnh

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.