Viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo

viet-doan-van-200-chu-suy-nghi-ve-loi-song-cua-nguoi-viet-nam-truyen-thong-la-it-de-cao-tri-tue-ma-de-cao-su-khon-kheo

Viết đoạn văn 200 chữ suy nghĩ về lối sống của người Việt Nam truyền thống là “ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo”.

“Trí tuệ” là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc. “Khôn khéo” là khôn ngoan, khéo léo trong ứng xử. Về cơ bản, lối sống của người Việt Nam truyền thống là ít đề cao trí tuệ mà đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời sống, đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó. Lối sống khôn khéo tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an thân hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm, tránh cách mối quan hệ phức tạp. Khôn khéo khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tùy cơ ứng biến để tồn tại trong cộng đồng. Tuy nhiên, chính bởi việc không đề cao trí tuệ là ít coi trọng những nỗ lực khám phá, chinh phục, sáng tạo nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, nghệ thuật; chưa tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo, dẫn đến sự trì trệ, kém phát triển mọi mặt của đời sống xã hội. Không đề cao trí tuệ, coi trọng sự khôn khéo khiến người Việt luôn thụ động trước hoàn cảnh, tầm nhìn hạn hẹp, ít dám dấn thân, thích ổn định, không có tinh thần mạo hiểm; thích chịu sự chi phối, chỉ biết làm theo, nghe theo người khác mà thiếu chủ động, sáng tạo trong công việc. Như vậy, để đạt đến sự phát triển bền vững, đòi hỏi người Việt Nam phải thay đổi mình, bên cạnh sự khôn khéo, cần đề cao trí tuệ đúng mức.

Nghị luận: Điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.