Xác định ngôi kể trong tác phẩm văn học
1. Ngôi kể.
Trước hết ta cần hiểu ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng khi kể chuyện. Việc sử dụng ngôi kể phụ thuộc vào hoàn cảnh của đề. Các loại ngôi kể: ( chủ yếu là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba)
Ngôi kể thứ nhất: Khi người kể xưng “tôi” là cách chọn ngôi kề thứ nhất. Người kể có thể kể trực tiếp những gì mình nghe, mình thấy , mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng ý nghĩ của mình. VD: Dế Mèn tự xưng là “tôi” – nhưng “tôi” không phải là tác giả Tô Hoài.
👉Tác dụng của ngôi kể: Người kể xưng “tôi” ở ngôi thứ nhất có thể là chính tác giả hoặc nhân vật trong truyện. Người kể có dịp bộc bạch những trải nghiệm, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân…mà người khác không biết.Các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Do đó, nó luôn luôn sống động. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện. Cách kể ngôi thứ nhất khiến câu chuyện trở nên chân thực ,khiến người đọc tin đó là sự thật. Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, nội dung kể mang tính chủ quan, thiếu khách quan.
🍁 Ngôi kể thứ ba: Người kể giấu mặt, gọi tên các nhân vật bằng chính tên của chúng, người kể có thể kể linh hoạt tự do những gì diễn ra với nhân vật. Đây là ngôi kể hay được sử dụng.
👉Tác dụng ngôi kể thứ ba: Kể theo ngôi thứ ba: người kể tự giấu mình đi và gọi tên các nhân vật theo tên của chúng. Cách kể này giúp người kể có the kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật.Câu chuyện mang tính khách quan. Tuy nhiên hạn chế là thiếu tính chủ quan. VD: Trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể.
🍁 Có truyện kể theo cả 2 ngôi kể:
– Với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh – tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt – chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.
2. Điểm nhìn trần thuật là gì trong nghệ thuật? Tác dụng của điểm nhìn trần thuật?
Điểm nhìn trần thuật là một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật tự sự, thể hiện vị trí quan sát, góc nhìn và tầm nhận thức của người kể chuyện để khám phá sự kiện, sự việc và con người. Đây là cách mà người kể chuyện nhìn nhận và truyền tải câu chuyện đến người đọc, bao gồm cả quan điểm và tâm lý của họ.
Các loại điểm nhìn trần thuật:
– Điểm nhìn ngôi thứ nhất: Người kể chuyện là nhân vật trong câu chuyện, sử dụng đại từ “tôi” hoặc “chúng tôi”. Điều này giúp tạo ra sự gần gũi và chân thực, nhưng có thể bị giới hạn bởi hiểu biết và cảm nhận của nhân vật.
– Điểm nhìn ngôi thứ ba: Người kể chuyện đứng ngoài câu chuyện, sử dụng đại từ “anh”, “cô”, “họ”. Có thể chia thành hai loại:
+ Ngôi thứ ba toàn tri: Người kể chuyện biết tất cả mọi thứ về các nhân vật và sự kiện, bao gồm cả suy nghĩ và cảm xúc của họ.
+ Ngôi thứ ba hạn tri: Người kể chuyện chỉ biết những gì một hoặc vài nhân vật biết, tạo ra sự bí ẩn và bất ngờ.
– Điểm nhìn luân phiên: Người kể chuyện thay đổi góc nhìn giữa các nhân vật khác nhau, giúp người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về câu chuyện.
Điểm nhìn trần thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và truyền tải câu chuyện. Dưới đây là một số tác dụng chính của điểm nhìn trần thuật:
– Tạo sự hấp dẫn và phong phú cho câu chuyện: Điểm nhìn trần thuật giúp tạo ra nhiều góc nhìn khác nhau, làm cho câu chuyện trở nên phong phú và hấp dẫn hơn.
– Thể hiện tư tưởng và quan điểm của tác giả: Qua điểm nhìn trần thuật, tác giả có thể truyền tải tư tưởng, quan điểm và thông điệp của mình một cách rõ ràng và sâu sắc.
– Tác động đến cảm xúc người đọc: Điểm nhìn trần thuật có thể tạo ra sự đồng cảm, căng thẳng hoặc bất ngờ, tùy thuộc vào cách mà câu chuyện được kể.
– Khắc họa nhân vật và mối quan hệ: Điểm nhìn trần thuật giúp người đọc hiểu rõ hơn về suy nghĩ, cảm xúc và mối quan hệ giữa các nhân vật trong câu chuyện.
– Tạo sự liên kết và mạch lạc cho câu chuyện: Điểm nhìn trần thuật giúp kết nối các sự kiện và nhân vật trong câu chuyện một cách mạch lạc và logic.
Những tác dụng này giúp điểm nhìn trần thuật trở thành một yếu tố quan trọng trong nghệ thuật tự sự, góp phần làm nên sự thành công của tác phẩm.
3. Một số lưu ý về cách dạy kĩ năng nhận biết điểm nhìn trần thuật cho HS
Từ những điều nêu trên, khi hướng dẫn HS nhận biết điểm nhìn trần thuật cho HS, GV cần lưu ý: đối tượng làm việc chính là NGƯỜI KỂ CHUYỆN (không phải tác giả, không phải các nhân vật không có chức năng kể chuyện).
Có thể hướng dẫn HS tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Xác định vị trí của người kể chuyện với câu chuyện. Bằng cách hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
(1) Người kể chuyện là ai?
(2) Người kể chuyện có xưng “tôi” (hoặc các từ chỉ ngôi thứ nhất), có tham gia vào câu chuyện?
Bước 2: Đối với người kể chuyện ngôi thứ ba, cần xác định thêm mức độ hiểu biết, bao quát của nhân vật với câu chuyện (toàn tri/ hạn tri) bằng cách đặt câu hỏi: Người kể chuyện “đọc” được suy nghĩ của nhân vật nào? Chỉ một nhân vật hay nhiều hơn một nhân vật?