Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

y-nghia-nhan-de-thuoc

Ý nghĩa nhan đề truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn

Lỗ Tấn vốn là thầy thuốc, một thầy thuốc Tây học hẳn hoi, nhưng ông đã bỏ nghề, để chữa bệnh tinh thần, để cứu rỗi linh hồn, để giác ngộ những người đang ngủ mê đứng lên làm chủ số phận. Trong một bài tạp văn, Lỗ Tấn lên án gay gắt chế độ gia trưởng nặng nề của Trung Quốc và đặt ra vấn đề phải để cho thế hệ trẻ có quyền độc lập suy nghĩ, quyền quyết định tương lai của mình. Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”

Trong truyện ngắn Thuốc, chính bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái quý và kì quái khí hiểu, đến nỗi làm nó mất mạng. Tên truyện do đó mang nhiều tầng nghĩa sau sắc.

Tầng nghĩa 1: Phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm máu người.  Đây là một phương thuốc mê tín lạc hậu tương tự như hai vị thuốc mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết của ông cụ.

Tầng nghĩa 2: Thuốc là nghĩa hàm ẩn. Đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần: căn bệnh gia trưởng, căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc. Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Mọi người hết lòng tin tưởng công dụng của phương thuốc nhưng Thuyên ăn vào và chết. Phương thuốc ấy độc hại, gây chết người. Tác phẩm đặt ra vấn đề cần tìm phương một phương thuốc hữu hiệu để chữa trị căn bệnh u mê lạc hậu về khoa học và bệnh gia trưởng.

Tầng nghĩa 3: Phương thuốc này được mua từ máu của người chiến sĩ cách mạng. Chiếc bánh bao tẩm máu người là phương thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời bấy giờ. Máu để tẩm chiếc bánh bao là dòng máu người chiến sĩ cánh mạng Hạ Du đã đổ xuống để giải phóng cho nhân dân. Thế mà nhân dân lại u mê cho anh là làm giặc, là thằng điên và mua máu anh để tẩm bánh bánh bao. Còn Hạ Du làm cách mạng cứu nước, cứu dân mà lại quá xa rời quần chúng để nhân dân không hiểu anh đã đành mà mẹ anh cũng không hiểu (đỏ mặt xấu hổ khi thăm mộ con gặp bà Hoa) còn chú anh thì tố cáo cháu để lấy tiền thưởng. Tác giả muốn tìm phương thuốc để chữa trị căn bệnh thờ ơ, vô cảm, u mê lạc hậu về chính trị của người dân Trung Quốc và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng.

Chiếc bánh bao chữa lao phổi được tẩm máu người chiến sĩ cách mạng là một phương thuốc u mê, ngu muội giống hệt phương thuốc mà ông thầy lang bốc cho bố Lỗ Tấn bị bệnh phù thũng với hai vị không thể thiếu là rễ cây mía kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực, con cái, một thang thuốc quái đản dẫn đến cái chết oan uổng của người bố thân yêu. Thế mà bố mẹ thằng Thuyên nâng niu, trân trọng coi là thuốc tiên để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh”, rốt cuộc không cứu được nó mà giết chết nó.

Cuộc cách mạng dân chủ tư sản nổ ra và thành công ở Trung Quốc 1911, lật đổ triều đình phong kiến Mãn Thanh, thành lập nước Trung Hoa cộng hòa dân chủ do Tôn Trung Sơn làm tổng thống. Nhưng nhược điểm của nó là xa rời quần chúng, quần chúng nhân dân không được tuyên truyền, giác ngộ nên không hiểu và thờ ơ với cách mạng. Hơn nữa, sau cách mạng Tân Hợi đời sống ở nông thôn Trung Quốc về cơ bản không có gì thay đổi, cội rễ của chế độ phong kiến không bị đánh bật, nửa vời, thay thang không đổi thuốc.

Nhan đề truyện ngắn “Thuốc” trước hết là thuốc – một loại dược phẩm chữa bệnh. Ẩn sâu dưới nhan đề ấy là nhân sinh quan, thế giới quan của nhà văn.  Lỗ Tấn đã phát hiện ra căn bệnh tinh thần ở hai đối tượng. Thứ nhất, người cách mạng quá xa rời quần chúng đến mức quần chúng bán đứng mình (đau đớn nhất lại chính là người thân – ông Ba bán đứng Hạ Du). Thứ hai, quần chúng thì mê muội, hờ hững với lí tưởng cứu nước cao đẹp.

Nhan đề chỉ ra căn bệnh tinh thần quái dị chứ không chủ trương kê đơn bốc thuốc. Tác phẩm có sức mạnh lay động và thức tỉnh ý thức chữa bệnh để người dân Trung Quốc tự tìm thuốc chữa.

“Thuốc” là một câu hỏi bỏ lửng cho cả người cách mạng và quần chúng: làm thế nào tìm ra phương thuốc chữa bệnh tinh thần. Nhận thức được được thực trạng đó, Lỗ Tấn cho rằng: Phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng.


TRUYỆN NGẮN THUỐC – Lỗ Tấn

Trình bày ngắn gọn cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Lỗ Tấn

Cuộc đời : Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân , là nhà văn cách mạng nổi tiếng của nền văn học hiện đại Trung Quốc nửa đầu thế kỷ XX, sinh năm 1881, mất 1936, xuất thân trong một gia đình quan lại sa sút ở tỉnh Chiết giang Trung Quốc. Ông là một trí thức yêu nước có tư tưởng tiến bộ, học nhiều nghề : Khai mỏ, hàng hải, nghề thuốc, cuối cùng quyết tâm làm văn nghệ với mong muốn cứu nước, cứu dân. Lỗ Tấn chủ trương dùng ngòi bút để phanh phui căn bệnh tinh thần cho quốc dân với chủ đề “phê phán quốc dân tính”, nhằm làm thay đổi căn bệnh tinh thần cho nhân dân Trung Hoa .

Sự nghiệp: Lỗ Tấn đã để lại tác phẩm , được in thành 3 tập : Gào thét , Bàng Hoàng , Chuyện cũ viết theo lối mới .
– Ông xứng đáng lànhà văn hiện thực xuất sắc của TQ , năm 1981 cả Thế giới kỉ niệm 100 năm sinh và tôn vinh ông là danh nhân văn hoá thế giới .

Tóm tắt truyện “THUỐC” – Lỗ Tấn .

Thuốc được đăng trên tạp chí Tân Thanh Niên số tháng 5 – 1919, sau đó in trong tập Gào Thét xuất bản 1923. Vợ chồng lão Hoa Thuyên – chủ quán trà có con trai bị bệnh lao(căn bệnh nan y thời bấy giờ). Nhờ người giúp , lão Hoa Thuyên đi tìm mua chiếc bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn, vì cho rằng như thế sẽ khỏi bệnh . Lão Thuyên dành dụm tiền mua bánh bao tẩm máu người tử tù về cho con ăn. Sáng hôm sau ,trong quán trà mọi người bàn tán về cái chết của người tử tù vừa bị chém sáng nay. Đó là Hạ Du, một nhà cách mạng kiên cường , nhưng chẳng ai hiểu gì về anh , nhiều người cho anh điên. Thế rồi , thằng Thuyên cũng chết vì chiếc bánh bao ấy không trị được bệnh lao. Năm sau vào tiết Thanh minh , mẹ Hạ Du và bà Hoa Thuyên đến bãi tha ma viếng mộ con . Gặp nhau , hai người mẹ đau khổ có sự đồng cảm với nhau . Họ rất ngạc nhiên khi thấy trên mộ Hạ Du xuất hiện vòng hoa trắng hồng xen lẫn nhau . Đây điểm sáng để kết thúc câu chuyện bi thảm , bày tỏ quyết tâm tiếp bước người đã khuất. Qua hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu và nhân vật Hạ Du, tác phẩm phản ánh sự u mê của nhân dân TQ trước cách mạng Tân Hợi, sự lạc hậu về chính trị của quần chúng đối với người làm cách mạng và bi kịch của người cách mạng tiên phong Hạ Du

Ý nghĩa bao trùm tác phẩm THUỐC – Lỗ Tấn.

– Hạ Du người cách mạng bị xử tử, là nhân vật trung tâm trong tác phẩm chỉ được nhắc qua những mẫu đối thoại trong quán trà. Truyện phê phán tập quán chữa bệnh phản khoa học. Hình ảnh lão Hoa Thuyên “vội vàng móc gói bạc trong túi ra mua chiếc bánh bao nhuốm máu đỏ tươi,máu còn nhỏ tửng giọt,… “cho thấy sự mê tín của quần chúng và dã tâm của bọn đồ tể bán máu người.

Hạ Du là người chiến sĩ cách mạng đã hi sinh: Tác phẩm phê phán sự lạc hậu về chính trị của quần chúng ” Cái thằng nhãi con ấy không muốn sống nữa … nằm trong tù mà còn dám rủ lão đề lao làm giặc (… ) hắn điên thật rồi !”

 Qua cảnh đám đông chen lấn ở pháp trường và cuộc bàn luận ở quán trà, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du .Đám đông này khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.

Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên.

Qua hai sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần chúng thật là mê muội. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế.Nói như Lỗ Tấn thì họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ” .Phải làm thế nào đó để thức tỉnh họ.Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn .

Hình tượng người cách mạng Hạ Du hiện lên như thế nào?Qua hình tượng nhân vật Hạ Du, Lỗ Tấn muốn nói lên điều gì?

Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể chuyện .

Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng cảm xả thân vì nghĩa lớn. Nhưng anh rất cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao chữa bệnh lao.

Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này.

Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển như thế nào? Nó thể hiện điều gì?

Thời gian nghệ thuật của truyện tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi vọng. .Thời gian nghệ thuật đã thể hiện mạch suy tư lạc quan của tác giả.

Hình ảnh con đường mòn trong nghĩa địa có ý nghĩa gì?

Nghĩa địa của làng mộ dày khít như bánh bao nhà giàu ngày mừng thọ ,có một con đường mòn ở giữa chia làm hai:Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải .Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen.Hai bà mẹ đã bước qua con đường mòn để đến gặp nhau vì đồng cảm ở tình thương con sâu sắc.

Tìm hiểu ý nghĩa của hình tượng vòng hoa trên mộ Hạ Du?Câu nói của bà mẹ “Thế này là thế nào hàm chứa điêù gì?”

Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa : “hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum”.Bà mẹ Hạ Du cứ lẩm bẩm câu hỏi “Thế này là thế nào?”.Câu hỏi vừa hàm chứa sự sửng sốt, vừa ẩn giấu niềm vui vì có người đã hiểu con mình .Đồng thời đã là câu hỏi thì đòi hỏi có câu trả lời. Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người chiến sĩ cách mạng tiên phong.

Dựa vào đặc điểm thể loại truyện ngắn,em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của truyện.

Truyện có lối viết cô đọng, súc tích ,giàu hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng (chiếc bánh bao tẩm máu,vòng hoa,con đường mòn…)

Cách xây dựng nhân vật cũng rất đặc biệt: không đặt nhân vật cách mạng vào vị trí chủ yếu mà đặt ở tuyến ngầm phía sau nhân vật đám đông để khắc hoạ chủ đề thức tỉnh quần chúng của truyện.

Cách kể chuyện theo ngôi thứ ba truyền thống nhưng nhiều đoạn đã chuyển điểm nhìn trần thuật sang nhân vật làm cho truyện sinh động và giàu chất trữ tình hơn.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.