Cảm nhận ý nghĩa hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài

y-nghia-tieng-sao-trong-tac-pham-vo-chong-a-phu-cua-to-hoai

Ý nghĩa hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài

  • Mở bài:

Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiết hình tượng tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa.

  • Thân bài:

Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân là một chi tiết nghệ thuật đắt giá. Đây là âm thanh quen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến, xuân về. Đó là tiếng sáo gọi bạn yêu, là cầu nối cho các đôi lứa, giúp các chàng trai tỏ tình và giãi bày yêu thương. Âm thanh ấy cũng chất chứa nhiều khát vọng yêu thương cháy bỏng trong các nhịp đập trái tim trẻ.

Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần,trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vẳng ở đầu làng, “lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị. Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô nghe, mà Mị còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp, kiêu hãnh của mình.

Chi tiết tiếng sáo cũng có vai trò hết sức quan trọng đối vứi việc làm hồi sinh tâm hồn Mị., làm trỗi dậy sức sống tiềm tàng mãnh liệt trong cô. Nó giống như một tác nhân làm sống dậy trong Mị những cảm xúc rạo rực của tuổi trẻ, làm bùng lên niềm khao khát sống., khao khát yêu đương. Để rồi “Mị thấy phơi phới trở lại…Mị muốn đi chơi”. Nếu không có không khí ngày tết nhộn nhịp ở Hồng Ngài, đặc biệt là tiếng sáo gọi bạn tình không cất lên thì có lẽ Mị vẫn mãi chìm đắm trong những tháng ngày rầu rĩ, sống một cuộc sống không phải con người. Ngay cả khi cô bị trói đứng thì âm thanh của tiếng sáo như ma lực làm bùng cháy trong Mị niềm khao khát yêu, khao khát sống.

Bên cạnh đó, sự xuất hiện của chi tiết âm thanh tiếng sáo còn góp phần tô đậm thêm những giá tri nhân đạo của tác phẩm. Nhà văn muốn ca ngợi và khẳng định sức sống tiềm tàng  trong tâm hồn người lao động miền núi không có một thế lực nào có thể hủy diệt được. Và chỉ cần âm thanh của tiếng sáo ấy có thể làm thức dậy nguồn sức sống ấy.

Chi tiết tiếng sáo cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc tạo nên hơi thở miền núi cho truyện ngắn. Cũng nhờ có sự xuất hiện của âm thanh này mà các trang văn mà Tô Hòa xây dựng đẫm chất thơ. Tiếng sáo ấy quả là âm thanh gây nhiều ấn tượng không chỉ đối với các nhân vật trong truyện mà còn gây ấn tượng, hút người đọc mạnh mẽ.

Và để khắc họa nổi bật chi tiết trên, tác giả sử dụng ngôn ngữ đầy sức gợi, nhất là những từ láy liên tục biến đổi, gợi tả các sắc thái khác nhau của tiếng sáo: lấp ló, văng vẳng, lửng lơ, rập rờn. Qua cách diễn đại này độc giả dường như không phải tốn quá nhiều công sức để mường tượng thứ âm thanh ấy mà nó hiện hữu khá rõ nét, không chỉ tác động vào thính giác mà còn gây ấn tượng mạnh mẽ đến thị giác.

  • Kết bài:

Có thể thấy rằng, chi tiết tiếng sáo mặc dù là chi tiết nhỏ trong tác phẩm thôi những cũng có vai trò tạo nên sự thành công khi xây dựng truyện ngắn “Vợ chồng A phủ” của nhà văn Tô Hoài. Nếu thiếu đi âm thanh này, truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” có thể sẽ mất đi khá nhiều sức lôi cuốn và tư tưởng của tác phẩm cũng đôi phần kém sâu sắc hơn.


Tham khảo:

  • Mở bài:

Tô Hoài là một trong nhũng nhà văn hiện thực lớn nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Ông đi nhiều, trải nghiệm nhiều, với cảm quan hiện thực đầy tinh tế về cuộc sống đời thường cộng vốn hiểu biết giàu có về phong tục và đời viết không ngừng nghỉ đưa nhà văn Tô Hoài lên vị trí không thể nhầm lẫn, khó có thể thay thế. Vợ chồng A Phủi, một trong ba truyện in trong tập Truyện Tây Bắc, có thể nói là một tác phẩm xuất sắc bậc nhất của nhà văn Tô Hoài. Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ Tô Hoài không chỉ thành công ở việc khắc họa chân dung các nhân vật mà nhà văn còn có biệt tài trong việc xây dựng các chi tiết truyện rất đặc sắc. Trong đó, chi tiết tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân mang nhiều ý nghĩa.

  • Thân bài:

Hình tượng tiếng sáo được nhắc đến nhiều lần: “Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi…”. “Tai Mị văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng…”. “Mà tiếng sao gọi bạn yêu vẫn lơ lửng bay ngoài đường…”. “Mị vẫn nghe tiếng sao đưa Mị đi theo những cuộc chơi,…”.

Trước hết, hình tượng tiếng sao biểu hiện cho vẻ đẹp của phong tục, nét đẹp văn hóa người dân miền núi.

Tiếng sáo mở ra một không gian xa xôi của núi rừng tây bắc. Tiếng sáo gọi bạn, gọi người yêu là nét đẹp văn hoá của người dân miền núi. Đó là biểu tượng cho tiếng gọi cuộc sống, tình yêu; nó đã lay gọi, khơi gợi lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do trong Mĩ. Tiếng sáo đại diện cho tài năng của con người. “Mị thổi sáo giỏi”, “Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm đẽ thổi sáo đi theo Mị”

Tiếng sáo có quan hệ mật thiết với quá trình diễn biến tâm lí của Mị, là động lực thúc đẩy Mị đi đến hành động chuẩn bị đi chơi xuân.

Tiếng sáo kêu gợi quá khứ tươi đẹp ,ước mơ về cuộc sống hạnh phúc, đồng thời tiếng sáo là chất xúc tác trực tiếp khơi gợi sức sống tiềm tàng của Mị “Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”, “Mị vùng bước đi”.

Tiếng sáo còn thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

Sức sống con người cho dù bị giẫm đạp, trói buộc nhưng vẫn luôn âm ỉ chờ cơ hội bùng lên là giá trị nhân đạo. Tiếng sáo là chi tiết nghệ thuật đặc biệt tố cáo bản chất của giai cấp thống trị thực dân phong kiến miền núi, cự tuyệt quyền sống, quyền làm người của con người. Nếu tiếng chân ngựa đạp vào vách là sự lên tiếng của hiện thực phũ phàng thì tiếng sao lại là hiện thân của những ước mơ, hoài niệm.

Hình tượng tiếng sáo thể hiện sự khám phá độc đáo của nhà văn Tô Hoài.

Hình ảnh tiếng sáo là một chi tiết hết sức đặc sắc, trở đi trở lại nhiều lần trong tác phẩm, có ý nghĩa như một hình tượng nghệ thuật, mang ý nghĩa, dùng nhiều giá trị mang sức nặng. Có thể nói, từ một hình tượng quen thuộc ngoài đời sống, thường xuất hiện trong các lễ hội mùa xuân, thì qua ngòi bút Tô Hoài đã biến thành một chi tiết, một hình tượng thật đắt giá.

Hình tượng tiếng sáo tộ đậm giá trị nhân đạo của tác phẩm: Không chỉ có sự phát hiện, tái hiện hình tượng thành công, tiếng sáo còn cộng hưởng, làm gia tăng sức mạnh của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm. Đặc biệt khi nó nhấn mạnh vào những mộng tưởng, những thôi thúc của Mị trong đêm tình mùa xuân.

Tiếng sáo là một hình tượng nghệ thuật độc đáo:

Tiếng sáo xuất hiện trong đêm tình mùa xuân là âm thanh hình tượng quen thuộc, đặc trưng của người Mèo ở vùng cao mỗi khi tết đến, nghệ thuật xuân về. Đó là tiếng sáo gọi bạn yêu, là cầu nối cho các đôi lứa, giúp các chàng trai tỏ tình và giãi bày yêu thương. Âm thanh ấy cũng chất chứa nhiều khát vọng yêu thương cháy bỏng trong các nhịp đập trái tim.

Tiếng sáo là một trong những chi tiết được Tô Hoài dụng công miêu tả. Nó xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại với các mức độ và sắc thái khác nhau. Lúc đầu là tiếng sáo lấp ló ngoài đầu núi, tiếp đến nó văng vắng ở đầu làng, “lửng lơ bay ngoài đường”. Và rồi giữa Mị và tiếng sáo không còn khoảng cách. Âm thanh ấy len lỏi vào trong tâm trí của Mị. Không chỉ có tiếng sáo hiện tại cô nghe, mà Mi còn nhớ lại cả tiếng sáo trong quá khứ, về khoảng thời gian tươi đẹp, kiêu hãnh của mình. Cuối cùng, tiếng sáo trở thành động lực, dù tiếng sáo thực đã mất, nhưng tiếng sáo tâm tưởng – hay tiếng lòng khát khao của Mị đã bừng tỉnh.

Nghệ thuật miêu tả tiếng sáo và tâm trạng nhân vật của nhà văn Tô Hoài rất tài hoa. Tám lần ông nói tới tiếng sáo, kể về những cô gái, chàng trai thổi sáo, hát tình ca, nghe sáo, đi theo tiếng sáo. Ba lần ông giai đặc tả tiếng sáo: văng vẳng tiếng sáo…, tiếng sáo lửng lơ bay…, trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo… Những từ tượng thanh, kết hợp nghệ thuật đảo âm tiết (không viết lơ lửng mà viết lửng lơ), đảo từ (động từ văng vẳng trước danh từ tiếng sáo, tính từ lửng lơ trước động từ bay, động tử rập rờn trước danh từ tiếng sáo) khiến cho những âm thanh của thứ nhạc cụ dân dã ấy trở nên sống động, có hồn, ấn tượng xiết bao. Và nhờ đó, những cung bậc tâm trạng của nhân vật Mị trở nên phong phú, trầm thăng, xốn xang, rung nhịp cùng tiếng sáo.

Nhờ tiếng sáo đêm tình mùa xuân đó mà nhà văn mở được cánh cửa tâm hồn nhân vật My đã im ỉm khóa suốt bao nhiêu năm trời.

Tiếng sáo là một hình tượng nghệ thuật mang sức nặng giá trị nhân đạo.

Tiếng sáo đã gọi dậy một tâm hồn chai sạn. Hay nói cách khác, nhờ hình tượng, tiếng sáo, nhà văn đã đi sâu vào để phát hiện sức sống tiềm tàng của mang sức người con gái Mèo ấy. Đó là một sức sống mạnh mẽ, đầy những khát năng giá trị khao.

Tiếng sáo làm Mị thức dậy những ký ức xưa cǜ, tiếng sáo là đại diện cho miền ký ức tươi đẹp: Có biết bao người ngày đêm thổi sáo đi theo, cái thời Mị là một cô gái xinh đẹp, yêu tự do. Nhớ lại, Mi lại ứa nước mắt, mà tiếng sáo lại lửng lơ bay ngoài đường, lúc này tiếng sáo như động lực, như thôi thúc Mị, đây đưa Mị đến với những đêm tình mùa xuân.

Và tiếng sáo vẫn tiếp tục vang lên những giai điệu như tô đậm hơn những khát khao bung toả, khát khao tự do, khát khao hạnh phúc của Mị mặc cho những nút thít của sợi dây đang xiết chặt tấm thân Mị.

  • Kết bài:

Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Đọc tác phẩm, suy ngẫm về sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị, chúng ta không thể lướt qua hình tượng thẩm mỹ tiếng sáo. Bởi vì, đấy là một điểm sáng nghệ thuật vừa hiện thực, vừa lãng mạn, đậm chất dân tộc và chất thơ. Bởi vì, đây cũng là một cung bậc tinh tế trong cảm hứng nhân đạo, nhân văn rất đáng trân trọng của ngòi bút Tô Hoài.

9 Trackbacks / Pingbacks

  1. Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cắt dây trói giải thoát cho A Phủ - Theki.vn
  2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Mị (“Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài) trong đêm tình mùa xuân - Theki.vn
  3. Trong "Vợ chồng A phủ", Tô hoài đã xây dựng nhân vật theo quá trình phát triển cách mạng. Phân tích Mị để làm sáng tỏ điều đó - Theki.vn
  4. Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị - Theki.vn
  5. Ôn tập luyện thi từ A đến Z văn bản "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  6. Phân tích bi kịch cuộc đời của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao - Theki.vn
  7. Phân tích truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài - Theki.vn
  8. Qua truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ", cảm nhận cảnh ngộ và sức sống tiềm tàng mạnh mẽ của nhân vật Mị - Theki.vn
  9. Phân tích giá trị nhân đạo của Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) qua cuộc đời của nhân vật Mị và A Phủ - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.