Ý nghĩa biểu tượng hàng tre xanh trong bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương)
- Mở bài:
Viếng lăng Bác là tác phẩm xuất sắc của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ được viết trong dịp nhà thơ cùng đoàn cán bộ miền Nam ra Hà Nội viếng thăm lăng Bác sau khi hai miền Nam – Bắc thống nhất. Đọng lại trong tâm trí của người đọc là hàng tre xanh tỏa bóng mát bên lăng Bác. Hình ảnh vừa bình dị, thân thuộc, vừa lớn lai, kì vĩ làm nên ddiemr nhấn mạnh mẽ cho cả bài thơ.
- Thân bài:
Mở đầu bài thơ, hình ảnh hàng tre xan hxanh ấy xuất hiện trong làn sương mờ, uy nghi bên lăng:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh “Hàng tre bát ngát” (câu 2) có ý nghĩa thực: là hàng tre xanh được trồng quanh lăng Bác. Sự xuất hiện của “hàng tre” đã khiến cho hình ảnh lăng Bác trở nên thân thuộc, gần gũi.
Hai sắc thái được diễn tả là “bát ngát” và “xanh xanh” để bao quát không gian rộng rãi, thoáng đãng và yên bình. Đó là không gian mở ra ngút ngát.
Đến thăm Bác, nhìn thấy hàng tre cũng là lúc tác giả nói lên cảm giác xúc động mãnh liệt về Bác Hồ, hình ảnh biểu tượng thiêng liêng của dân tộc. Thán từ “Ôi!” cùng với cảm nhận dáng tre “đứng thẳng hàng” nghiêm trang cũng tạo nên cảm giác thành kính thiêng liêng trước lăng Bác. Không những thế, tư thế “đứng thẳng hàng” còn đặt trong thế đối lập với “bão táp mưa sa” gợi lên phẩm chất của tre dẻo dai, cứng cáp, bền bỉ, kiên cương, bất khuất, cũng là tư thế vững vàng, hiên ngang của dân tộc vượt qua bao thử thách gian lao để đi đến thắng lợi vinh quang. Để từ đó, tác giả như cảm nhận giây phút về bên Bác, có toàn thể dân tộc cùng canh giấc ngủ cho Người.
Kết thúc bài thơ, hình ảnh hàng tre xanh ấy lặp lại một lần nữa trong nỗi nhớ thương vô hạn và niềm mong ước lớn lao của tác giả:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này… “
– Hình ảnh “cây tre trung hiếu” có ý nghĩa tượng trưng (ẩn dụ) cho khát vọng của nhà thơ muốn hoá thân “làm cây tre trung hiếu chốn này” – bồi đắp tâm hồn và phẩm chất để sống xứng đáng với tình thương của Bác. Đó cũng là lời hứa tiếp tục thực hiện ước nguyện của Người.
Có thể nói, với hình ảnh “hàng tre xanh”, nhà thơ đã xây dựng thành công biểu tượng của ý chí chiến đấu kiên cường, bất khất, tinh thần đoàn kết, gắn bó, sức sống bền bỉ của cả dân tộc. Sức mạnh ấy đã hội tụ nơi lăng Bác, tỏ lòng kính yêu vô hạn đối với Bác, đồng thời khẳng định lời hứa sắt son, quyết đem tất cả để bảo vệ nền độc lập nước nhà, bảo vệ thành quả cách mạng mà Bác đã từng rất tin tưởng giao phó.
Ý nghĩa hình ảnh hàng tre trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương