ÔN TẬP KIẾN THỨC BÀI 6
Câu 1. Trình bày các đặc điểm của văn bản nghị luận về một vấn đề trong đời sống.
Trả lời:
– Thể hiện rõ ý kiến khen, chê, đồng tình, phản đối của người viết đối với hiện tượng, vấn đề cần bàn luận.
– Trình bày những lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc, người nghe. Bằng chứng có thể là nhân vật, sự kiện, số liệu liên quan đến vấn đề cần bàn luận.
– Ý kiện, lí lẽ, bằng chứng được sắp xếp theo trình tự hợp lí.
Câu 2. Tóm tắt ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mục đích viết của ba văn bản nghị luận trình bày ý kiến về vấn đề đới sống đã học bằng cách hoàn thành bảng:
Trả lời:
Văn bản | Ý kiến | Lí lẽ và bằng chứng | Mục đích viết |
Tự học – một thú vui bổ ích | – Thú tự học giống thú đi bộ. – Thú tự học là phương thức chữa bệnh âu sầu.
– Tự học là thú vui tao nhã giúp nâng tầm tâm hồn. | – Lí lẽ: Tự học giúp người học hình thành tri thức một cách tự chủ, tự do. – Bằng chứng: Biết được viên Dạ minh châu, khúc Nghê thường vũ y, kiến thức côn trùng… – Lí lẽ: Việc đọc sách giúp ta cảm thấy đồng cảm, được an ủi. – Bằng chứng: Bệnh nhân biết đọc sách mau lành bệnh hơn, quá trình đọc sách của Mon-ti, Mông-te-xki-ơ – Lí lẽ: Tự học giúp ta tiến bộ, có thể cống hiến cho xã hội – Bằng chứng: Thầy kí, bác nông phu nhờ tự học mà giỏi nghề, cống hiến; những tấm gương nhà khoa học tự học… | Thuyết phục người đọc về những lợi ích, sự thú vị của thói quen tự học. |
Bàn về đọc sách | – Học vấn không chỉ là việc của cá nhân, mà là việc của toàn nhân loại – Lịch sử càng tiến lên, di sản tinh thần nhân loại càng phong phú, sách vở tích lũy càng nhiều, thì việc đọc sách cũng ngày càng không dễ – Đọc sách không cốt lấy nhiều, mà phải chọn cho tinh, cho kĩ. | – Lí lẽ: Các thành quả của nhân loại đã được tích lũy từ đâu, nếu không tiếp thu ta sẽ bị tụt hậu – Bằng chứng: Học vấn, tri thức của nhân loại đều được lưu trữ trong sách vở, lưu truyền lại để không bị vùi lấp đi.- Lí lẽ 1: Sách nhiều khiến người ta đọc không chuyên sâu. – Bằng chứng 1: cách học hiệu quả của người xưa và cách học không hiệu quả, không đọng lại gì. – Lí lẽ 2: Sách nhiều dễ khiến người ta lạc hướng. – Bằng chứng 2: Cách đọc tham số lượng mà không vì thực chất.- Lí lẽ: Nghiền ngẫm, đọc kĩ sẽ phát triển tư duy, hình thành phẩm chất. – Bằng chứng: Lời răn của người xưa trong việc đọc sách; cách đọc sách qua loa để trang trí bộ mặt của bản thân. | Thuyết phục người đọc 2 vấn đề: – Tầm quan trọng của việc đọc sách |
Đừng từ bỏ cố gắng | – Thất bại đáng sợ nhất của cuộc đời chính là không chiến thắng bản thân, không nỗ lực theo đuổi mục tiêu, lí tưởng đã chọn. – Việc kiên trì nỗ lực để cố gắng theo đuổi mục tiêu, lí tưởng là rất quan trọng – Thông điệp: Hãy can đảm đối mặt với khó khăn, thất bại v.à đừng bao giờ từ bỏ cố gắng
| – Lí lẽ: muốn thành công thì trước hết phải học cách chấp nhận, đối mặt vượt qua thất bại của chính mình. – Bằng chứng: câu nói của Đặng Thùy Trâm – Lí lẽ: biến thất bại thành đòn bẩy để hướng đến thành công, không suy sụp hay bỏ cuộc. – Lí lẽ: cuộc sống sẽ thú vị hơn nếu có đủ ngọt bùi, cay đắng, cả nỗi buồn và niềm vui, đau khổ và hạnh phúc. | Thuyết phục người đọc đối mặt vượt qua thất bại, luôn luôn cố gắng không ngừng để đạt được thành công. |
Câu 3. Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý điều gì? Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi viết và chia sẻ bài viết.
Trả lời:
– Khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống, ta cần chú ý:
+ Cần có những câu văn nêu rõ ý kiến và sử dụng từ ngữ có chức năng chuyển ý để bài văn mạch lạc, rõ ràng.
+ Có thể sử dụng các trích dẫn, danh ngôn để tăng sức thuyết phục cho bài viết.
+ Một lí lẽ chặt chẽ, hoàn chỉnh cần nêu được cơ sở và kết luận. Cơ sở chính là căn cứ để người viết đưa ra lí lẽ, thường mở đầu bằng cụm từ “bởi vì…”. Kết luận là điều suy ra được từ cơ sở, thường mở đầu bằng cụm từ “cho nên…”
+ Khi triển khai bằng chứng, cần tránh sa đà vào kể, mà phải phân tích bằng chứng và chỉ ra được sự tương quan giữa bằng chứng và lí lẽ bằng cách trả lời câu hỏi: “Bằng chứng này làm sáng tỏ lí lẽ như thế nào?”
– Kinh nghiệm:
+ Xác định vấn đề bàn luận để bày tỏ thái độ đồng tình hay phản đối.
+ Thu thập bằng chứng một cách chính xác.
+ Bàn luận vấn đề ở đa khía cạnh.
+ Không nên quá dài dòng vào 1 ý kiến.
Câu 4. Em hãy trình bày những phép liên kết đã học trong bài.
Trả lời:
– Phép lặp từ ngữ
– Phép thế
– Phép nối
– Phép liên tưởng
Câu 5. Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.
Trả lời:
Trong quá trình nói, cần lưu ý những điều sau đây khi bảo vệ ý kiến của mình trước sự phản bác của người nghe:
– Lắng nghe nhận xét, phản bác của người nghe một cách kĩ càng
– Cảm ơn ý kiến của người nghe.
– Phân tích ý kiến của người nghe hợp lí hay không hợp lí chỗ nào.
– Chỉ ra chỗ đúng và chưa đúng của đối phương bằng sự nhẹ nhàng tránh gây hiểu nhầm xung đột.
– Nhờ giaó viên chủ nhiệm tham gia góp ý khi cần giúp đỡ.
Kinh nghiệm:
− Trình bày rõ ràng, mạch lạc ý kiến, lí lẽ và bằng chứng.
− Tiếp nhận đóng góp, nhận xét của người nghe.
− Tự tin với bài của mình và thể hiện thái độ tích cực trong phần trình bày.
Câu 6. Em hãy lập kế hoạch để thực hiện một mục tiêu học tập do mình đề ra, dựa vào mẫu.
Môn học: Ngữ văn
Mục tiêu tôi muốn đạt được: Điểm tổng kết 9.0
Kế hoạch thực hiện: Mỗi buổi tối.
Thời gian | Những việc cần làm | Cách thức thực hiện | Kết quả cần đạt |
Từ 18h đến 18h30 | – Lĩnh hội kiến thức xã hội/ – Làm bài tập về nhà | – Đọc sách. – Làm bài | – Tìm được những giá trị mới. – Hoàn thiện đầy đủ bài tập về nhà |
Từ 18h30 đến 19h | – Luyện viết (đoạn văn, bài văn) | – Viết đoạn văn, bài văn | – Cải thiện kĩ năng làm bài tập làm văn |
19h đến 20h | – Ôn tập | – Ôn tập những đơn vị kiến thức văn học đã học. | – Nhớ lại những kiến thức đã học. |
Câu 7. Hãy trình bày ý nghĩa của tri thức đối với cuộc sống của chúng ta.
Đoạn văn:
Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với thế giới tri thức càng càng được mở rộng. Về kinh tế, tri thức giữ vai trò rất lớn, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức hòa chung trong sự phát triển cả thế giới. Tri thức trở thành một nguồn nhân tố quan trọng, chất xám trở thành ngưỡng năng lượng đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Đối với xã hội, văn hoá giáo dục, tri thức cũng góp tiếng nói của mình vào sự ổn định phát triển. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức thì tỉ lệ thất nghiệp sẽ ít đi, mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Không có ai không học mà lại thành tài cả. Tất cả mỗi người muốn có cuộc sống đủ đầy, muốn nâng cao chất lượng đời sống và muốn sống có ích đều phải học tập. Bởi trí thức mang đến cho ta những hiểu biết thuộc bản chất của các hiện tượng đời sống, giúp ta tìm hiểu sâu về nguồn cội, về quá trình tiến hoá và cả những phát minh vĩ đại trên thế giới.