Trình bày những ấn tượng của em về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà”.
- Mở bài:
Sau khi đọc xong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng, nhân vật bé Thu đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc không thể nào quên. Bé Thu là nhân vật với hình tượng một cô bé hồn nhiên, bướng bỉnh, ương ngạnh nhưng rất đáng yêu. Đó cũng là nguồn sức mạnh để sau này khi lớn lên Thu trở thành một cô gái giao liên gan dạ, dũng cảm, và giàu lòng yêu nước.
- Thân bài:
Từ nhỏ, bé Thu đã phải sống xa hơi ấm của cha mình vì lúc đó cha bé Thu phải đi lính ở nơi xa để một lòng cứu nước. Ngày nào mẹ bé Thu cũng đưa cho coi tấm hình của cha để bé đỡ nhớ và nhận ra được khuôn mặt của cha mình như thế nào. Trong hình cha bé Thu là một người đàn ông với khuôn mặc góc cạnh và đầy quyền lực. Nhưng đâu đó vẫn gợi lên vẻ hiền lành và phúc hậu trong đôi mắt của ông ấy. Vì thế mà từ nhỏ hình ảnh người cha đã luôn khắc sau trong lòng bé Thu.
Ngày cha bé Thu trở về, nhưng không phải khuôn mặt đó mà là khuôn mặt với một vết sẹo to ở trên mặt khiến nó vô cùng lạ lãm. Đó là vết tích còn lại sau chiến tranh tàn ác của quân thù. Sau bao năm mới gặp lại cha mình mà bé Thu lại không nhận ra, còn cãi với mẹ nó là không phải cha nó. Chi tiết đó đã cho ta thấy từ nhỏ bé Thu đã có tính tình ngang bướng và tinh nghịch. Cha nó lúc nào cũng vỗ về và cố gắng giải thích cho nó hiểu nhưng vẫn cố chấp làm cha nó buồn lắm.
Bé Thu cứng đầu, bướng bỉnh, cố chấp và ngang ngạnh nhưng cũng không thể trách được vì bé Thu còn nhỏ. Trẻ con nào mà không cố chấp và cứng đầu chứ. Nhưng sau khi được giải thích rõ ràng từ người mà nó tin tưởng nhất là bà nó thì cũng đã nhận ra đó chính là cha của nó. Thế đấy, con nít mà đứa nào không ngoan cố đến khi có người giải thích cho nó hiểu. Và rồi khi nhận ra thì nó vô cùng ân hận. Đã chạy về lập tức và xà vào lòng ôm cha nó thật chặt. Hôn lên vết sẹo và yêu thương nó. Tất cả sự giận dỗi và ngang bướng của bé Thu lúc này đã chuyển hết thành yêu thương để dành cho người cha mà đã xa cách nó bấy lâu nay.
Đến lúc cha bé Thu sắp phải trở về khu căn cứ thì nó gọi lên tiếng “ba ơi” làm người đọc phải cay khóe mắt vì tình cha con thật cảm động. Tất cả lời nói và hành động của bé Thu lúc này đã nói lên tính cách của một cô bé bướng bỉnh, ngây thơ nhưng vẫn chứng tỏ được tình yêu thương và kính trọng dành cho người cha thân yêu của mình.
Cũng đã rất lâu, giờ đây Thu không còn là cô bé bướng bỉnh, ngây thơ như ngày nào nữa mà là cô gái đầy trách nhiệm trên mình khi làm giao liên cho tuyến đường hoạt động bí mật. Cô đã quyết tâm theo con đường mà cha đã chọn cho cô. Giờ đây cô đã là một cô gái mạnh mẽ, kiên cường và dũng cảm.
Chiến tranh đã gây ra sự chia cách làm nảy sinh mọi hiểu lầm. Chiến tranh tàn phá quê hương, đất nước, biến những cánh đồng xanh thành bãi hoang cháy khét, những cánh rừng xanh thành đồi trọc kho cằn. Chiến tranh hủy diệt cuộc sống con người, những xóm làng đông đúc tiêu điều, sơ xác. Chiến tranh còn cướp đi sinh mệnh con người, cướp đi những người thân yêu, để lại trong trái tim con người những vết thương khủng khiếp. Thế nhưng, dù tàn khốc đến thế, chiến tranh vẫn không thể nào hủy diệt được tình yêu thương mà con người dành cho nhau.
Nỗi đau thương, mất mát không thể nào khuất phục được bé Thu như kẻ thù mong muốn. Em vẫn sống mạnh mẽ, kiên cường. Nỗi đau chiến tranh làm bùng cháy sự căm thù, khơi bừng tinh thần yêu nước để sau này em quyết tâm cầm súng chống lại kẻ thù, bảo vệ quê hương. Bởi em nhận rõ, khi kẻ thù còn trên quê hương, sẽ không có một gia đình nào được hạnh phúc, tuổi thơ mọi đứa trẻ mãi còn bất hạnh và con người vẫn mãi bị áp bức, bị giết hại. Kẻ thù còn thì cái chết vẫn cứ tiếp diễn.
- Kết bài:
Hình ảnh nhân vật bé Thu cầm súng chiến đấu sau này cũng chính là hình ảnh tuổi trẻ Việt Nam kiên trung, bất khuất trong trận tuyến chống kẻ thù. Đó là một biểu tượng cao đẹp, có sức mạnh cỗ vũ tinh thần cho bao thế hệ tiếp bước cha anh, tiếp tục cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước.
Bài viết lủng củng không được hay lắm