gia-dinh-van-hoa-la-gi-can-lam-gi-de-xay-dung-gia-dinh-van-hoa

Gia đình văn hóa là gì? Cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?

Gia đình văn hóa là gì? Cần làm gì để xây dựng gia đình văn hóa?

I. Khái niệm:

  • Gia đình văn hóa là gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, đoàn kết với xóm giềng và làm tốt nghĩa vụ công dân.

II. Xây dựng gia đình văn hóa:

  • Mỗi người cần phải thực hiện tốt bổn phận, trách nhiệm của mình trong gia đình.
  • Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn xã hội.
  • Các thành viên trong gia đình có tình cảm gắn bó, quan tâm, thương yêu, chăm sóc nhau, có nề nếp gia phong: Kính trên nhường dưới, con cái ngoan ngoãn, hiếu thảo, không khí gia đình đầm ấm, hòa thuận.
  • Sinh hoạt văn hóa, tinh thần trong gia đình lành mạnh: Mọi thành viên trong gia đình có nhu cầu, sở thích, văn hóa lành mạnh, tích cực học tập, không sa vào các tệ nạn xã hội, không sử dụng văn hóa phẩm độc hại, thấp kém.

III. Ý nghĩa:

  • Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
  • Gia đình có bình yên, xã hội mới ổn định
  • Xây dựng gia đình văn hóa là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.

IV. Danh ngôn về hạnh phúc gia đình:

1. Sự vô ơn là điều đáng khinh nhất, nhưng kiểu vô ơn phổ biến và lâu đời nhất là sự vô ơn của con cái đối với cha mẹ.
2. Nếu ta không nuông nấng cha mẹ lúc còn sống thì có ích gì mà cúng tế khi đã chết.
3. Tình yêu và sự quan tâm lo lắng của cha mẹ là món quà quý giá nhất mà con được tặng từ khi mới chào đời.
4. Cha mẹ không mong đợi con cái trả công nuôi dưỡng nhưng có bao giờ những đứa con quý trọng sự hy sinh vô điều kiện này của cha mẹ chưa?
5. Gia đình là nơi không ai bỏ rơi ai và yêu thương ai đó vô điều kiện.
6. Gia đình là sự nghiệp cuối cùng. Tất cả mọi sự nghiệp khác đều phục vụ cho một mục đích – đó chính là gia đình.
7. Có một nơi để về đó là nhà. Có những người để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai, đó là hạnh phúc.
8. Người ta có rất nhiều nơi để đến, nhưng chỉ có một chốn để quay về.
9. Gia đình là trường học của lòng khoan dung, vì nó luôn tồn tại và dạy chúng ta cách sống với những người khác.
10. Chúng ta thường hay coi trọng những thứ xung quanh, và thường mơ ước đến những thứ không thể với tới được nhưng lại không quan tâm đến những điều gần gũi nhất.
11.Người ta càng làm nhiều, thấy nhiều và cảm nhận nhiều, người ta càng có thể làm được nhiều, và càng biết đánh giá chân thực về những điều cơ bản như gia đình, tình yêu và thấu hiểu sự đồng hành. (Amelia Earhart)
12. Hạnh phúc của người mẹ giống như đèn hiệu, soi sáng tương lai nhưng cũng phản chiếu lên quá khứ trong vỏ ngoài của những ký ức yêu thương. (Balzac)
13.  Anh thấy đấy, cuộc đời của một người mẹ là chuỗi kịch tính dài liên tiếp, lúc dịu dàng và êm ái, lúc kinh hoàng. Không ngắn ngủi một giờ nhưng đầy cả niềm vui. (Balzac)4
14. Gia đình là một cái tên, một ngôn từ mạnh mẽ; mạnh hơn lời của những pháp sư hay tiếng đáp của các linh hồn; đó là lời nguyện cầu hùng mạnh nhất. (Charles Dickens).

Suy nghĩ về vai trò của mái ấm gia đình đối với mỗi con người

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang