song-biet-giu-chu-tin-la-gi-lam-the-nao-de-giu-chu-tin-doi-voi-nguoi-khac

Sống biết giữ chữ tín là gì? Làm thế nào để giữ chữ tín đối với người khác?

Sống biết giữ chữ tín là gì? Làm thế nào để giữ chữ tín đối với người khác?

I. Khái niệm:

Giữ chữ tín là coi tọng lòng tin của mọi người đối với mình, biết trọng lời hứa và biết tin tưởng.

II. Ý nghĩa:

Nhận được sự tin cậy, tín nhiệm của người khác đối với mình, giúp mọi người đoàn kết và dễ dàng hợp tác với nhau.

III. Cách rèn luyện:

  • Cần làm tốt chức trách và nhiệm vụ của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn
  • Phân biệt được đâu là hành vi giữa chữ tín và đâu là hành vi không giữ chữ tín.
  • Học tập và noi gương những người biết giữ chữ tín
  • Thật thà, trung thực và tôn trọng người khác.
  • Biết tôn trọng phẩm giá và danh dự của bản thân.

IV. Bài học:

Muốn giữ được lòng tin của mọi người đối với mình thì mỗi chúng ta cần phải thực hiện tốt chức trách và trách nhiệm của mình, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn trong các mối quan hệ với mọi người ( nói và làm luôn luôn phải song hành cùng nhau).

Giữ lời hứa chỉ là một trong những biểu hiện rõ nhất mà ai cũng có thể nhận thấy được của giữ chữ tín. Bản chất, giữ chữ tín không chỉ là giữ lời hứa mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm và quyết tâm của mình khi thực hiện lời hứa (chất lượng, hiệu quả và sự tin cậy của mọi người…) trong công việc, quan hệ xã hội và quan hệ hợp tác kinh doanh.


 Một số câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về việc giữ chữ tín: 

– Nói lời phải giữ lấy lời
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.

– Một lần bất tín, vạn lần bất tin.
Chữ tín còn quý hơn vàng.

– Giấy rách phải giữ lấy lề.

– Rao ngọc bán da.

– Nói chín thì phải làm mười
Nói người làm chín kẻ cười người chê.

– Người sao một hẹn thì nên
Người sao chín hẹn thì quên cả mười.

Nghị luận: Sống phải biết giữ chữ tín

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang