phan-tich-bai-tho-muon-lam-thang-cuoi

Phân tích bài thơ Muốn làm thằng Cuội của Tản Đà

Phân tích bài thơ muốn làm thằng Cuội

  • Mở bài:

– Tản Đà là thi sĩ tiêu biểu của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Ông là người mở đường cho nền phong trào Thơ mới.

Muốn làm thằng Cuội là bài tiêu biêu cho cá tính độc đáo của Tản Đà: lãng mạn, phóng khoáng, đa tình, đầy tâm trạng. Bài thơ là sự phản ứng của ông đối với xã hội thực dân nửa phong kiến .

  • Thân bài:

– Tản Đà xuất thân từ nền Nho học nhưng tính tình rộng mở, phóng khoáng thích tự do, bay bổng, không chịu gò ép vào những khuôn phép giáo điều; muốn vượt lên trên những cái tầm thường; là người tài năng, muốn đem hoài bão, nhiệt huyết giúp đời, cứu nước nhưng không được cho nên kết đọng trong thơ ông một nỗi u hoài, ngậm ngùi về thời thế, nhân thế, thân thế. Với một hồn thơ vừa phóng túng, vừa sầu mộng và rất ngông, Tản Đà đã thổi một luồng gió lãng mạn vào trong thi ca, dạo những bản đàn mở đầu cho một cuộc hoà nhạc tân kì đang sắp sửa (Hoài Thanh).

– Bài thơ Muốn làm thằng Cuội nằm trong cuốn Khối tình con I, xuất bản năm 1917. Bài thơ là lời nhà thơ nói với chị Hằng trong một đêm thu và xin chị cho lên cung trăng cùng chị để tránh xa cái trần thế đáng chán này.

Bài thơ vẫn được viết theo thể thơ truyền thống của thi ca lúc bấy giờ: thể Đường luật bát cú. Đọc kĩ bài thơ, ta thấy nhà thơ vẫn tuân thủ nghiêm chỉnh những quy tắc chặt chẽ của thể thơ cổ điển nhưng không gò bó, khô cứng, mà tự nhiên, thoải mái, lời thơ mặn mà, tình tứ và rất có duyên.

Hai câu đề – lời thanh minh, phơi bày tâm sự của Tản Đà.

“Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi”.

“Đêm thu” đối diện với vầng trăng, cảnh thanh vắng, yên tĩnh, lòng càng buồn, nỗi sầu càng chất chứa. Cảnh buồn, lòng buồn đã hoà tấu thành 1 hồn thơ sầu mộng. Nhà thơ không thể giấu giếm cảm xúc chân thực của bản thân mình. Gọi “chị Hằng ơi” để tâm sự – một lời gọi thân mật như hai người dã quen biết rất lâu, trở thành tri kỉ. Tác giả xưng em, gọi chị như tình ruột thịt. Như vậy đây hẳn là lời ruột thịt tự trái tim, tiếng của linh hồn sâu thẳm. Tác giả than “chán nửa rồi”, đây là tâm trạng, nỗi lòng, là mối bất hoà sâu sắc với xã hội, với cuộc đời đáng chán. Xã hội ngột ngạt tù hãm, u uất còn Tản Đà lại luôn hướng tới cái thanh cao, trong sáng. Vì vậy ông không thể chấp nhận hiệ tại, muốn vượt lên trên cái tầm thường. Ông muốn nửa đời còn lại có mọt người bạn tri âm để hàn huyên, quên đi sự lạc lỏng cô đơn của mình trê thế gian. ông khao khát được gặp những tấm lòng yêu thương, chia sẻ, được sống chính là mình.

Hai câu thực – Khao khát được lên cung trăng, lánh xa trần thế.

“Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi”.

– Dùng một lời hỏi và một lời cầu xin, tác giả muốn lên cung trăng đề được gần người đẹp bởi vì chị Hằng cô đơn trên cung quế, thi sĩ cô đơn nơi trần thế. Hai hồn cô đơn có nhau đẻ đỡ buồn, đỡ tủi. Câu thơ bộc lộ rõ hồn thơ mơ mộng nhưng ẩn đằng sau là nỗi sầu của nhà thơ.

Hai câu luận – 

“Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui”.

– Chính là sự trả lời cho việc muốn lên cung trăng của Tản Đà để thưởng thức vẻ đẹp vĩnh hằng, những thú vui tao nhã, được thả hồn phiêu du cùng trời đất.

“Có”, “cùng” ( điệp từ ): khẳng định niềm vui về tinh thần, được thả hồn hoà nhịp cùng gió mây.

– Tác giả không ham muốn vật chất tầm thường, coi trọng tình cảm và cái đẹp, tránh được những bụi bặm, bon chen của cuộc đời.

Hai câu kết:

“Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười”

– Tác giả chọn thời điểm khi ánh trăng toả sáng, lung linh trên khắp thế gian, khi mọi người hướng nhìn trăng sáng thì Tản Đà xuất hiện. Với chi tiết này,người đọc càng hiểu thêm về con người thi sĩ: luôn khao khát cái đẹp, đắm chìm vào cái đẹp vĩnh hằng. ở trên cung trăng, có nghĩa là Tản Đà chọn vị trí cao hơn tất cả, tác giả khẳng định tài năng của mình: ở trên cao nhìn xuống, ông cười trần thế bé nhỏ. Cái cười đó bộc lộ chất ngông.

– Hình ảnh cuối bài còn bộc lộ tính cách đa tình: tựa vai người đẹp, ở hẳn trên đó với người đẹp, không thèm trở về trần thế phù phiếm, đầy rẫy những bất công. Song câu thơ cũng chất chứa nỗi lòng của Tản đà. Ông thoát lên tiên không phải hoàn toàn quay mặt với hiện thực, cuộc đời, chối bỏ thực tại mà đắm chìm vào cõi mộng mà trong sâu thẳm tâm hồn, tình yêu quê hương, đất nước vẫn khua động, sáng lên trong ông. Hành động “trông xuống” đã nói được điều đó.

  • Kết bài:

– Với thể thơ trường thiên tự do; ngôn ngữ tự nhiên, gần gũi nhưng có sự chọn lọc tinh tế; cách kể chuyện hóm hỉnh, sống động, bài thơ bộc lộ cái tôi cá nhân, một cái tôi ngông, phóng túng, tự ý thức về tài năng, giá trị đích thực của mình; và khao khát được khẳng định mình giữa cuộc đời.

– Bài thơ thể hiện khát vọng muốn khẳng định chính mình giữa cuộc đời và vừa thể hiện lãng mạn, bay bổng vừa cái ngông của tác giả.

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang